Kết quả nghiên cứu thí nghiệm II:

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TỶ LỆ PROTEIN TRÊN NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CÓ BỔ SUNG MỘT SỐ AXIT AMIN THIẾT YẾU VÀ TỶ LỆ MỘT SỐ AXIT AMIN THIẾT YẾU SO VỚI LYSINE TRONG THỨC ĂN HỖN HỢ P CHO LỢN CON GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA potx (Trang 64 - 92)

Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ một số axit amin thiết yếu so với lysine trong thức ăn đến sinh trưởng của lợn con giai đoạn sau cai sữa (từ 5 - 15 kg)

3.2.1. Sinh trƣởng tích luỹ của lợn thí nghiệm:

Để theo dõi sinh trƣởng tích luỹ của lợn thí nghiệm, chúng tôi tiến hành cân khối lƣợng lợn con tại các thời điểm: cai sữa (28 ngày tuổi), 35, 42, 49 và 56 ngày. Kết quả theo dõi về sinh trƣởng tích luỹ của đàn lợn thí nghiệm II đƣợc trình bày tại Bảng 3.9. Đối với đàn lợn dòng CA (con lai của bố L19 x mẹ C1230) nuôi tại trại chăn nuôi Tân Thái, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

Bảng 3.9:Sinh trƣởng tích luỹ của lợn thí nghiệm II

STT Ngày tuổi

Khối lượng lợn con (kg)

Lô IIa (n=30) Lô IIb (n=30) Lô IIc (n=30)

X m X Cv (%) X m X Cv (%) X m X Cv (%) 1. 28 6,21a 0,14 12,73 6,22 a 0,14 12,23 6,23 a  0,14 12,44 2. 35 7,91  0,17 11,58 8,03  0,18 12,10 8,23  0,17 11,63 3. 42 10,05b 0,19 10,34 10,14 b 0,23 12,62 10,37 b 0,19 10,03 4. 49 12,49  0,25 10,97 12,60  0,28 12,03 12,86  0,28 12,13 5. 56 15,27c 0,25 9,15 15,41c 0,31 11,11 15,69c 0,33 11,42 So sánh (%) 100 100,91 102,75

a,b,c Trên cùng hàng ngang, các số mang số mũ giống nhau sai khác nhau không có ý nghĩa thông kê ở mức P>0,05.

Khối lƣợng lợn lúc bắt đầu thí nghiệm là tƣơng đƣơng nhau, với khối lƣợng lợn trung bình của lô IIa là 6,21 kg, lô IIb là 6,22 kg và lô IIc là 6,23 kg.

Trong giai đoạn đầu mặc dù đƣợc ăn các khẩu phần ăn có tỷ lệ các axit amin so với lysine khác nhau, nhƣng do khối lƣợng thức ăn tiêu thụ chƣa nhiều cho nên ảnh hƣởng của yếu tố thí nghiệm đến sinh trƣởng của lợn con chƣa rõ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

rệt. Khối lƣợng lúc 42 ngày tuổi của cả ba lô không có sự sai khác nhau, từ 10,05 - 10,37 kg/con. Nhƣng từ giai đoạn sau đó, do khả năng ăn của lợn con tăng lên, cho nên yếu tố thí nghiệm đã có tác động. Cụ thể đến thời điểm kết thúc thí nghiệm ở 56 ngày tuổi, khối lƣợng lợn của lô IIa là 15,27 kg thấp hơn lô IIb đạt 15,41 kg và lô IIc đạt 15,69 kg.

Nếu coi khối lƣợng của lợn ở lô IIa tại thời điểm 56 ngày tuổi là 100%, thì khối lƣợng của lợn ở lô IIb và lô IIc sẽ lần lƣợt là 100,91 và 102,75%, tức là khối lƣợng của lợn ở lô IIa tại thời điểm 56 ngày tuổi thấp hơn khối lƣợng của lợn ở lô IIb là 0,91% và thấp hơn khối lƣợng của lợn ở lô IIc 2,75% .

