tại các cửa hàng hoặc các đại lý hóa chất BVTV chiếm 73%; 23% số hộ lựa chọn mua tại chợ hoặc các cửa hàng nhỏ lẻ; số cịn lại chiếm số rất ít với 4% số hộ được phân phát từ cán bộ nơng nghiệp khi có chương trình thí điểm dùng thử hóa chất BVTV cho các giống cây trồng. Nhiều hộ dân lựa chọn mua hóa chất BVTV tại chợ hoặc các cửa hàng nhỏ lẻ ở gần nhà vì thuận tiện cho việc đi lại, đồng thời người bán hàng có thể nắm bắt được tình hình để theo dõi và hướng dẫn sử dụng các loại thuốc phù hợp cho từng thời kỳ của cây trồng và trừ sâu bệnh hại kịp thời. Tuy nhiên việc người dân lựa chọn mua hóa chất BVTV tại các cửa hàng đại lý hóa chất BVTV được người dân ưu tiên hơn vì tâm lý người dân khi mua ở đó chất lượng thuốc sẽ tốt hơn, các cửa hàng hoặc các đại lý lớn sẽ có uy tín hơn so với các cửa hàng nhỏ lẻ dù đắt hơn chút.
3.2 Đánh giá hiện trạng thải bỏ chất thải chứa hóa chất BVTV
Trong sản xuất nơng nghiệp, tình trạng sử dụng hóa chất BVTV ngày càng gia tăng, do đó các chất thải rắn, chai lọ chứa thuốc BVTV, bao bì chứa hóa chất tăng lên đáng kể.
Tại xã Tân Tiến, với cây trồng chủ yếu là cây lúa, bao bì hóa chất BVTV được thải ra mơi trường sau mỗi vụ mùa khá nhiều. Tuy nhiên, xã chưa có hố thu gom bao bì hóa chất BVTV nên người dân cịn vứt bừa bãi và mang bỏ chung với rác thải sinh hoạt.
3.2.1 Xử lý hóa chất BVTV cịn thừa trong bình và trong bao bì của người dân
Hóa chất BVTV cịn thừa trong bình xịt và hóa chất BVTV cịn thừa trong bao bì. Đây là những chất nếu khơng được xử lý đúng cách sẽ là vấn đề đáng lo ngại đối với môi trường và sức khỏe người dân. Qua khảo sát, người dân đều có các cách xử lý hóa chất BVTV dư thừa này theo những cách khác nhau.
Dựa vào kết quả thu được từ câu hỏi số 12 trong phiếu khảo sát, phần nhiều người dân chọn cách cố gắng phun hết cho cây trồng. Người dân làm vậy làm trái ngược lại với quy tắc “4 đúng”, làm tăng nồng độ phun ở cây trồng đã tiến hành phun trước đó. Ngồi ra theo cách xử lý này liều lượng thuốc đã phun sẽ tăng theo khuyến cáo gây ảnh hưởng tới cây trồng, mơi trường và sức khỏe con người.
Hình 3.19 Hiện trạng hóa chất BVTV cịn thừa sau khi sử dụng
Các hộ bảo quản và giữ sử dụng cho lần sau chiếm 33% tổng số hộ. Trong số này, đa số các hộ cho biết hóa chất BVTV họ bảo quản là lượng thuốc chưa pha chế và cịn trong bao bì hóa chất BVTV. Phần nhiều hộ dân cố gắng phun hết lượng thuốc đã pha chiếm tới 63%. Và 4% hộ dân cịn lại vứt đi khi khơng sử dụng hết thuốc. Qua tìm hiểu, họ sẽ đổ trực tiếp thuốc thừa xuống bờ ruộng hoặc các mô đất cao, điều này sẽ gây ơ nhiễm mơi trường đất, nước, khơng khí xung quanh, cụ thể là gây tồn lưu hóa chất BVTV trong đất. Hóa chất khi phun trên cây trồng đã có một phần được hấp thụ vào mơi trường đất, vì vậy khi người dân đổ hóa chất BVTV thừa xuống đất sẽ làm tăng hàm lượng thành phần như Asen, thủy ngân… vào trong đất khiến thời gian lưu lại trong đất tăng lên.
Đối với hóa chất cịn dư trong bao bì, các hộ dân bảo quản và giữ sử dụng cho lần sau, cách làm này tiết kiệm được chi phí nhưng nếu khơng bảo quản đúng quy định nó mang lại ảnh hưởng xấu đến chất lượng thuốc và sinh vật xung quanh.
