.11 Số loại thuốc sử dụng trong một lần phun đối với cây ăn quả

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng và thải bỏ hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 62 - 66)

Qua hình 3.11 cho thấy, nhóm các cây ăn quả thường kết hợp các loại thuốc với nhau trong một lần phun. Có đến 40% các hộ cho biết mỗi lần phun thường sử dụng 2 - 3 loại thuốc. 35% các hộ sử dụng hỗn hợp từ 3 loại thuốc trở lên, tỷ lệ gần bằng so với các hộ sử dụng 2 - 3 loại thuốc.

nhiên vẫn còn khá nhiều hộ phối trộn từ 3 loại thuốc trở lên nhiều nhất là nhóm trồng cây ăn quả 35%, tiếp đến là nhóm trồng rau màu với 28% và trồng lúa chiếm ít nhất với 15%. Nguyên nhân do tỷ lệ mắc các bệnh khác nhau ở các nhóm cây trồng.

Thơng thường, phối trộn 2 - 3 loại thuốc khác nhau trong cùng một lần phun sẽ cho hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, nhiều người dân chưa hiểu rõ nguyên tắc phối trộn đã tùy tiện phối trộn thuốc BVTV nên khơng chỉ hiệu quả phịng trừ sâu bệnh thấp mà còn gây hại cho cây trồng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Trần Oánh (2007), việc pha 3 - 4 loại thuốc với nhau có thể khiến hiệu quả của từng loại thuốc bị giảm nếu không sử dụng đúng cách. Nếu thấy thuốc pha hỗn hợp với nhau có hiện tượng dung dịch thuốc thay đổi theo hướng nóng lên hoặc kết tủa, chứng tỏ các hoạt chất có trong các loại thuốc này phản ứng mạnh mẽ với nhau và không nên sử dụng. Chỉ nên sử dụng hỗn hợp 2 - 3 loại thuốc cho một lần phun sẽ giảm được số lần phun nhưng hiệu quả phòng trừ dịch hại vẫn cao.

3.1.2.4 Tần suất sử dụng hóa chất BVTV mỗi vụ

Qua điều tra khảo sát cho thấy những hộ dân thường phun thuốc vào buổi sáng hoặc chiều tối, khi trời mát mẻ, thời gian phun thuốc tối đa 2 tiếng. Căn cứ vào câu hỏi số 5 trong phiếu phỏng vấn của người dân địa phương, bình quân 1 vụ mùa đối với mỗi loại cây trồng sẽ có tần suất sử dụng khác nhau.

Hình 3.12 Tần suất phun hóa chất BVTV trong 1 vụ của cây lúa (lần/vụ)

Qua hình 3.12 cho thấy, tần suất thuốc BVTV được phun trong mỗi vụ lúa rất nhiều, phần lớn các hộ trung bình phun từ 2 lần trở lên. Số hộ phun 1 lần chiếm 10% do diện tích canh tác của mỗi hộ khơng đáng kể. Chiếm tỷ lệ nhiều nhất với trên 4 lần phun mỗi vụ là 37.5%; qua tìm hiểu, người dân sẽ phun 2 lần thuốc trừ sâu, 2 lần thuốc trừ bệnh, 1 lần thuốc trừ ốc, cỏ và 1 - 2 lần thuốc điều hòa sinh

trưởng cho cây. Tỷ lệ hộ dân phun 2 lần là 35%, trong đó có các thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh và thuốc trừ cỏ; 17.5% là tỷ lệ các hộ dân phun 3 lần trong một vụ.

Người dân có thói quen nhìn thấy biểu hiện của sâu bệnh sẽ phun thuốc nên mỗi vụ lúa người dân thường phun từ 2 - 6 lần. Theo điều tra của Chi cục Bảo vệ thực vật, bình qn mỗi vụ lúa, nhà nơng phun 2 lần thuốc trừ sâu, 2 lần thuốc trừ bệnh, 1 lần thuốc trừ cỏ và 1 - 2 lần thuốc dưỡng cây. Vì vậy, bình qn 1ha lúa, nơng dân phun 1 lít thuốc trừ bệnh, 0.5 lít thuốc trừ sâu, 0.5 lít thuốc trừ cỏ và 0.6 lít thuốc dưỡng trong một vụ. Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thụ qua cây trồng chỉ 20%, bốc hơi 15 - 20%, còn lại sẽ thấm vào đất và hịa vào nước. Điều này khơng chỉ làm môi trường bị ơ nhiễm, ruộng bị “đầu độc” mà cịn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Hình 3.13 Tần suất phun hóa chất BVTV trong 1 vụ của rau màu (lần/vụ)