Kết quả trên cho thấy rằng, tỷ lệ các axit amin khác nhau trong các công thức thí nghiệm đều có ảnh hƣởng tốt đến sinh trƣởng của lợn con giai đoạn từ cai sữa đến 56 ngày tuổi và mức độ ảnh hƣởng tăng dần theo sự tăng lên của tỷ lệ các axit amin so với lysine. Điều này chứng tỏ trong giai đoạn từ cai sữa đến 56 ngày tuổi lợn con cần bổ sung đầy đủ các axit amin thiết yếu nhƣ lysine, methionine + cystein, threonine, tryptophan... với một tỷ lệ nhất định. Các axit amin này đã có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, thúc đẩy sinh trƣởng của lợn con, lợn con sinh trƣởng phát triển nhanh hơn và khi kết thúc thí nghiệm có khối lƣợng cao hơn. Nhƣ vậy với khẩu phần ăn có tỷ lệ axit amin thiết yếu so với lysine ở mức cao (lô IIc) đáp ứng đƣợc nhu cầu về axit amin tốt hơn so với lô IIa và lô IIb.

Tuy nhiên, khi so sánh sự sai khác thống kê giữa các lô cho thấy mặc dù giá trị tuyệt đối về khối lƣợng lúc 56 ngày của cả 3 lô là có sự sai khác nhau, nhƣng sự sai khác này chƣa rõ rệt với P>0,05.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 5 10 15 20 28 35 42 49 56

Giai đoạn sinh trưởng (ngày)

S in h t n g t íc h lu (k g ) Lô IIa Lô IIb Lô IIc

Hình 4. Đồ thị sinh trƣởng tích luỹ của lợn thí nghiệm II

3.2.2. Sinh trƣởng tuyệt đối và tƣơng đối

Việc đánh giá sinh trƣởng của lợn thể hiện việc tăng khối lƣợng của cơ thể, đƣợc tính dƣới dạng sinh trƣởng tuyệt đối (gam/con/ngày) hoặc sinh trƣởng tƣơng đối (%).

Số liệu về sinh trƣởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm II đƣợc trình bày tại Bảng 3.10.

Bảng 3.10: Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm II

TT Giai đoạn

(ngày tuổi)

Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

Lô IIa Lô IIb Lô IIc

1 28 - 35 242,86 255,71 285,24

2 35 - 42 306,19 300,48 305,71

3 42 - 49 348,10 351,90 356,19

4 49-56 397,62 401,43 403,81

5 Trung bình toàn kỳ 323,69 328,33 337,74

So sánh (%) 100 101,43 104,34

Qua số liệu thu đƣợc cho chúng ta thấy, sinh trƣởng tuyệt đối của cả 3 lô thí nghiệm đều tuân theo quy luật chung về sinh trƣởng của gia súc. Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm tăng dần theo giai đoạn sinh trƣởng, trong giai đoạn sinh trƣởng từ 28 đến 35 ngày tuổi sinh trƣởng tuyệt đối của lợn là 242,86 – 255,71 và 285,24 gam/con/ngày theo thứ tự các lô thí nghiệm IIa, IIb và IIc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đến giai đoạn từ 35 đến 42 ngày tuổi, sinh trƣởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm tăng dần; trong giai đoạn từ 49 đến 56 ngày tuổi sinh trƣởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm đạt mức độ cao nhất, tƣơng ứng đạt từ 397,62 – 403,81 gam/con/ngày.

Tính trung bình cho cả kỳ thí nghiệm, sinh trƣởng tuyệt đối trong giai đoạn từ cai sữa đến 56 ngày tuổi tƣơng đối cao, đạt từ 323,69 – 337,74 gam/con/ngày. Trong đó lô IIc đạt cao nhất (337,74 gam/con/ngày), tiếp sau là lô IIb đạt 328,33 gam/ con/ngày và lô IIa là 323,69 gam/con/ngày. Nếu coi sinh trƣởng tuyệt đối của lô IIa là 100% thì lô IIb đạt 101,43% và lô IIc là 104,34%.