3.2.2 Bảo quản hóa chất BVTV sau khi sử dụng
Hình 3.20 Bảo quản hóa chất BVTV cịn thừa sau khi sử dụng
ảnh hưởng của hóa chất BVTV nếu để chung với các vật dụng sinh hoạt khác. 2 hộ dân còn lại để cùng các vật dụng sinh hoạt khác, họ cho biết do đã buộc túi nilon bên ngoài cho nên cũng không ảnh hưởng tới mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, việc để hóa chất BVTV cho lần sau nếu khơng được bảo quản tốt sẽ có thể làm thay đơi các đặc tính của thuốc và hiệu quả sử dụng cho lần sau sẽ không cao.
Việc để thuốc BVTV cùng với các vật dụng sinh hoạt khác có thể dẫn đến nhiều trường hợp rủi ro khơng đáng có. Trong 3 ngày (17 - 19/4/2020), khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận 2 bé Triệu Ngọc A (2 tuổi) và bé Triệu Kim H (4 tuổi), thường trú tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh nhập viện vì uống nhầm dẫn đến ngộ độc thuốc diệt trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Gia đình cho biết trước đó bé uống nhầm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ đựng trong một chai nước ngọt. Sau đó gia đình phát hiện nên đưa đi bệnh viện cấp cứu. Tại bệnh viện, sau khi xác định được hoạt chất hóa chất gây ngộ độc ở trẻ, các bác sĩ đã tiến hành sơ cứu rửa dạ dày, bơm than hoạt tính và theo dõi biến chứng của hóa chất với các cơ quan nội tạng của trẻ.
Theo Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ đã cảnh báo: Sự phơi nhiễm với các hợp chất độc hại cho hệ thần kinh ở nhiều mức độ được tin rằng an tồn đối với người trưởng thành có thể dẫn đến hậu quả làm mất đi thường xuyên chức năng của não bộ nếu sự phơi nhiễm diễn ra trong thời gian mang thai và thời kỳ niên thiếu. Viện Ung thư quốc gia Mỹ đã ghi nhận một số bệnh ung thư ở trẻ em tại Mỹ đã và đang tăng lên gần 1% mỗi năm trong vòng nhiều thập kỷ gần đây. Một nghiên cứu mới đây tại Mỹ kết luận rằng mỗi ngày, hơn 1 triệu trẻ em Mỹ ở độ tuổi 5 và dưới 5 có thể tiếp xúc với các loại thuốc diệt côn trùng chứa organophosphate ở nồng độ vượt mức an toàn cho phép theo quy định của Cơ quan Nông nghiệp Mỹ. Báo cáo cũng đã kết luận rằng việc sử dụng thuốc diệt côn trùng chứa organophosphate tại nhà đã làm tăng lên những rủi ro cho trẻ sơ sinh và trẻ em đang tuổi tập đi.
3.2.3 Hiện trạng thải bỏ vỏ chai và bao bì hóa chất BVTV sau khi sử dụng
Bao bì hóa chất BVTV là chất thải nguy hại, nếu xử lý không đúng cách sẽ phát tán nhiều chất độc hại ra môi trường, đặc biệt là Dioxin/Furan, một trong những chất độc tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư và đột biến gen ở người. Theo đánh giá của cơ quan chun mơn, trong các bao bì, chai lọ đựng hóa chất BVTV đã qua sử dụng, lượng thuốc cịn sót lại khơng hề nhỏ (gần 2%). Khơng những vậy, bao bì đựng hóa chất BVTV phần lớn là bằng nhựa, ni lơng, nên rất khó phân hủy, nếu bị vùi xuống lịng đất, tồn dư hóa chất BVTV sẽ ngấm vào mạch nước ngầm, gây ô nhiễm đất, nguồn nước. Nếu con người tiếp xúc và sử dụng nguồn nước nhiễm thuốc BVTV sẽ dẫn đến các bệnh, như: rối loạn tim mạch, phổi, thần kinh, các bệnh
về máu, da liễu, thậm chí ung thư... Việc bị ảnh hưởng khơng diễn ra ln mà tồn dư các loại thuốc BVTV sẽ tích lũy rồi gây bệnh từ từ. Qua điều tra, bao bì hóa chất BVTV sau khi sử dụng, người dân thường có những cách xử lý như đốt, chơn; bỏ chung cùng rác sinh hoạt khác; bỏ tại kênh máng, đồng ruộng hoặc mang đến bể chứa hóa chất riêng.
