Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một hiện tượng thường xảy ra trong đời sống xã hội và ở mọi thời kỳ lịch sử. Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn của hai hay nhiều bên trong quan hệ hợp đồng chuyển nhượng trên cơ sở pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp. Qua việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các quan hệ hợp đồng được điều chỉnh phù hợp với lợi ích của Nhà nước, làm cho những quy định của pháp luật đất đai được thực hiện trong cuộc sống.
24
Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực chất là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dùng những cách thức phù hợp trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, phục hồi các quyền và lợi ích hợp pháp cho bên bị xâm hại, đồng thời buộc bên vi phạm phải gánh chịu hậu quả pháp lý do hành vi của họ gây ra, góp phần tăng cường pháp chế trong lĩnh vực chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hay nói cách khác,“Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là việc vận dụng đúng đắn các quy định của pháp luật vào giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hợp đồng chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng.”
Trong quan hệ pháp luật hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, việc giải quyết tranh chấp là một trong những biện pháp quan trọng để pháp luật đất đai phát huy được vai trò trong đời sống xã hội. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, góp phần thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phù hợp với thực tiễn và các quy định của pháp luật, đảm bảo đúng với tinh thần của nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chính sách và pháp luật đất đai trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định của LĐĐ năm 1993, 2003 và LĐĐ năm 2013 đã sửa đổi, bổ sung những quy định mới về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Theo đó, LĐĐ năm 2013 đã quy định các tranh chấp đất đai có thểđược giải quyết thơng qua ba phương thức: Hịa giải, Giải quyết bởi cơ quan hành chính và Giải quyết bằng TAND.
TAND là cơ quan Nhà nước có chức năng giải quyết tranh chấp. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của TAND được LĐĐ năm 2013 quy định rõ ràng và theo hướng ngày càng mở rộng thẩm quyền. Đây là xu hướng chung rất phù hợp với thực tiễn. Theo
25
khoản 1,2 Điều 203 LĐĐ năm 2013 thì TAND khơng chỉ giải quyết các tranh chấp đất đai mà người sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền đất mà còn giải quyết cả trường hợp các đương sự khơng có giấy chứng nhận hoặc khơng có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 thì đương sự được lựa chọn một trong hai cơ quan giải quyết đó là UBND cấp có thẩm quyền hoặc TAND có thẩm quyền.
Như vậy, việc quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong đó có quan hệ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của TAND trong LĐĐ năm 2013 là phù hợp, thể hiện được bản chất quan hệ pháp luật và đáp ứng được phần lớn yêu cầu của thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong giai đoạn hiện nay.
Từ các phân tích trên, có thể hiểu:“Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua hoạt động xét xử của cơ quan TAND là hoạt động của hệ thống TAND các cấp nhằm giải quyết những bất
đồng, mâu thuẫn giữa các chủ thể tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các chủ thể khác có liên quan, thơng
qua đó đảm bảo và khơi phục quyền và lợi ích cho người bị xâm hại, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về đất đai”.
1.2.2. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thơng qua hoạt động xét xử của Tịa án nhân dân