Nhƣ vậy khi tăng tỷ lệ các axit amin so với lysine thức ăn có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn từ cai sữa đến 56 ngày tuổi, mức độ ảnh hƣởng tăng dần từ tỷ lệ 1 đến tỷ lệ 3, tƣơng đƣơng từ 1,43 – 4,34%.

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) 28-35 35-42 42-49 49-56 Giai đoạn sinh trưởng (ngày)

Lô IIa Lô IIb Lô IIc

Hình 5. Biểu đồ sinh trƣởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm II

Tƣơng tự nhƣ vậy đối với sinh trƣởng tƣơng đối cũng không có sự sai khác giữa các lô thí nghiệm có tỷ lệ các axit amin khác nhau so với lysine (Bảng 3.11).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.11: Sinh trƣởng tƣơng đối của lợn thí nghiệm II

STT Giai đoạn

( ngày tuổi)

Sinh trưởng tương đối (%)

Lô IIa Lô IIb Lô IIc

1. 28 -35 24,22 25,52 27,70

2. 35-42 23,97 23,07 23,16

3. 42-49 22,68 21,74 21,25

4. 49-56 20,21 20,15 19,86

Đối với sinh trƣởng tƣơng đối của lợn thí nghiệm II cũng tuân theo quy luật chung tức là giảm dần theo sự tăng lên của ngày tuổi phù hợp với quy luật phát triển của gia súc. Số liệu thu đƣợc về sinh trƣởng tƣơng đối cũng không có sự sai khác giữa các lô đƣợc ăn thức ăn có tỷ lệ các axit amin khác nhau so với lysine. Ở giai đoạn từ 28 - 35 ngày tuổi, sinh trƣởng tƣơng đối của lô IIa là 24,22%, lô IIb là 25,52% và lô IIc là 27,70%. Đến giai đoạn 49-56 ngày tuổi, sinh trƣởng tƣơng đối của lợn con cũng tƣơng tự nhƣ vậy, lô IIa là 20,21%; của lô IIb là 20,15% và của lô IIc là 19,86%. Điều này một lần nữa chứng minh rằng khẩu phần ăn có các tỷ lệ axit amin so với lysine khác nhau không có ảnh hƣởng rõ rệt đến sinh trƣởng của lợn thí nghiệm.

3.2.3. Tiêu tốn thức ăn/ 1 kg tăng khối lƣợnglợn từ cai sữa đến 56 ngày tuổi

Kết quả theo dõi về tiêu tốn thức ăn /1 kg tăng khối lƣợng lợn từ 28-56 ngày tuổi đƣợc trình bày tại Bảng 3.12.

Bảng 3.12: Tiêu tốn thức ăn/ 1 kg tăng khối lƣợng từ 28 - 56 ngày tuổi

STT Diễn giải ĐVT Lô IIa Lô IIb Lô IIc

1. 1 Tổng khối lƣợng lợn tăng trong kỳ TN kg 271,90 275,80 283,70 2. 2 Tổng khối lƣợng thức ăn tiêu thụ kg 367,07 369,57 371,65 3. 3 Lƣợng thức ăn tiêu thụ trong kỳ TN kg/con 12,24 12,32 12,39 4. 4 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng

khối lƣợng kg 1,35 1,34 1,31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lƣợng thức ăn tiêu thụ bình quân/con trong cả kỳ thí nghiệm của cả 3 lô thí nghiệm có xu hƣớng tăng dần lên từ 12,24 – 12,39 kg, theo xu hƣớng tăng lên của tỷ lệ các axit amin so với lysine. Nguyên nhân chính theo chúng tôi là do ảnh hƣởng của các axit amin đến tính ngon miệng của lợn con. Chính do sự tăng lên của lƣợng thức ăn tiêu thụ/con đã góp phần làm tăng sinh trƣởng của lợn thí nghiệm và làm giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng của lợn con (Giảm từ 0,74 – 2,96% tƣơng ứng khi so lô IIb và IIc với lô IIa).