Hình 3.21 Hiện trạng thải bỏ hóa chất BVTV sau khi sử dụng
Hiện nay, xã Tân Tiến chưa có bể chứa bao bì hóa chất BVTV nên người dân thường bỏ chung cùng rác thải sinh hoạt khác chiếm tới 63%; đốt, chôn là 17% và bỏ tại kênh máng, đồng ruộng có 20%. Khi được phỏng vấn vì sao, các hộ dân trả lời do ý thực một số người chưa tốt đã vứt luôn tại ruộng và phần lớn do trên địa bàn xã chưa đầu tư xây dựng bể chứa bao bì hóa chất BVTV.
Qua cách thải bỏ bao bì hóa chất BVTV sau khi sử dụng, do chưa có các bể thu gom bao bì hóa chất BVTV nên người dân đã có cách thải bỏ khơng đúng quy định. Việc thải bỏ bao bì hóa chất BVTV trên kênh máng, đồng ruộng khiến chất thải rải khắp cánh đồng gây mất mỹ quan và do đặc tính của bao bì hóa chất BVTV khó phân hủy nên tồn lưu trong đất dẫn tới ảnh hưởng đến mơi trường đất. Vỏ chai,
bao bì hóa chất BVTV là rác thải nguy hại, cần được thu gom và tiêu hủy đúng quy định, không thể tiêu hủy bằng cách đốt hay chơn lấp. Trong bao bì hóa chất BVTV ln tồn dư một lượng thuốc nhất định, nếu đem đốt vẫn ảnh hưởng đến môi trường, khơng khí, cịn nếu chơn lấp sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước mạch ngầm. Việc người dân bỏ chung với chất thải sinh hoạt gây khó khăn cho cơng tác thu gom, phân loại chất thải cho đội vệ sinh môi trường.
3.3.1 Tình hình bn bán, kinh doanh hóa chất BVTV
Xã Tân Tiến có 5 cửa hàng, đại lý kinh doanh hóa chất BVTV nên về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu cung ứng hóa chất BVTV cho người dân, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Chủ tịch UBND xã chỉ đạo cán bộ nông nghiệp kiểm tra các cơ sở kinh doanh hóa chất BVTV 1 lần/năm với các nội dung:
- Kiểm tra, xác định các cơ sở bn bán hóa chất BVTV đã được cấp phép kinh doanh chưa.
- Xác minh hiểu biết của chủ cơ sở buôn bán.
- Kiểm tra chất lượng, nguồn gốc các loại hóa chất.
Theo kết quả điều tra phỏng vấn các hộ kinh doanh chỉ có duy nhất 1 đại lý được cấp giấy phép kinh doanh, cịn lại 4 hộ khơng có giấy phép kinh doanh, họ tự mở cửa hàng và nhập các loại hóa chất về bán. Phần lớn thuốc được nhập và cung
cấp từ các công ty thuốc BVTV. Trong cửa hàng chủ yếu bán các loại thuốc do Việt Nam hoặc liên doanh với nước ngồi sản xuất. Các loại hóa chất BVTV được bày bán tại các cửa hàng rất đa dạng, tập trung vào thuốc trừ sâu, trừ bệnh và trừ cỏ và các loại phân bón cho cây trồng.
Các cửa hàng xây vững chắc, có kho chứa nhỏ nhưng chưa đảm bảo yêu cầu mà chỉ có mái che, thống mát, khơng có phương tiện chữa cháy hay các biển cảnh báo nguy hiểm, thuốc BVTV cịn để tràn lan bên ngồi sàn, trên các thùng hộp hoặc trên kệ tủ.
Bảng 3.8 Các cửa hàng kinh doanh HCBVTV xã Tân TiếnThôn Số lượng Tên chủ cửa Thôn Số lượng Tên chủ cửa
hàng Cửa hàng Tách biệt với nhà ở Chung với nhà ở Mới 2 Chị Hạnh Chị Phượng Nội 1 Chị Tâm Thượng Lạp 2 Anh Quân Chị Loan
Qua bảng 3.7 cho thấy, có 1 cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV cịn bày bán chung với nhà ở. Mặc dù đã được bảo quản trong tủ kính và xa khu vực sinh hoạt chung của gia đình nhưng điều này vẫn ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Thuốc BVTV có tính độc, nếu khơng được bảo quản tốt hoặc hóa chất BVTV dính vào đồ dùng sinh hoạt dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, đặc biệt là trẻ em và người già, phụ nữ mang thai có sức đề kháng yếu nếu hít phải khí, mùi khó chịu của thuốc BVTV sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
3.3.2 Cơng tác tập huấn, hướng dẫn sử dụng hóa chất BVTV
Khi được phỏng vấn về các chương trình tập huấn ở địa phương, thu được kết quả như sau:
Hình 3.22 Số người được tập huấn về sử dụng hóa chất BVTV
Hình 3.23 Mức độ tiếp nhận lĩnh vực được tập huấn của người dân
Các cán bộ nơng nghiệp triển khai mỗi năm 1 chương trình tập huấn về hóa chất BVTV cho người dân, và có tới 85% hộ dân tham gia. Các lĩnh vực tập huấn tại địa phương: cách pha chế hóa chất, thải bỏ hóa chất an tồn; liều lượng, thời gian sử dụng; cách pha chế các loại hóa chất với nhau. Người dân hứng khởi trong
việc tiếp nhận các thông tin từ cán bộ địa phương về sử dụng và thải bỏ hóa chất, tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế vẫn cịn gặp một số khó khăn nhất định.
