6. Kết cấu khóa luận
2.2. Thực trạng các quy định pháp luật về thực hiện hợp đồng môi giới thương mạ
2.2.3. Trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm hợp đồng môi giới thương mại
giữa các bên có nhu cầu. Thực tế bên mơi giới nhận tài liêu, thông tin và mang những tài liệu, thơng tin ấy đi mời chào, tìm kiếm, giới thiệu cho bên được mơi giới thì có thể hiểu là bên được môi giới đã sử dụng dịch vụ của bên mơi giới trong việc tìm kiếm đối tác. Vì vậy cho dù khơng tìm kiếm được đối tác thì bên được mơi giới cũng phải có ý nghĩa trả thù lao hoặc chi phí cho bên mơi giới. Trong trường hợp này pháp luật chưa phân biệt giới hạn của việc sử dụng dịch vụ mơi giới và mục đích mà bên mơi giới đặt ra.
Nghĩa vụ của bên được môi giới
Luật thương mại 2005 tôn trọng trước tiên về sự thỏa thuận giữa các bên về nghĩa vị của bên được mơi giới. Trường hợp khơng có thỏa thuận thì mới áp dụng quy định của luật. Theo quy định của luật bên được mơi giới có các nghĩa vụ tương đương với quyền của bên môi giới sau đây:
Một là, cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hố, dịch vụ;
Hai là, trả thù lao mơi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên mơi giới.
Ba là, bên được mơi giới phải thanh tốn các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến việc môi giới, kể cả khi việc môi giới không mang lại kết quả cho bên được môi giới.
2.2.3. Trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm hợp đồng môi giới thươngmại mại
Khi hợp đồng môi giới thương mại được giao kết và có hiệu lực pháp luật, những cam kết trong hợp đồng có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các bên. Nếu một bên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận thì bị coi là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Trong hợp đồng mơi giới thương mại, ngồi các điều khoản do các bên thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng, các bên còn phải tuân thủ những nội dung pháp lý bắt buộc đã được pháp luật quy định. Ví dụ, LTM 2005 quy định bên được mơi giới có nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hóa, dịch vụ. Trong trường hợp hợp đồng mơi giới do các bên thỏa thuận không quy định về điều khoản này, bên được môi giới vẫn có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ cung cấp thơng tin, tài liệu và phương tiện liên quan đến hàng hóa, dịch vụ để bên mơi giới thực hiện hoạt động môi giới. Việc không thực hiện nghĩa vụ nêu trên cũng được coi là vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng. Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại nói chung và hợp đồng mơi giới nói riêng được quy định từ điều 292 đến điều 316 LTM 2005. Theo đó, các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng bao gồm: buộc thực hiện đúng hợp đồng; phạt vi phạm; buộc bồi thường thiệt hại; tạm ngừng thực hiện hợp đồng; đình chỉ thực hiện hợp đồng; hủy bỏ hợp đồng và các biện pháp khác do
các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
Thứ nhất, Buộc thực hiện đúng hợp đồng: Buộc thực hiện đúng hợp đồng là hình
thức chế tài, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của bên bị vi phạm. Căn cứ để áp dụng chế tài là có hành vi vi phạm hợp đồng và có lỗi của bên vi phạm. Biểu hiện cụ thể của việc áp dụng chế tài này là bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh. Buộc thực hiện đúng hợp đồng trong kinh doanh, thương mại là biện pháp bảo đảm hiệu lực của hợp đồng, uy tín thương nhân trong hoạt đơng kinh doanh.
Thứ hai, Phạt hợp đồng: Phạt hợp đồng là hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng,
theo đó bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm khoản tiền nhất định do pháp luật quy định hoặc do các bên thoả thuận trên cơ sở pháp luật. Chế tài phạt hợp đồng có mục đích chủ yếu là trừng phạt, tác động vào ý thức của các chủ thể hợp đồng nhằm giáo dục ý thức tơn trọng hợp đồng, phịng ngừa vi phạm hợp đồng. Với mục đích như vậy, phạt hợp đồng được áp dụng phổ biến đối với các vi phạm hợp đồng. Điều 418 BLDS 2015 quy định thoả thuận phạt vi phạm: Là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp các bên có thoả thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phạt vi phạm hợp đồng”.
Mức tiền phạt vi phạm hợp đồng bị giới hạn bởi thoả thuận về mức phạt của các bên trong hợp nhưng không được vượt quá mức phạt do pháp luật quy định. Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng kinh doanh, thương mại hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm
Thứ ba, Bồi thường thiệt hại: Bồi thường thiệt hại là hình thức chế tài được áp
dụng nhằm khơi phục, bù đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên bị vi phạm hợp đồng mua bán. Với mục đích này, bồi thường thiệt hại chỉ được áp dụng khi có thiệt hại xảy ra. Về nguyên tắc, bên vi phạm phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại vật chất cho bên bị vi phạm. Tuy nhiên các khoản thiệt hại đòi bồi thường phải nằm trong phạm vi được pháp luật ghi nhận. Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải có nghĩa vụ chứng minh tổn
thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu khơng có hành vi vi phạm hợp đồng. Bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm bồi thường khi khơng thực hiện được nghĩa vụ hồn tồn do lỗi của bên có quyền, theo khoản 3 Điều 351 BLDS năm 2015 quy định “Bên có nghĩa vụ
khơng phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hồn tồn do lỗi của bên có quyền”. Điều 419 BLDS năm 2015 quy định: “1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này; 2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền cịn có thể u cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do khơng hồn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại; 3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tịa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tịa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc”.