Ngoài ra, khi bổ sung các axit amin có tỷ lệ % so với lysine tăng cao dần cho lợn con, đã đáp ứng dần tới nhu cầu các axit amin của cơ thể, làm cho khả năng chuyển hoá thức ăn tốt hơn, thể hiện ở mức tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lƣợng thấp hơn. Điều này phản ánh ảnh hƣởng tích cực của các axit amin thiết yếu đến sinh trƣởng của lợn con thí nghiệm.

3.2.4. Chi phí thức ăn/ 1 kg tăng khối lƣợng lợn từ 28 - 56 ngày tuổi

Kết quả tính toán về chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng đƣợc trình bày tại Bảng 3.13.

Khi tăng tỷ lệ các axit amin so với lysine, do ảnh hƣởng của giá các axit amin tổng hợp L-lysine, DL-methionine, L-tryptophan và L-threonine còn khá cao, nên đơn giá thức ăn tổng hợp tăng lên nhiều, cụ thể vào thời điểm tiến hành thí nghiệm năm 2006, thì đơn giá 1kg thức ăn của lô IIa là 4.949,67 đồng, thấp hơn của lô IIb (5.012,65 đồng) là 62,98 đồng và lô IIc (5.252,45 đồng) là 302,78 đồng. Nếu lấy đơn giá thức ăn của lô IIa là 100% thì của lô IIb cao hơn lô IIa là 1,27% và lô IIc cao hơn 6,12%. Đây chính là yếu tố có ảnh hƣởng lớn nhất đến chi phí thức ăn của 1 kg tăng khối lƣợng lợn thí nghiệm. Mặc dù, khi tăng tỷ lệ các axit amin so với lysine, sinh trƣởng của lợn tăng lên, tiêu tốn thức ăn giảm xuống, nhƣng chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng vẫn cao hơn từ 0,52 - 2,97%.

Đây là một khó khăn thực tế và là một vấn đề chúng ta cần cân nhắc và suy nghĩ để quyết định. Nếu nhƣ giá của các axit amin trong tƣơng lai giảm thì khẩu phần thí nghiệm của lô IIc có triển vọng, nhƣng trong thời điểm hiện tại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khẩu phần lô IIb có tính thực tiễn hơn cả. Lợn con vừa sinh trƣởng nhanh, tiêu tốn thức ăn vừa phải mà chi phí thức ăn không cao.

Bảng 3.13: Chi phí thức ăn/ 1 kg tăng khối lƣợng lợn

STT Diễn giải ĐVT Lô IIa Lô IIb Lô IIc

1. Tổng KL lợn tăng trong

kỳ TN

kg 271,90 275,80 283,70

2. Tổng thức ăn tiêu tốn kg 367,07 369,57 371,65 3. Đơn giá của 1 kg TA đồng 4.949,67 5.012,65 5.252,45 4. Tổng chi phí thức ăn đồng 1.816.850,6 1.852,535,1 1.952.057,3 5. Chi phí thức ăn/ kg tăng

khối lƣợng kg 6.682,05 6.716,95 6.880,71

6. So sánh % 100 100,52 102,97

3.2.5. Tình hình nhiễm bệnh của lợn thí nghiệm

Lợn con giai đoạn sau cai sữa thƣờng bị rối loạn tiêu hoá, mà một trong những nguyên nhân gây nên là do thức ăn không cân đối về thành phần dinh dƣỡng. Chúng tôi tiến hành theo dõi tình hình mắc bệnh đƣờng tiêu hoá của lợn con để đánh giá ảnh hƣởng của thức ăn thí nghiệm đến sức khoẻ của lợn con. Số liệu đƣợc trình bày tại Bảng 3.14.

