.4 Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng và thải bỏ hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 36 - 41)

STT Nhóm đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 297,09 100 1 Đất nơng nghiệp 83,4392 28,09 2 Đất phi nông nghiệp 126,3823 42,54 3 Đất ở trong khu dân cư nông thôn 87,2685 29,37

(Nguồn: [16])

Tài nguyên nước: Nguồn nước chủ yếu là nguồn nước máy nhưng bên cạnh đó người dân vẫn sử dụng thêm nước mưa và nước của hệ thống sông, ao, hồ, kênh mương. Do lượng mưa bình quân hàng năm lớn nên nguồn nước mặt dồi dào. Mùa khơ lượng mưa ít nhưng vẫn đủ để cung cấp cho nơng nghiệp của xã. Nguồn nước ngầm khá phong phú, chất lượng nước ngầm của xã được đảm bảo và đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân [16].

1.5.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

1.5.2.1 Điều kiện kinh tế

Trong những năm qua kinh tế xã Tân Tiến đã có những bước phát triển khá ổn định. Năm 2019, mặc dù gặp nhiều khó khăn và thách thức nhưng kinh tế trên địa bàn vẫn đạt được mục tiêu đã đề ra. Tốc độ tăng trưởng bình quân từ 2010 - 2020 đạt 14% /năm. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

Năm 2019, tổng giá trị sản xuất ước đạt 10.937,66 tỷ đồng, tăng 11,21% so cùng kỳ, trong đó có 15/16 chỉ tiêu chính về kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng: công nghiệp - xây dựng 54,52% (tăng 2,86% so cùng kỳ); dịch vụ: 32,32% (giảm 0,55% so cùng kỳ); nông nghiệp - thủy sản 13,16% (giảm 2,31% so cùng kỳ); thu ngân sách đạt cao, ước thực hiện 1.141.216 triệu đồng (đạt 241,63% dự toán năm và bằng 101,78 % so với cùng kỳ). Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 46 triệu đồng (tăng 4,5 triệu đồng so cùng kỳ).

Nông nghiệp

Trồng trọt:

- Trong đó, diện tích lúa là 324,93ha; năng suất bình qn đạt 48,2 tạ/ha. Sản lượng lúa đạt: 1.556 tấn. Toàn xã đã tổ chức gieo cấy đảm bảo đúng về chủng loại, cơ cấu giống và khung lịch thời vụ của Phịng kinh tế.

- Diện tích rau màu là 130,84ha; năng suất bình quân đạt 109,8 tạ/ha; sản lượng rau màu đạt 2.889 tấn.

- Diện tích trồng cây ăn trái là 20ha; năng suất bình quân đạt 35,6 tạ/ha; sản lượng cây ăn quả đạt 304,5 tấn [16].

1.5.2.2 Điều kiện xã hội

Dân số xã Tân Tiến tính đến thời điểm tháng 12 năm 2019 là 7.250 người. Trong đó số hộ khẩu đăng ký tại xã là 5.860 người; ở các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn là 390 người, mật độ dân số bình quân trên địa bàn là 2.104 người/km2 gấp khoảng 1,58 lần so với mật độ dân số chung của huyện.

Đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên. Quốc phòng và an ninh được giữ vững, văn hóa - xã hội có nhiều khởi sắc.

Trong những năm qua xã đã được những thành tích đáng kể: 100% đường giao thơng được cứng hóa, trụ sở UBND xã được xây dựng mới khang trang, các trường học được xây dựng chỉnh trang tiến tới đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 8,46%… Năm 2013 đồ án quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 đô thị Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường do Trung tâm giám sát và kiểm định chất lượng xây dựng Vĩnh Phúc lập đang được Sở Xây dựng thẩm định để trình UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt. Với các lý do trên, việc công nhận Tân Tiến là đô thị loại V là cần thiết, phù hợp với chủ trương phát triển của tỉnh, phù hợp với quy hoạch chung đơ thị Vĩnh Phúc [16].

