Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TỶ LỆ PROTEIN TRÊN NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CÓ BỔ SUNG MỘT SỐ AXIT AMIN THIẾT YẾU VÀ TỶ LỆ MỘT SỐ AXIT AMIN THIẾT YẾU SO VỚI LYSINE TRONG THỨC ĂN HỖN HỢ P CHO LỢN CON GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA potx (Trang 45)

2.3.1. Phƣơng pháp phân tích thành phần hoá học của thức ăn

Phương pháp xác định vật chất khô:

Việc xác định độ ẩm của thức ăn gia súc đƣợc tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) - 4326 - 86, sấy mẫu khô tuyệt đối ở nhiệt độ 1050C cho tới khi có khối lƣợng không đổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phương pháp xác định hàm lượng protein thô:

Hàm lƣợng protein thô đƣợc xác định theo phƣơng pháp Kjeldal trên hệ thống phân tích Gerhardt.

Phương pháp xác định hàm lượng khoáng tổng số:

Hàm lƣợng khoáng tổng số đƣợc tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN - 4327 - 86).

Phương pháp xác định hàm lượng xelluloz tổng số:

Hàm lƣợng xelluloz tổng số đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp Weende (TCVN 4329 - 86).

Phương pháp xác định hàm lượng lipit:

Hàm lƣợng lipit trong thức ăn gia súc đƣợc tiến hành theo TCVN 4331 - 86 trên hệ thống phân chiết bán tự động Shoxhlet.

Phương pháp phân tích axit amin:

Xác định lƣợng axit amin trong thức ăn trên máy BIOCHROM 20 của Thuỵ Điển theo phƣơng pháp của Speekman, Stein và Moor.

Phương pháp tính năng lượng trao đổi của thức ăn:

Năng lƣợng thô của thức ăn đƣợc tính theo công thức của Ewan (1989) nhƣ sau:

NL thô (kcal/kg TA) = 4.143 + (56 x % lipit) + (15 x % protein thô) - (44 x % khoáng tổng số)

R2 = 0,98

Năng lƣợng trao đổi đƣợc tính theo công thức của Hoffmann, Schiemann (1980):

NLTD (MJ/kg TA) = 0,0210 x1 + 0,0374 x2 + 0,0144x3 + 0,0171x4 - 0,0014 C+

Trong đó:

x1, x2, x3 và x4 lần lƣợt là protein, lipit, xơ và dẫn xuất không đạm tiêu hoá, tính bằng g/kg thức ăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn +:Hệ số sử dụng đƣờng trong thức ăn khi mà lƣợng đƣờng trong thức ăn vƣợt quá 80 g/1 kg vật chất khô

2.3.2. Phƣơng pháp tiến hành các thí nghiệm:

- Các thí nghiệm tiến hành theo phƣơng pháp phân lô so sánh, đảm bảo đồng đều về lợn mẹ và lợn con giữa các lô.

- Mỗi đàn lợn con sẽ đƣợc chia thành các lô: lô I, lô II hoặc lô III theo nguyên tắc đồng đều trong thí nghiệm.

- Các công thức thức ăn thí nghiệm đƣợc phối hợp đảm bảo yêu cầu của thí nghiệm. Khi lợn con tập ăn đƣợc cho ăn cùng một loại thức ăn, đến khi tiến hành thí nghiệm sẽ phân thành các lô, lợn con đƣợc ăn các khẩu phần thí nghiệm đã định trƣớc.

- Thành phần dinh dƣỡng của thức ăn thí nghiệm giữa các lô giống nhau về năng lƣợng, vitamin, khoáng, chỉ khác nhau về yếu tố thí nghiệm.

- Thí nghiệm 1: Xác định tỷ lệ protein trên năng lượng trao đổi thích hợp có bổ sung một số axit amin thiết yếu cho lợn con giai đoạn sau cai sữa (từ 5 - 15 kg).

Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm I

STT Diễn giải Lô Ia Lô Ib Lô Ic

1. Số lợn nái (con) 10

2. Giống lợn nái Landrace

3. Lứa đẻ của lợn mẹ (lứa) 2-3 4. Khối lƣợng lợn mẹ (kg) 26143,77

5. Số lƣợng lợn con (con) 31 30 27

6. Giống lợn con Landrace

7. Thời gian thí nghiệm (ngày tuổi) 21 - 56 8. Tính biệt (♂/♀) 15/16 15/15 14/13 9. KL bắt đầu TN (kg) 4,800,10 4,790,09 4,820,08 10. Yếu tố thí nghiệm Tỷ lệ protein/ ME (g/1000 Kcal ME) 56,5 59,5 62,5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Mục đích của thí nghiệm I:

+ Xác định ảnh hƣởng của 3 tỷ lệ protein/năng lƣợng trao đổi khác nhau trong khẩu phần ăn đến sinh trƣởng của lợn con giai đoạn sau cai sữa (5 - 15 kg), từ đó xác định đƣợc tỷ lệ thích hợp protein/năng lƣợng trao đổi.

+ Xác định hiệu quả kinh tế của các khẩu phần ăn có tỷ lệ protein/năng lƣợng trao đổi khác nhau.

-Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ một số axit amin thiết yếu so với lysine trong thức ăn đến sinh trưởng của lợn con giai đoạn sau cai sữa (từ 5 - 15 kg)

* Mục đích của thí nghiệm II:

+ Xác định ảnh hƣởng của tỷ lệ một số axit amin thiết yếu so với lysine trong thức ăn đến sinh trƣởng của lợn con giai đoạn sau cai sữa (từ 5 - 15 kg)

+ Xác định hiệu quả kinh tế của các khẩu phần ăn có tỷ lệ một số axit amin thiết yếu so với lysine khác nhau. Từ đó rút ra đƣợc tỷ lệ thích hợp nhất, là căn cứ cho xác định lƣợng các axit amin thiết yếu cần cho lợn giai đoạn này.

Bảng 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm II

STT Diễn giải Lô IIa Lô IIb Lô IIc

1. Số lợn nái (con) 10

2. Giống lợn nái C1230

3. Lứa đẻ của lợn mẹ (lứa) 2 4. Khối lƣợng lợn mẹ (kg) 150 - 180

5. Số lƣợng lợn con (con) 30 30 30

6. Giống (loại) lợn con CA

7. Thời gian thí nghiệm (ngày tuổi) 28 - 56 8. Tỷ lệ (♂/♀) 15/15 16/14 13/17 9. Khối lƣợng bắt đầu thí nghiệm (kg) 6,21  0,14 6,22  0,14 6,23  0,14 10. Yếu tố thí nghiệm (Tỷ lệ một số axit amin thiết yếu so với lysine trong

thức ăn cho lợn con)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỷ lệ một số axit amin thiết yếu so với lysine của các lô thí nghiệm nhƣ sau:

Bảng 2.3: Tỷ lệ một số axit amin thiết yếu so với lysine của các lô thí nghiệm

Axit amin Tỷ lệ 1 Tỷ lệ 2 Tỷ lệ 3

Lysine 100 100 100

Threonine 61,75 65 71,50

Methionine +Cystein 52,25 55 60,50

Tryptophan 18,05 19 20,9

Phƣơng pháp nuôi dƣỡng lợn nái và lợn con:

Tuỳ thuộc vào điều kiện nuôi dƣỡng, chăm sóc của cơ sở chăn nuôi, nhƣng vẫn đảm bảo độ đồng đều về khẩu phần ăn, giống, tuổi, điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng cho lợn mẹ.

Thức ăn cho lợn con đƣợc chuẩn bị từ các nguyên liệu đã biết đƣợc hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng và tỷ lệ các axit amin.

Lợn con đƣợc tập ăn sớm từ 10 ngày tuổi, trong giai đoạn tập ăn lợn con đƣợc ăn cùng một loại thức ăn, khi lợn con cai sữa tiến hành phân đàn và từ giai đoạn này lợn con sẽ đƣợc ăn theo khẩu phần thí nghiệm.