Lần đầu tiên BLDS năm 2015 quy định bồi thường tổn thất về tinh thần do vi phạm hợp đồng, tuy nhiên tiêu chí xác định mức độ tổn thất về tinh thần đối với pháp nhân trong hợp đồng thương mại như thế nào thì chưa có quy định cụ thể.
Khi xảy ra vi phạm hợp đồng, bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các
biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất, kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do bên vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại khơng áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được. Có như vậy mới làm cho thiệt hại giảm đến mức thấp nhất, đồng thời tránh bên có quyền lợi dụng vi phạm hợp đồng làm cho thiệt hại lớn hơn, thiệt hại thái quá so với mức độ hành vi vi phạm; nếu bên có quyền khơng áp dụng các biên pháp cần thiết để ngăn chặn thiệt hại thì bên có quyền cũng phải gánh chịu một phần thiệt hại xảy ra.
Khi áp dụng trách nhiệm bồi thường, cần lưu ý mối quan hệ giữa phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại, Luật thương mại quy định trong trường hợp các bên của hợp đồng trong kinh doanh thương mại khơng có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền u cầu bồi thường thiệt hại; trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại. Các bên có quyền thoả thuận về việc bên vi phạm chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp tiền phạt vi phạm hợp đồng và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng mua bán là hình thức chế tài, theo đó 1 bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mua bán. Khi hợp đồng mua bán bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong những trường hợp sau đây: - Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngùng thực hiện hợp đồng.
- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng
Khi hợp đồngbị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn cịn hiệu lực và bên bị vi phạm có quyền yêu cầu thường thiệt hại theo quy định của Luật này.
Thứ năm, đình chỉ thực hiện hợp đồng
Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau:
- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ thực hiện hợp đồng;
- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Khi hợp đồng mơi giới thương mại bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên khơng phải tiếp tục thực
hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền u cầu bên kia thanh tốn hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Thứ sáu, Hủy bỏ hợp đồng
Hủy bỏ hợp đồng là hình thức trách nhiệm pháp lý cao nhất được áp dụng khi có vi phạm hợp đồng. theo Điều 312 LTM quy định, bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền tuyên bố hủy hợp đồng nếu việc vi phạm của bên kia là điều kiện để hủy hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận. Hủy bỏ hợp đồng mơi giới thương mại là hình thức chế tài, theo đó một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và làm cho hợp đồng khơng cịn hiệu lực từ thời điểm giao kết. Hủy bỏ hợp đồng có thể hủy bỏ một phần hoặc tồn bộ hợp đồng. Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng, trừ các thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp. Các bên có quyền địi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hồn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp khơng thể hồn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hồn trả bằng tiền. Chế tài hủy hợp đồng mua bán hàng hóa do các bên thỏa thuận và cần phải ghi vào hợp đồng trong điều khoản “điều kiện hủy hợp đồng”. Chế tài hủy hợp đồng còn được áp dụng trong các trường hợp một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng.
Hủy bỏ hợp đơng bao gồm hủy bỏ tồn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng. Việc hủy bỏ hợp đồng sẽ dẫn đến các hậu quả pháp lý sau:
- Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. hợp đồng bị hủy sẽ khơng cịn hiệu lực kể từ thời điểm giao kết
- Mỗi bên có quyền địi hỏi lại lợi ích cho việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Nếu do việc hủy hợp đồng mà các bên đều có nghĩa vụ bồi hồn thì nghĩa vụ của họ thì họ phải được thực hiện đồng thời. Nếu khơng thể hồn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hồn trả bằng tiền.
- Quyền đòi bồi thường thiệt hại do hủy hợp đồng thuộc về bên bị vi phạm (Điều 314, LTM 2005). Đối với vi phạm khơng cơ bản thì bên bị vi phạm khơng được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2.2.4. Giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng môi giới thương mại
Hợp đồng môi giới thương mại là một dạng của hợp đồng thương mại, vì vậy, việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng môi giới được thực hiện theo các quy định của LTM 2005. Theo đó, các hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng môi giới thương mại bao gồm: thương lượng giữa các bên; hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải; giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án. Thủ tục giải quyết tranh chấp tại Trọng tài, Tòa án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Tòa án do pháp luật quy định.
Nếu có tranh chấp xảy ra thì các bên ln lựa chọn cách giải quyết sao cho vừa nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí mà lại vừa thuận lợi cho cả hai bên. Bởi trong kinh doanh các bên ln muốn giữ uy tín, danh dự cũng như bí mật kinh doanh của mình. Tranh chấp xảy ra do nhiều lý do và nhiều yếu tố tác động vào, vấn đề đặt ra là làm thế nào để giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và triệt để, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho các bên nhất là bên vi phạm.
Thương lượng: là hình thức giải quyết tranh chấp khơng cần đến vai trò của người
thứ ba. Đặc điểm của thương lượng là các bên cùng nhau trình bày quan điểm, tìm ra các biện pháp thích hợp, trên cơ sở đó đi đến thống nhất để giải quyết các bất đồng. Kết quả của thương lượng thường là những cam kết, thỏa thuận về những giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ những bất đồng phát sinh mà các bên thường không nhận thức được trước đó. Thương lượng là phương thức các bên hay lựa chọn nhất khi xảy ra tranh chấp. Phương thức này thể hiện được bản chất của giao kết hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên. Hơn nữa phương thức này nhanh gọn và đảm bảo lợi ích cho các bên được hài hịa hơn.
Phương thức giải quyết tranh chấp này được thực hiện bởi cơ chế giải quyết nội bộ (cơ chế tự giải quyết) thông qua việc các bên tranh chấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để