Bảng 3.14:Tình hình mắc bệnh của lợn thí nghiệm

STT Diễn giải Đơn vị

tính

Lô IIa Lô IIb Lô IIc

1. Số lợn theo dõi con 30 30 30

2. Số lợn mắc bệnh con 11 10 11

3. Tỷ lệ mắc bệnh % 36,67 33,33 36,67

4. Số lợn khỏi bệnh con 11 10 11

5. Tỷ lệ khỏi bệnh % 100 100 100

Số liệu thu đƣợc cho thấy ở tất cả các lô thí nghiệm đều có lợn con bị rối loạn tiêu hoá với tỷ lệ tƣơng đối cao, từ 33,33 - 36,67%. So sánh giữa các lô chúng tôi thấy lợn con bị rối loạn tiêu hoá giữa các lô chênh lệch nhau không lớn, hiện tƣợng này theo chúng tôi chỉ là do ảnh hƣởng của thời kỳ cai sữa gây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nên chứ không phải do yếu tố thí nghiệm. Sau khi đƣợc điều trị tất cả lợn bị rối loạn tiêu hoá đều khỏi bệnh. Do khẩu phần ăn có bổ sung đầy đủ các axit amin và các nguyên tố khoáng theo nhu cầu nên lợn con sinh trƣởng tƣơng đối tốt, lông da hồng hào bóng mƣợt ở tất cả 3 lô thí nghiệm, điều này phản ánh qua tỷ lệ nuôi sống của lợn con ở tất cả các lô đều rất cao đạt 100%.

So sánh kết quả thí nghiệm II với các nghiên cứu trong nƣớc đã thực hiện trƣớc đây chúng tôi thấy rằng:

Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Bật và cs (1995) về thức ăn để cai sữa sớm lợn con ở 35 ngày tuổi với 3250 kcal ME/kg; 20,5% protein thô và 1,4% lysine. Tuy nhiên, các tác giả chƣa đề cập đến tỷ lệ các axit amin thiết yếu trong khẩu phần.

Tƣơng tự nhƣ vậy, các tác giả Lã Văn Kính và cs (2003) [11] cũng đã tiến hành các thí nghiệm về nhu cầu năng lƣợng và axit amin cho lợn con sau cai sữa. Những nghiên cứu này là các tài liệu có giá trị về nhu cầu của năng lƣợng và axit amin cho lợn con. Qua các nghiên cứu trên chúng tôi thấy rằng đến nay cũng chƣa có nhiều công trình đề cập đến tỷ lệ các axit amin thiết yếu so với lysine trong khẩu phần.

Qua kết quả thu đƣợc của thí nghiệm II, chúng tôi sơ bộ kết luận nhƣ sau:

- Tỷ lệ các axit amin khác nhau so với lysine trong các công thức thí nghiệm II có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của lợn con giai đoạn từ cai sữa đến 56 ngày tuổi và mức độ ảnh hƣởng tăng dần khi tăng tỷ lệ các axit amin thiết yếu so với lysine trong khẩu phần. Điều này chứng tỏ trong giai đoạn từ cai sữa đến 56 ngày tuổi lợn con cần bổ sung đầy đủ các axit amin thiết yếu nhƣ lysine, methiorine + cystein, threonine, tryptophan... với một tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ axit amin thiết yếu so với lysine của lô IIc đáp ứng đƣợc nhu cầu về axit amin tốt hơn so với lô IIa và lô IIb. Tuy nhiên, sự sai khác chƣa rõ rệt với P>0,05.

- Khi bổ sung các axit amin có tỷ lệ % so với lysine tăng cao dần cho lợn con, đã đáp ứng dần tới nhu cầu các axit amin của cơ thể, làm cho khả năng chuyển hoá thức ăn tốt hơn, thể hiện ở mức tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lƣợng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thấp hơn. Điều này phản ánh ảnh hƣởng tích cực của các axit amin thiết yếu đến sinh trƣởng của lợn con thí nghiệm.

- Căn cứ vào điều kiện thực tế của chăn nuôi tại khu vực (Giá thành một số axit amin tổng hợp còn cao), nên sử dụng tỷ lệ các axit amin thiết yếu so với

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TỶ LỆ PROTEIN TRÊN NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CÓ BỔ SUNG MỘT SỐ AXIT AMIN THIẾT YẾU VÀ TỶ LỆ MỘT SỐ AXIT AMIN THIẾT YẾU SO VỚI LYSINE TRONG THỨC ĂN HỖN HỢ P CHO LỢN CON GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA potx (Trang 64 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)