Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu Pháp luật về thực hiện hợp đồng môi giới thương mại. Thực tiễn thực hiện tại Công ty cổ phần Văn Phú Homes (Trang 55 - 60)

6. Kết cấu khóa luận

3.3 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Mơi giới thương mại là một loại hình dịch vụ được phát triển ở nước ta trong những năm gần đây. Môi giới thương mại là một hoạt động thương mại và được pháp luật điều chỉnh tại Luật thương mại 2005. Tuy nhiên qua thực tiễn cho thấy hoạt động môi giới vẫn gặp khá nhiều vướng mắc, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của chính ngành dịch vụ này cũng như nền kinh tế. Tác giả đưa ra một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để doanh nghiệp hoạt động mơi giới thương mại có thể khắc phục được những hạn chế khi thực hiện giao kết hợp đồng:

- Chế tài thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại. - Trách nhiệm vi phạm hợp đồng và phạt vi phạm hợp đồng.

- LTM 2005 khơng quy định về hình thức của hợp đồng môi giới thương mại, trong khi các hoạt động trung gian thương mại khác đều có quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng phát sinh giữa bên thuê dịch vị và bên thực hiện dịch vụ trung gian. Vì

vây, để có cơ sở pháp lý rõ ràng cho các bên tham gia quan hệ môi giới thương mại để dễ dàng xác lập hợp đồng, cần có những văn bản hướng dẫn thi hành LTM cần quy định hình thức hợp đồng mơi giới thương mại sao cho phù hợp.

- Một vướng mắc khác mà hoạt động môi giới thương mại trong thực tế gặp phải khi thực hiện giao kết hợp đồng, đó là vấn đề về chế độ thanh tốn chi phí, thù lao. Thù lao trong hoạt động thương mại là khoản tiền mà bên được môi giới phải trả cho bên môi giới khi bên môi giới giúp bên được môi giới làm việc với bên thứ ba. Luật thương mại 2005 chưa có quy định về trường hợp khi các bên khơng có thỏa thuận thì khi nào bên môi giới được hưởng thù lao mơi giới, khi nào được hưởng chi phí mơi giới. Hay trường hợp bên mơi giới ký hợp đồng môi giới với cả hai bên được mơi giới thì thù lao tính như thế nào. Chính vì vậy pháp luật cần có quy định rõ hơn về thù lao mơi giới, ví dụ như nếu bên được môi giới giao kết thành công hợp đồng với bên thứ ba, thì thù lao mơi giới phải do cả hai bên này cùng thanh toán; nếu giao kết hợp đồng với bên thứ ba khơng thành cơng thì bên được mơi giới phải thanh tốn thù lao bao gồm cả chi phí mơi giới mà bên mơi giới đã bỏ ra. Đối với trường hợp bên môi giới giao kết hợp đồng với cả hai bên được mơi giới thì thù lao được xét trong mối quan hệ giao dịch thương mại, chứ bên môi giới không thể hưởng thù lao từ cả hai bên được môi giới trong cùng một giao dịch.

Việc điều chỉnh các quy định pháp luật về hoạt động môi giới là rất cần thiết, tạo điều kiện cho ngành dịch vụ này được tiến hành dễ dàng, thuận tiện hơn, tránh được nhiều rủi ro phát sinh, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế phát triển. Hy vọng sắp tới pháp luật sẽ có sự điều chỉnh sát với thực tế hơn nữa để hạn chế được tối thiểu nhất những rủi ro mà các doanh nghiệp có thể gặp phải trong hoạt động mơi giới thương mại.

KẾT LUẬN

Hoạt động môi giới thương mại cùng với các hoạt động trung gian thương mại khác ở Việt Nam đang trong quá trình hình thành và phát triển. Các hoạt động này đã góp phần hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất thông qua phương thức phân phối và cung ứng dịch vụ qua trung gian. Để hoạt động môi giới thương mại phát triển lành mạnh và đúng pháp luật, nhà nước cần tạo ra môi trường pháp lý, môi trường đầu tư kinh doanh ổn định, đồng bộ, trong đó các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các bên trong hợp đồng mơi giới thương mại đóng vai trị quan trọng.

