3.3. Nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về hiệu lực của thỏa thuận
3.3.1. Đối với doanh nghiệ p
Hiện nay, Việt Nam trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế thì các hoạt động kinh doanh thương mại ngày càng xuất hiện nhiều tranh chấp thương mại đa dạng, phức tạp với các chủ thể tham gia tranh chấp khác nhau. Đồng thời, song song đó phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài ngày càng phổ biến, thường xuyên hơn bởi sự lựa chọn của các bên kinh doanh ngày càng cao. Đặc biệt, với phương thức này có nhiều ưu điểm nổi bật, trong đó điểm mạnh lớn nhất của trọng tài là giúp doanh nghiệp có thời gian giải quyết tranh chấp nhanh, khơng cơng khai, giữ bí mật nội dung kinh doanh, nội dung vụ án tranh chấp, tiết kiệm chi phí mà vẫn đat hiệu quả cao.
Do đó, để nâng cao hiệu quả của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nói chung và các quy định về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài nói riêng thì:
- Các doanh nghiệp cần nên trang bị đầy đủ kiến thứcvề các quy định trọng tài thương mại và thỏa thuận trọng tài.
- Trong quá trình đàm phán, thỏa thuận để tiến tới ký kết thỏa thuận trọng tài, các doanh nghiệp nên hiểu rõ, chính xác, cụ thể những quy định về điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài tránh những trường hợp làm cho
59 thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
- Khi soạn thảo thỏa thuận trọng tài, các bên doanh nghiệp cần lưu ý đến nội dung thỏa thuận trọng tài càng chi tiết, cụ thể hóa điều khoản thỏa thuận càng tránh độ rủi ro cao. Tuy nhiên, vấn đề hình thức của thỏa thuận trọng tài cũng rất quan trọng, vì ngay từ đầu nếu hình thức của thỏa thuận không đúng theo quy định của pháp luật thì thỏa thuận trọng tài sẽ bị vô hiệu và lúc này mặc nhiên không cần xét đến nội dung thỏa thuận trọng tài.
- Tham gia đầy đủ những khóa bồi dưỡng, khóa tập huấn ... do Bộ Thương mại chủ trì phối hợp với Bộ Tư Pháp và các bộ ban ngành liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tòa án nhân dân ... về các quy định pháp luật, Luật trọng tài thương mại và đối với công tác giáo dục ý thức pháp luật không chỉ dành cho các doanh nghiệp trong nước mà cho cả các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam nhằm giúp doanh nghiệp, chủ đầu tư có thêm những kiến thức mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi về nghệ thuật đàm phán và xác lập thỏa thuận trọng tài.