Hình 3.13 cho thấy, Các hộ dân phun thuốc 2 lần/vụ chiếm đa số với 35% và 1 lần chỉ chiếm 5%. Trong số 5% đó, chủ yếu là các hộ dân trồng chỉ để lấy rau ăn tại gia đình nên họ rất chú trọng tới sức khỏe, vì vậy họ phun rất ít thuốc và nhiều hộ khơng phun thuốc lần nào để đảm bảo tiêu chí rau sạch cho gia đình. Người dân cho biết, với các loại rau trồng do sử dụng thường xuyên nên việc hạn chế phun hóa chất BVTV là cần thiết và chỉ phun thuốc khi cây trồng có sâu bệnh hại nghiêm trọng. Bên cạnh đó, những hộ dân phun hóa chất BVTV từ 3 lần và 4 lần trở lên thường là các hộ trồng rau màu với sản lượng lớn, vì vậy họ rất chú trọng tới năng suất cây trồng.

Hình 3.14 Tần suất phun hóa chất BVTV trong 1 vụ của cây ăn quả (lần/vụ)

Hình 3.14 cho thấy, 55% hộ dân phun 2 lần/vụ; 25% người dân phun 3 lần/vụ và phun 1 lần/vụ chỉ có 20%. Qua tìm hiểu, người dân sẽ phun 2 lần thuốc tăng trưởng cho cây như thuốc đậu quả, thuốc ra hoa và phun từ 1 - 2 lần thuốc trừ sâu, bệnh.

Qua các biểu đồ trên cho thấy, tần suất phun hóa chất BVTV cho mỗi loại cây trồng khác nhau. Tần suất phun hóa chất BVTV cho cây lúa chiếm nhiều hơn so với các loại cây trồng khác. Số lần phun và khoảng cách giữa các lần phun phụ thuộc vào kinh nghiệm của người nông dân và sự phát triển của sâu bệnh hại. Nếu sâu bệnh phát triển mạnh, số lần phun sẽ nhiều, khoảng cách giữa các lần phun sẽ ngắn hơn. Vì vậy, nhu cầu sử dụng hóa chất BVTV sẽ tăng lên, khả năng tự chống chịu với sâu bệnh của cây trồng sẽ giảm đi và lượng chất thải bao bì hóa chất BVTV gia tăng. Nếu khơng xử lý đúng quy định sẽ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Tỷ lệ phun 1 lần đối với nhóm cây ăn quả chiếm tỷ lệ cao nhất trong số 3 nhóm cây trồng với 20%, lúa với 10% và nhóm rau màu chiếm 5%. Số hộ dân phun 2 lần trong một vụ của nhóm trồng cây ăn quả chiếm tỷ lệ cao nhất với 55%, nhóm trồng cây lúa và rau màu đều chiếm 35%. Cây ăn quả là cây trồng 1 vụ trong một năm, để đảm bảo cây ra nhiều quả và hiệu quả cao nên cần phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc nghiêm ngặt, dùng các loại hóa chất BVTV để hỗ trợ và phòng trừ dịch hại. Lúa là cây trồng được người dân phun 3 lần/vụ ít nhất với 17.5% do người dân đã có kinh nghiệm trong việc chăm sóc lúa, bên cạnh đó hiện nay các hộ dân tại xã Tân Tiến đã áp dụng các giống lúa mới vào sản xuất nên cũng ít bị sâu bệnh hại. Với tần suất phun từ 4 lần trở lên mỗi vụ chỉ có 2 nhóm cây trồng là cây lúa và rau màu với tỷ lệ ngang nhau lần lượt là 37.5% và 30%. Với tần suất phun nhiều như vậy dẫn tới tình trạng lạm dụng thuốc BVTV. Mặt tiêu cực của hóa

chất BVTV khi bị lạm dụng là gây ô nhiễm môi trường nước và đất, để lại dư lượng trong nông sản, gây độc cho con người và động vật máu nóng.

3.1.2.5 Thời điểm sử dụng hóa chất BVTV

Q trình phun thuốc được tiến hành đúng lúc theo 4 nguyên tắc đúng sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc phòng trừ bệnh, sâu, dịch hại và đem lại năng suất cao hơn cho người nông dân. Tuy nhiên nếu thời điểm phun thuốc không đúng lúc sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân, đồng thời hiệu quả của thuốc sẽ bị giảm xuống đáng kể.

Từ kết quả điều tra phiếu phỏng vấn của người dân địa phương, qua câu hỏi số 6 - 8 thu được kết quả về thời điểm phun thuốc BVTV cho các loại cây trồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng và thải bỏ hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w