Qua tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, xã Tân Tiến có những thuận lợi và khó khăn để phát triển sản xuất nơng nghiệp tại xã như sau:

- Thuận lợi:

+Xã Tân Tiến có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi. Sơng Hồng cung cấp một lượng nước lớn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của xã Tân Tiến cũng như cả huyện. Mặt khác, sông bồi đắp phù sa, tạo nên những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu.

+Lực lượng lao động trẻ dồi dào, lao động tích cực, áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác nơng nghiệp. Điều đó giúp nâng cao kỹ thuật vào canh tác nông nghiệp, đưa sản xuất nơng nghiệp dần cơ giới hóa, tri thức hóa.

+Hệ thống đường nội đồng đã được tu sửa và làm mới, thuận tiện cho nhu cầu sản xuất nơng nghiệp.

- Khó khăn:

manh mún, cịn nặng tính tự cung, tự cấp chưa gắn với thị trường sản xuất, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lầ chính; lao động chủ yếu là thủ cơng, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất chưa cao, khả năng cạnh tranh của nơng sản hàng hóa thấp.

+Nguồn lao động nông nghiệp lớn nhưng chủ yếu là người có độ tuổi khá cao, đa phần trình độ kỹ thuật không cao, coi trọng kinh nghiệm hơn kiến thức khoa học do đó dễ dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc khơng đúng cách, sai kỹ thuật, ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc, sức khỏe con người và môi trường.

+Bên cạnh đó, hiện nay trên địa bàn xã Tân Tiến, cơng tác thu gom, xử lý rác thải cịn nhiều hạn chế. Xã chưa có cơng ty xử lý mà chỉ được các đội vệ sinh môi trường trong xã thu gom, vận chuyển. Chính vì vậy, người dân chưa tiếp cận được hệ thống thu gom rác thải. Đặc biệt là rác thải chứa hóa chất bảo vệ thực vật, người dân chưa được tiếp cận hình thức bỏ bao bì vào hố thu gom bao bì hóa chất bảo vệ thực vật vì xã chưa triển khai xây dựng.

1.5.3 Tình hình sản xuất nơng nghiệp và sử dụng hóa chất BVTV tỉnh Vĩnh Phúc

Hiện nay, tổng diện tích cây hàng năm trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 97 nghìn ha, trong đó có gần 60 nghìn ha lúa; 17 nghìn ha ngơ và 9 nghìn ha rau các loại. Để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, nhu cầu sử dụng thuốc BVTV tăng cao cả về số lượng lẫn chủng loại. Theo số liệu thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN & PTNT), trên địa bàn tỉnh có khoảng hơn 200 loại thuốc BVTV đang lưu thông với số lượng sử dụng lên đến hàng chục tấn/năm.

Do chưa hiểu “4 đúng” trong sử dụng thuốc BVTV nên bà con nông dân thường tăng lượng thuốc, giảm lượng nước với mong muốn sau khi phun sâu sẽ chết ngay. Thậm chí, có bà con còn sử dụng hỗn hợp nhiều loại thuốc BVTV với mục đích giảm chi phí cơng phun thuốc. Việc sử dụng tùy tiện các loại thuốc BVTV không những tốn kém, không hiệu quả, lại khiến môi trường chịu sự ô nhiễm nặng nề. Bên cạnh đó, do khơng lường hết hậu quả mặt trái các loại thuốc BVTV gây ra nên sau khi sử dụng, nông dân thường vứt bỏ bao bì thuốc trên bờ kênh, mương nước (hoặc những chỗ lấy nước để pha chế thuốc). Việc làm này không những gây ô nhiễm môi trường mà tiềm ẩn các nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi hóa chất bám vào rau, củ, quả.

