Nội dung của thỏa thuậntrọng tài

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài theo pháp luật trọng tài thương mại ở Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 27)

1.2. Những điều kiện có hiệu lực của thỏa thuậntrọng tài

1.2.4. Nội dung của thỏa thuậntrọng tài

Một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hay văn bản thỏa thuận trọng tài riêng biệt để có hiệu lực khơng phải chỉ thỏa mãn những u cầu về hình thức mà còn cần bảo đảm những điều kiện về nội dung thỏa thuận trọng tài theo qui định pháp luật. Trong phương thức giải quyết bằng trọng tài nói chung hay trọng tài thươngmại quốctế thì mấuchốt quan trọng đầu tiên trong nội dung thỏa thuận là sự thống nhất lựa chọn của các bên chấp nhận giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài thì phương thức trọng tài mới được áp dụng. Khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, ngoài những điều khoản pháp luật qui định như xác định trình tự,thủ tục, thẩm quyền ... cụ thể là số lượngtrọng tài viên trong Hộiđồng trọng tài, tiêu chuẩncụthể củatrọng tài viên, địađiểm tiến hành trọng tài, ngơn ngữ trọng tài, ... thì điều cần quan tâm đó là sự lựa chọn hình thức trọng tài nào, loại trọng tài vụ việc (Ad hoc arbitration) hay trọng tài quy chế (Institutional arbitration).

Trọng tài vụ việc là loại trọng tài được các bên lựa chọn tự nguyện thành lập, do đó để việc xét xử được thuận lợi thì các bên cần phải chú ý khi đưa những nội dung vào hợp đồng phải thật chặt chẽ, cụ thể, nhất là những tiên lượng trường hợp rủi ro có thể xảy ra và những qui định pháp luật phù hợp khi áp dụng hình thức trọng tài này.

Đối với trọng tài quy chế thì được tổ chức và hoạt động theo quy chế rõ ràng, chính tổ chức trọngtài quy chế mà các bên đã lựa chọn sẽ điều chỉnh tất cả hoạt động xét xử của trọng tài.

Vấn đề chọn luật áp dụng cho trọng tài cũng là nội dung cốt lõi, là căn cứ pháp lý không thể thiếu trong nội dung thỏa thuận trọng tài. Nó bao gồm

19

chọn luật để xét xử tranh chấp giữa các bên và chọn luật để áp dụng cho tố tụng trọng tài.

Về nội dung chọn luật để xét xử khi có tranh chấp thì Cơng ước New York năm 1958 quy định luật áp dụng sẽ là luật do các bên thoả thuận áp dụng, nếu các bên khơng có thoả thuận thì luật áp dụng là pháp luật quốc gia nơi ban hành quyết định trọng tài.

Theo quy định của Luật mẫu thì Hội đồng trọng tài phải áp dụng pháp luật mà các bên lựa chọn áp dụng cho nội dung tranh chấp. Nếu các bên khơng lựa chọn thì Hội đồng trọng tài sẽ áp dụng luật được xác định theo nguyên tắc xung đột luật mà Hội đồng cho là phù hợp nhất [16]. Với qui định của Luật Mẫu về trường hợp các bên khơng lựa chọn pháp luật áp dụng mang tính mở hơn Cơng ước New York năm 1958 có nghĩa luật được xem xét phù hợp nhất có thể là luật quốc tịch, luật nơi cư trú, luật nơi có trụ sở kinh doanh của một trong các bên tranh chấp.

Ngoài ra, tùy việc chọn loại trọng tài mà các bên có thể chọn lựa luật áp dụng cho thủ tục trọng tài cho phù hợp với tính chất, nội dung của hợp đồng trong quá trình xét xử. Luật mẫu quy định các bên được tự do lựa chọn về thủ tục tố tụng và hội đồng trọng tài phải thực hiện thủ tục đã được các bên lựa chọn. Trường hợp Hội đồng trọng tài sẽ chọn cách thức tố tụng mà Hội đồng có thẩm quyền xét xử cho rằng là hợp lí và xác đáng nhất khi các bên không lựa chọn luật tố tụng áp dụng cho trọng tài [16].

Bên cạnh đó,cịn những vấn đề khác các bên có thể đưa vào nội dung thỏa thuận khi nhận thấy có liên quan, phù hợp với tính chất, nội dung của tranh chấp,với hồn cảnhcụ thể và yêu cầu của các bên khi những mâu thuẫn phát sinh có liên quan đến hợp đồng chính nhằm để tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện xét xử chính xác.

20

thuộc ý chí độc lập, sự tự nguyện của các bên sao cho bảo đảm quyền và lợi ích của họ mà khơng phụ thuộc vào pháp luật. Một thỏa thuậntrọng tài chỉ có giá trị pháp lý khi đáp ứng được những yêu cầu của pháp luậtvề nội dung.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài theo pháp luật trọng tài thương mại ở Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)