7.7.2.1 Cấu tạo
Phần tủy tuyến trên thận có nguồn gốc phôi thai từ lá ngoại phôi bì, cùng nguồn gốc với
thần kinh giao cảm. Đó là những tế bào ưa chrom, không có sợi trục và trở thành các tế bào
tiết, tiết ra catecholamin bao gồm adrenalin và noradrenalin (hai hormon này khác nhau ở
nhóm metyl -CH3
, adrenalin có, còn noradrenalin không có nhóm này) (hình 7.30).
Hình 7.30
Sự tổng hợp Noradrenalin và adrenalin (norepinephrine và epinephrine)
Ít gặp trường hợp nhược năng phần tủy tuyến trên thận, hay gặp trường hợp ưu năng do
có u. Biểu hiện triệu chứng là: tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành, phù phổi, rung tâm thất.
7.7.2.2 Hormon phần tuỷ
Adrenalin và noradrenalin sau khi được tiết ra thường tích lại trong các tế bào tủy tuyến
bởi các nang nhỏ giống như ở các tận cùng của sợi giao cảm sau hạch. Chúng được giải
phóng khi có xung thần kinh kích thích, làm cho màng tế bào khử cực và giải phóng các
catecholamin ra ngoài.
Tác dụng của adrenalin trực tiếp lên cơ tim làm tăng nhịp, tăng cường độ co bóp, tăng
hưng phấn cơ tim và tăng khả năng dẫn truyền. Đối với mạch nó gây co ở những động mạch
nhỏ, mao mạch ở da, co mạch lách, nhưng làm giãn mạch nuôi cơ tim. Làm tăng huyết áp
(tăng tối đa, không tăng tối thiểu). Tác dụng chuyển hóa glycogen thành đường glucose nên
làm tăng đường huyết, làm giãn đồng tử. Noradrenalin nhìn chung có tác dụng giống 36
adrenalin, nhưng tác dụng tăng huyết áp mạnh hơn, còn tác dụng chuyển hóa lại kém hơn
(hình 7.31). Hình 7.31
Tác dụng của Adrenalin với hàm lượng đường huyết ở người (H), thỏ (R) 7.7.2.3 Điều hoà hoạt động
Điều hoà hoạt động của phần tủy tuyến trên thận là vùng dưới đồi, các trung khu giao
cảm ở tủy sống. Phần cao nhất là vỏ não và hệ limbic cũng có tác dụng điều hoà thông qua
các cảm xúc, các kích thích gây trạng thái stress. 7.8 Tuyến sinh dục
Tuyến sinh dục ở nam giới và động vật đực là tinh hoàn, của nữ giới và động vật cái là
buồng trứng. Đây là những tuyến pha vừa nội tiết, vừa ngoại tiết, ngoại tiết là tạo ra tinh trùng
và trứng, nội tiết là tiết các hormon sinh dục. Cả tinh hoàn và buồng trứng đều có nguồn gốc
phôi thai từ mầm niệu - sinh dục. 7.8.1 Tuyến sinh dục đực (Testis)
7.8.1.1 Cấu tạo tinh hoàn (hình 8A và B trang 58)
Ở người, giai đoạn bào thai, hai tinh hoàn phát triển trong hốc bụng, đến tháng thứ 8
Mỗi tinh hoàn có màng xơ bao quanh, màng này chia ra nhiều vách ngăn làm cho mỗi
tinh hoàn có khoảng 200 - 300 ngăn, trong mỗi ngăn có các ống sinh tinh dài uốn khúc. Các
ống sinh tinh tập trung thành các ống dẫn tinh nhỏ của từng ngăn, rồi tập trung lên mào tinh
hoàn. Từ đây, ống dẫn tinh của mỗi tinh hoàn sẽ đi ngược lên, chui qua lỗ bẹn, vòng ra trước
xương mu và vào hố chậu bé. Qua bàng quang, ống dẫn tinh phân nhánh, một nhánh vào túi
tinh, nhánh kia vào tuyến tiền liệt ở phía dưới bàng quang, cuối cùng nhập vào niệu đạo. Xen
kẽ các ống sinh tinh trong các ngăn của tinh hoàn là các tế bào kẽ (hay còn gọi là Leydig).
Thành ống sinh tinh là lớp liên bào sản xuất ra tinh trùng, còn tế bào kẽ sản xuất ra hormon.
Khi cắt bỏ tinh hoàn (thiến động vật để nuôi và các quan hoạn ngày xưa) con vật béo hơn,
mất tính hung dữ của giống đực. Ở người mất tinh hoàn trước tuổi dậy thì, người phát triển
H=Ng−êi R=Thá Giê37
cao do sụn liên hợp không bị hạn chế phát triển, các xương dài tăng mạnh. Thoái biến các đặc
điểm sinh dục phụ như không có râu, không có lông mu, lông nách, da mịn màng như con gái,
giọng nói thanh cao. Các bộ phận sinh dục không phát triển, bất lực và không có con được.