Để khắc phục, hạn chế tình trạng ơ nhiễm HCBVTV tồn dư, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã phối hợp với các địa phương tăng cường tuyên truyền để nông dân hiểu “4 đúng” trong sử dụng thuốc BVTV; tổ chức tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh, buôn bán vật tư

nông nghiệp, giúp các cơ sở kinh doanh nâng cao kiến thức để hướng dẫn nông dân cách sử dụng thuốc BVTV an tồn, hiệu quả.

Khắc phục tình trạng vỏ, bao bì thuốc BVTV để bừa bãi trên đồng ruộng, năm 2016, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã xây thêm gần 6.000 hố thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV. Đến nay, hầu hết các địa phương trong tỉnh đều đã có hố thu gom, qua đó ngăn chặn tình trạng ơ nhiễm nguồn nước, đất do nhiễm hóa chất thuốc BVTV.

Trước đây, khi chưa có hố thu gom, bà con nơng dân thường vứt chai, lọ thủy tinh và các bao bì chứa thuốc BVTV ra bờ kênh, mương nước khiến việc thu gom, xử lý gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, năm 2016, sau khi được đầu tư, bàn giao 33 hố thu gom, chính quyền địa phương đã tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân bỏ vỏ thuốc BVTV đúng nơi quy định; việc làm này đến nay đã đi vào nền nếp.

Được biết, các loại vỏ thuốc BVTV sau khi thu gom về được tiêu hủy bởi hệ thống lò đốt riêng. Nhiệt độ của buồng đốt sơ cấp đạt 800 - 900oC, đến buồng thứ cấp tăng lên từ 1.000 - 1.300oC. Khí và khói sinh ra trong quá trình đốt đều được xử lý đạt tiêu chuẩn.

Hiện nay, xã Tiền Châu có khoảng 70 hố thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV. Trước khi xây dựng, cán bộ địa phương có thực hiện khảo sát địa điểm nên vị trí đặt các hố thu gom đều rất thuận tiện cho nông dân đến bỏ vỏ thuốc BVTV. Từ ngày có hố thu gom xử lý bao bì thuốc BVTV, các cánh đồng ở xã Tiền Châu đã sạch sẽ hơn trước rất nhiều.

Để đảm bảo đưa thuốc BVTV rõ nguồn gốc, đúng danh mục cho phép vào sử dụng, hàng năm, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đều phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức các đợt thanh, kiểm tra chuyên ngành đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật tư nông nghiệp; tham mưu các cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích nơng dân sản xuất rau an toàn; từng bước đưa các loại thuốc BVTV sinh học vào sử dụng và giảm dần thuốc hóa học độc hại trên cây trồng. Từ đầu năm đến nay, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã cấp mới 5 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 5 HTX sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh. Việc phát triển các vùng sản xuất rau an tồn ở các địa phương khơng những giúp người nông dân nâng cao thu nhập, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và người tiêu dùng mà cịn gìn giữ được mơi trường ngày càng trong sạch.

Với hiện trạng sử dụng và thải bỏ hóa chất BVTV như trên, để bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân thì cần các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất BVTV. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của hóa chất

BVTV và thải bỏ an tồn chất thải sau khi sử dụng [17].

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Hoá chất bảo vệ thực vật tại xã Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (hiện trạng sử dụng và thải bỏ).

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: xã Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. - Phạm vi thời gian: Từ 10/03/2020 đến 13/06/2020.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Đây là phương pháp khơng thể thiếu trong q trình nghiên cứu. Thu thập các tài liệu tổng quan về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thời tiết khí hậu, đất đai thổ nhưỡng, điều kiện địa hình tại khu vực nghiên cứu và các loại hình nơng nghiệp được áp dụng sản xuất.

Kế thừa và sử dụng các tài liệu, số liệu của những cơng trình nghiên cứu trước đó liên quan đến tác động của sử dụng hóa chất BVTV trong nơng nghiệp và ảnh hưởng của hóa chất đến mơi trường và con người.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng và thải bỏ hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w