Các quy định của pháp luật về hợp đồng môi giới thương mại được xây dựng trên cơ sở chế định hợp đồng trong luật dân sự nhưng mang tính chuyên biệt phù hợp với đặc thù của hoạt động thương mại. Những quy định của pháp luật về vấn đề này nhìn chung đã tương đối đầy đủ, có nhiều điềm tiến bộ và có nhiều điểm tương đồng với pháp luật các nước khi quy định các vấn đề: chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng, hình thức hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên và việc chấm dứt quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, do pháp luật về hợp đồng môi giới thương mại được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau nên các quy định hiện hành về hợp đồng mơi giới thương mại cịn có nhiều điểm chưa thống nhất, nhiều nội dung quan trọng trong hợp đồng môi giới chưa được điều chỉnh cụ thể. Vì vậy, việc tiếp tục hồn thiện pháp luật về hợp đồng môi giới thương mại là rất cần thiết.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá nội dung pháp luật về hợp đồng môi giới thương mại, luận văn đã đưa ra một số định hướng và giải pháp góp phần hồn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hợp đồng môi giới thương mại, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và hiệu quả trong việc triển khai các quy định của pháp luật về hợp đồng môi giới thương mại trên thực tiễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Sách tham khảo và giáo trình

1. Nguyễn Viết Tý (chủ biên) (2006), Giáo trình Luật thương mại, tập 1, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân.

2. Từ điển Luật học (2006), Nxb Từ điển Bách khoa và Nxb Tư pháp, Hà Nội. 3. Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 1997.

4. Nguyễn Như Ý (2001), Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Bộ Tư pháp, Trung tâm thông tin tư vấn pháp luật và bồi dưỡng nghiệp vụ, GZT (2010), cẩm nang pháp luật kinh doanh dành cho doanh nghiệp Nhỏ và Vừa, tập I,

II, Nxb Tư pháp.

6. Nguyễn Thị Mơ (2004), Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa

dịch vụ thương mại, Nxb Lý luận chính trị.

II. Các cơng trình nghiên cứu

7. Nguyễn Thị Vân Anh (2010), Pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

8. Hà Công Bảo (2013), Hợp đồng thương mại dịch vụ và vai trị của nó đối với

doanh nghiệp, Viện kinh tế và thương mại quốc tế, Trường Đại học ngoại thương, http://ieit.edu.vn, ngày 08/4/2014;

9. Lê Minh Hùng (2010), Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Phạm Thị Trang (2012), Pháp luật về môi giới bất động sản, Luận văn thạc sỹ

luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

11. 12. Hoàng Thị Tuyết (2001), Hoạt động môi giới thuê tầu của Vietfrancht, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại thương.

III. Tài liệu internet

12. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020;

13. Bộ Xây dựng, Tổng hợp kinh nghiệm nước ngoài về kinh doanh bất động sản, truy cập tại địa chỉ: duthaoonline.quochoi.vn.

14. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên, Báo cáo Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ Việt Nam tới năm 2020 (CSSSD) và tầm nhìn đến năm 2025 (2009);

15. Sài Gịn tiếp thị, Mắc cạn vì tin nhà mơi giới, số ra ngày 8/11/2013.

16. Sở xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh, Phụ lục bảng tổng hợp các kiến nghị

sửa đổi các điều khoản cụ thể tại Luật kinh doanh bất động sản,

DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

17. Bộ luật dân sự năm 2005. 18. Bộ luật hàng hải năm 2005. 19. Luật chứng khoán năm 2006.

20. Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006.

21. Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của Ủy ban liên hiệp quốc về Luật thương mại quốc tế.

22. Luật thương mại năm 2005. 23. Luật thương mại năm 1997.

24. Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010.

25. Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản.

26. Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán.

27. Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.

28. Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.

29. Thông tư số 13/2008/TT-BXD về hướng dẫn một số điều trong Nghị định 153/2007/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản.

30. Thông tư số 124/2012/TT-BTC ngày 30/7/2012 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm và Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thực hiện hợp đồng môi giới thương mại. Thực tiễn thực hiện tại Công ty cổ phần Văn Phú Homes (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w