2.1. Các qui định phápluật về điều kiện có hiệu lực của thỏa thuậntrọng tà
2.1.4. chí tự nguyện của chủ thể
29
sự thống nhất ý chí của các bên khi chọn lựa cơ quan giải quyết tranh chấp. Để đạt được sự thỏa thuận giữa các bên thì cần địi hỏi cả quá trình từ đàm phán đến thỏa thuận. Xuyên suốt cả quá trình này điều quan trọng nhất vẫn chính là sự tự nguyện của các bên. Vì vậy, cơ sở thỏa thuận tự nguyện thể hiện sự đồng nhất ý chí của các bên là đặc điểm rất đặc trưng ảnh hưởng đến thỏa thuận trọng tài, do đó nếu ý chí được thống nhất mà khơng dựa trên yếu tố tự nguyện thì sẽ khơng có sự tồn tại của thỏa thuận trọng tài. Khi các bên đã tự nguyện chọn lựa xác lập thỏa thuận trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp thì cần phải có trách nhiệm thực hiện đúng với sự lựa chọn này khơng những từ mặt hình thức đến nội dung như lựa chọn trọng tài, trung tâm trọng tài, địa điểm, ngơn ngữ ... mà cịn đến việc thi hành quyết định trọng tài sau khi đã giải quyết tranh chấp.
Pháp luật qui định tính tự nguyện của các bên khi xác lập thỏa thuận trọng tài là một trong những nội dung mang tính chất quyết định làm ảnh hưởng đến hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Luật trọng tài thương mại 2010 đã quy định một trong những trường hợp làm cho thỏa thuận trọng tài vô hiệu: “Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó vơ hiệu”
(khoản 5 điều 18). Như vậy, khi xác lập thỏa thuận trọng tài thì ý chí của các bên phải hồn tồn tự nguyện khơng bên nào bị lừa dối hoặc đe dọa, cưỡng ép. Bất kỳ sự đe dọa, lừa dối hoặc bị tác động, áp đặt ý chí của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào sẽ làm thỏa thuận trọng tài khơng có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, theo quy định trên để thỏa thuận trọng tài vô hiệu cần hội đủ 2 điều kiện đó là ngồi việc các bên phải chứng minh mình bị lừa dối, đe dọa thì các bên cần có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó vơ hiệu. Điều đó có nghĩa trong trường hợp nếu một bên phát hiện bị lừa dối, đe dọa nhưng sau đó vẫn chấp nhận thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực pháp
30 luật.