Nếu cắt sau tuổi dậy thì, có ít biến đổi bề ngoài, nhưng túi tinh và tuyến tiền liệt teo lại, còn
7.8.1.2 Hormon sinh dục đực
Các hormon sinh dục đực gọi chung là androgens (ở phần vỏ tuyến trên thận cũng có
hormon này), các tế bào Leydig sản xuất ra testosteron, thuộc nhóm steroid, có 19 carbon.
Ngoài ra còn một số khác như androsteron, androstadiol... Hàm lượng testosteron trong huyết
tương nam giới trưởng thành là 700mg/100ml, ở trẻ em 40mg/100ml, ở nữ giới 40mg/100ml
(hình 7.32).
Các hormon sinh dục đực có tác dụng như sau:
Kích thích sự phát triển giới tính ngay từ trong bào thai và hình thành giới tính đực ở thai
nhi. Ở giai đoạn trước tuổi dậy thì hàm lượng còn thấp, nhưng đến tuổi dậy thì hàm lượng
tăng cao, làm phát triển mạnh các đặc điểm sinh dục giới tính thứ cấp như cơ quan sinh dục, 38
mọc râu, giọng trầm, tính tình hung dữ. Đồng thời kích thích quá trình sinh tinh trùng, dinh
dưỡng tinh trùng chuyển sang giai đoạn chín.
Tham gia quá trình chuyển hóa làm phát triển cơ thể. Tăng tổng hợp protein, cân bằng
nitơ dương.
Tăng dị hóa lipid và huy động lipid (thiếu sẽ béo hơn). Còn với glucid thì tăng tổng hợp
glycogen ở cơ. Chúng cũng có tác dụng giữ muối NaCl và nước (tiêm testosteron liều cao gây
phù). Làm tăng chuyển hóa cơ sở.
7.8.1.3 Điều hoà hoạt động nội tiết sinh dục đực
Điều hoà hoạt động nội tiết sinh dục đực có sự tham gia của hệ thần kinh trung ương từ
vỏ não đến hệ limbic và hypothalamus. Cơ chế liên hệ ngược được thực hiện thông qua
hypothalamus - tuyến yên và tuyến sinh dục với hàm lượng các hormon của chúng. 7.8.2 Tuyến sinh dục cái (Ovary)
7.8.2.1 Cấu tạo buồng trứng (xem hình 8.8A và B trang 68)
Tuyến sinh dục cái là hai buồng trứng hình trái xoan, kích thước khoảng 3 x 1,5 x 1 cm.
Trong buồng trứng có nhiều nang trứng (gọi là nang De Graaf). Mỗi nang có chứa một trứng.
Sơ sinh, mỗi người có khoảng 30.000-300.000 nang, đến lúc dậy thì chỉ còn khoảng 400-500
nang trứng có khả năng phát triển, chín và rụng trứng ra ngoài hàng tháng. 7.8.2.2 Hormon sinh dục cái
a. Oestrogen
Nang có các tế bào hạt tiết ra hormon sinh dục là oestrogen, trong đó gồm 3 loại là Oestron (còn gọi là Folliculin), Oestriol và Oestradiol. Một lượng nhỏ các hormon này cũng
còn được tiết ra từ tế bào thể vàng, nhau thai, vỏ tuyến trên thận và tinh hoàn. (hình 7.32)
Hàm lượng các hormon này trong máu khác nhau, phụ thuộc vào các giai đoạn của chu
kỳ kinh nguyệt và thời kỳ thai nghén. Trước khi rụng trứng là 300-400 ỡg/24giờ, sau rụng
trứng là 150-200 ỡg /24giờ.
Tác dụng của những hormon này là gây động dục và phát triển các cơ quan sinh dục và
các đặc điểm sinh dục thứ cấp ở động vật cái và phụ nữ. Bắt đầu từ tuổi dậy thì có ý nghĩa
quan trọng, thúc đẩy trứng phát triển, chín và rụng trứng. Phát triển niêm mạc tử cung trong
chu kỳ kinh nguyệt, hóa sừng tế bào âm đạo.
Tăng cường chuyển hóa: với glucid thì tăng phân giải làm giảm đường huyết. Với lipid
tăng dự trữ mỡ dưới da một cách vừa phải (làm đẹp giới tính, khi thiểu năng hay gây chứng
béo phì do mỡ tích tụ quá nhiều không được phân giải do chính oestrogen). Với protein, kích
thích tổng hợp protein làm cơ thể phát triển nhất là vùng mông, chậu hông. Tăng tổng hợp
ARN, nhất là ARN thông tin. Với nước và muối khoáng, có tác dụng giữ nước và muối (hàm
lượng cao có thể gây phù trước kinh nguyệt hay khi thai nghén).