3.3.3 Cơng tác xử lý hóa chất BVTV tại xã Tân Tiến
Hiện nay, xã Tân Tiến vẫn chưa có các bể thu gom bao bì HCBVV. Tỉnh Vĩnh Phúc đã có cơng văn chỉ đạo hỗ trợ từng địa phương trong việc xây dựng các bể chứa bao bì HCBVTV bằng bê tơng đặt ở đầu bờ ruộng. UBND xã Tân Tiến đang tiến hành xây dựng các bể chứa hóa chất BVTV tại các cánh đồng của các thơn giúp người dân có nơi tập kết bao bì HCBVTV riêng. Đồng thời, sẽ có kế hoạch tuyên truyền vận động các hộ thải bỏ các loại chất thải chứa hóa chất BVTV vào các bể chứa theo quy định.
Bảng 3.9 Kế hoạch xây dựng các bể thu gom xã Tân Tiến
STT Thôn Số lượng
1 Mới 5
2 Nội 5
3 Thượng Lạp 4
Căn cứ thông tư số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT thông tư Liên tịch hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, các bể chứa được xây bằng xi măng, có khả năng chống ăn mịn, khơng bị rị rỉ, khơng phản ứng hóa học với chất thải chứa bên trong; có khả năng chống thấm, khơng thẩm thấu chất thải ra bên ngồi; đảm bảo khơng bị gió, nước làm xê dịch. Có hình khối chữ nhật phù hợp với địa điểm đặt bể chứa, thuận tiện cho việc di chuyển. Dung tích bể chứa khoảng 0,5 - 01 m3, có nắp đậy kín. Nắp bể chắc chắn, khơng bị gió, mưa làm xê dịch và rộng hơn thành bể tối thiểu 05 cm để tránh nước mưa chảy vào; bên thành đứng của bể chứa có ơ cửa nhỏ gần nắp đậy có thể đóng mở dễ dàng; bể có chiều cao thích hợp để phòng ngừa nước lũ tràn vào bên trong. Bên ngồi bể chứa có ghi dịng chữ “Bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng” và biểu tượng cảnh báo nguy hiểm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707:2009 về Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo.
Bảng 3.10 Dự kiến xây các bể chứa bao bì HCBVTV
Vị trí Trục giao thơng nội đồng, bờ ruộng lớn Chỗ cao, không bị ngập lụt
Không gần các mạch nước
Chất liệu Xi măng, có khả năng chống mịn
Khơng bị rị rỉ, có khả năng chống thấm, khơng thẩm thấu ra bên ngồi
Khơng phản ứng hóa học với chất thải bên trong Hình dáng Hình chữ nhật
Dung tích 0,5 – 1 m3 Có nắp đậy kín
Nắp đậy chắc chắn, rộng hơn thành bể tối thiểu 5cm Bể cao, phòng ngừa nước lũ tràn vào
Đặc điểm bên ngồi
Có ơ cửa nhỏ gần nắp đậy đóng mở dễ dàng
Bên ngồi có ghi dịng chữ: “Bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng” và biểu tượng cảnh báo nguy hiểm theo TCVN TCVN 6707:2009 về Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo. Số lượng 1 bể trên diện tích 3 ha đất canh tác cây lúa
1 bể trên diện tích 10 ha đất canh tác cây trồng lâu năm sử dụng thuốc BVTV
Bảng 3.11 So sánh công tác lưu trữ và xử lý của xã Tân Tiến với thông tư số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT
Thông tư số 05/2016/TTLT-
BNNPTNT-BTNMT Xã Tân Tiến đã và đang thực hiện
- Bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom từ bể chứa hoặc khu vực lưu chứa được vận chuyển đến nơi