Ở nam giới cũng có một lượng nhỏ hormon oestrogen có tác dụng tăng sinh, làm cho
tuyến tiền liệt, túi tinh, ống dẫn tinh phát triển. Nhưng hàm lượng cao (tiêm oestrogen) lại gây
nữ hóa, teo tinh hoàn, ức chế bài tiết androgen. b. Hormon thể vàng (progesteron) 39
Khi bao noãn chín, trứng rụng khỏi nang, các tế bào nang còn lại bị nhiễm sắc tố màu
vàng và phát triển thành thể vàng (hoàng thể). Khi tồn tại và hoạt động thể vàng tiết ra một
hormon là progesteron, là một steroid có 21 carbon. Nó cũng được tiết ra một lượng nhỏ từ
phần vỏ tuyến trên thận, tinh hoàn và nhau thai.
Nếu trứng được thụ tinh và làm tổ, hormon này có tác dụng dưỡng thai, giúp thai làm tổ
phát triển trong niêm mạc tử cung. Cho đến tháng thứ 5 của thời kỳ thai nghén, thể vàng mới
Nếu trứng không được thụ tinh, thể vàng teo ngay và biến mất ở những ngày cuối của chu
kỳ kinh nguyệt.
Progesteron là hormon dưỡng thai quan trọng nhất, thiếu nó thai không phát triển được.
Nó còn có tác dụng làm phát triển cơ tử cung, mềm mại và không co bóp, làm niêm mạc tử
cung phát triển mạnh khi mang thai. Nó còn tác dụng kích thích bài tiết prolactin làm tăng
phát triển các ống sữa của tuyến vú. c. Hormon nhau thai
Ngay khi hợp tử bắt đầu làm tổ ở tử cung, túi phôi cũng được hình thành và phát triển.
Khi túi phôi lớn lên thành nhau thai thì chiếm gần hết tử cung. Thai nhi được nối với nhau
thai qua cuống rốn và tồn tại trong bọc màng ối, có đầy dịch. Nước ối trao đổi tự do với thể
dịch của mẹ (trừ hồng cầu) là môi trường trao đổi các chất dinh dưỡng giữa thai nhi và người
mẹ. Đây cũng là khoảng đệm cho thai và truyền áp lực khi tử cung co bóp. Khi bắt đầu hình
thành, túi phôi và sau là nhau thai tiết ra hormon là HCG (ở người = Human Chorionic
Gonadotropin), (cũng còn có tên là Prolan B), là một glycoprotein gồm hai chuỗi polypeptid
α và β, trọng lượng phân tử chung là 16.000 giống với các hormon của thùy trước tuyến yên
là FSH, LH, TSH.
Tác dụng của HCG là duy trì và phát triển thể vàng, kích thích thể vàng tiết progesteron,
Sự có mặt sớm của HCG trong máu và nước giải người phụ nữ có thai ngay từ tuần đầu
đã được ứng dụng trong phương pháp chẩn đoán thai sớm. Có nhiều phương pháp, nhưng
thông dụng nhất là các phương pháp cổ điển sau:
Phương pháp Galli-Mainini: dùng ếch đực, lấy nước tiểu từ huyệt rồi soi trên kính hiển
vi, không thấy có tinh trùng là được. Tiêm độ 3-5ml nước tiểu người nghi có thai qua đùi vào
túi bạch huyết vùng huyệt, để yên tĩnh khoảng 1 giờ. Lấy lại nước tiểu soi dưới kính hiển vi,
nếu xuất hiện nhiều tinh trùng là phản ứng dương tính - đã thụ thai, nếu không là phản ứng âm
tính - không thụ thai.
Phương pháp Friedmann-Bruha: mổ xem tử cung của một thỏ cái, thấy không có bao
noãn chín thì tiêm cho thỏ 5ml nước tiểu người nghi có thai. Nuôi thỏ, sau 48 giờ, xem lại tử
cung nếu xuất hiện nhiều bao noãn chín là phản ứng dương tính, nếu không là âm tính.
Cả hai phương pháp đều dựa vào sự có mặt của HCG trong nước tiểu người có thai và
khả năng của HCG kích thích sinh tinh trùng ở ếch và làm chín trứng ở thỏ. Ngày nay, người ta thường thực hiện bằng các phương pháp sinh hoá như phương pháp
HCG – Vitest, phương pháp Lectin. Các phương pháp này cho kết quả nhanh, chính xác. Tuy
nhiên hai phương pháp kinh điển trên động vật lại giúp cho người học có thể quan sát thấy sự
xuất hiện tinh trùng ếch dưới kính hiển vi và trứng chín trong tử cung thỏ do tác dụng kích