Trong quá trình thí nghiệm đảm bảo đồng đều mọi biện pháp kỹ thuật chăm sóc nuôi dƣỡng để hạn chế thấp nhất ảnh hƣởng của yếu tố ngoại cảnh đến lợn thí nghiệm.

- Phƣơng pháp chế biến và phối trộn thức ăn thí nghiệm

Các loại nguyên liệu nhƣ ngô, gạo tẻ, khô đậu tƣơng, bột cá đƣợc rang khô, nghiền thành bột. Các loại khác nhƣ bột sữa khử bơ, các axit amin, dầu đậu nành, muối ăn, bột khoáng, dicanxi photphat, men tiêu hoá, premix VTM, đƣợc sử dụng dƣới dạng chế biến sẵn trên thị trƣờng.

Các công thức thức ăn hỗn hợp đƣợc xây dựng dựa trên phần mềm OPTIMIX - Viện nghiên cứu sinh học và thuốc thú y - Cộng hoà Séc.

Khi tiến hành phối trộn các loại nguyên liệu có tỷ lệ lớn đƣợc cân bằng cân đồng hồ có độ chính xác  5 gam, các loại nguyên liệu có tỷ lệ thấp nhƣ axit amin tổng hợp, premix đƣợc cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác  0,1g.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thức ăn đƣợc trộn bằng tay, theo phƣơng pháp "vết dầu loang", đảm bảo trộn thật đều. Khối lƣợng thức ăn một lần trộn đảm bảo đủ cho ăn 5 - 7 ngày. Sau khi trộn xong thức ăn đƣợc bảo quản trong điều kiện tốt nhất để tránh ảnh hƣởng của điều kiện ngoại cảnh đến chất lƣợng thức ăn.

Việc điều chỉnh các axit amin có trong khẩu phần để đạt đƣợc tỷ lệ % so với lysine theo các lô của thí nghiệm II nhƣ sau:

Đối với 4 axit amin là lysine, methionine, tryptophan và threonine dùng các axit amin tổng hợp.

2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi:

Trong thí nghiệm, chúng tôi theo dõi các chỉ tiêu sau:

- Sinh trƣởng tích luỹ: Khối lƣợng lợn con tại các thời điểm: cai sữa, 35, 42, 49 và 56 ngày.

- Sinh trƣởng tuyệt đối và tƣơng đối qua các tuần tuổi.

- Xác định tƣơng quan giữa tỷ lệ protein/năng lƣợng trao đổi và sinh trƣởng tích lũy của lợn.

- Tiêu tốn thức ăn /1 kg tăng khối lƣợng lợn con từ cai sữa - 56 ngày tuổi (kg). - Tiêu tốn protein/1 kg tăng khối lƣợng lợn con ( gam).

- Tiêu tốn lysine/1 kg tăng khối lƣợng (gam).

- Chi phí thức ăn/ 1 kg tăng khối lƣợng lợn con từ cai sữa - 56 ngày tuổi (đồng). - Tình hình cảm nhiễm bệnh của lợn con thí nghiệm (theo dõi về các loại bệnh thƣờng gặp đối với lợn con theo mẹ trong giai đoạn thí nghiệm).

2.3.4. Phƣơng pháp theo dõi các chỉ tiêu

- Sinh trƣởng tích luỹ (kg):

Cân khối lƣợng lợn con tại các thời điểm: cai sữa, 35, 42, 49 và 56 ngày. Cân vào buổi sáng trƣớc khi cho lợn con ăn. Đảm bảo cân cùng một chiếc cân và một ngƣời cân.

- Sinh trƣởng tuyệt đối (gam/con/ngày) Đƣợc tính bằng công thức:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

W1 - W0 A (gam/con/ngày) = –––––––

t1 - t0

Trong đó: A là độ sinh trƣởng tuyệt đối, tính bằng g/con/ngày W1 là khối lƣợng ở thời điểm t1 (g)

W0 là khối lƣợng lợn thí nghiệm ở thời điểm t0 (g) t1: là thời gian ở thời điểm kết thúc theo dõi (ngày) t0: là thời gian lúc bắt đầu theo dõi (ngày)

- Sinh trƣởng tƣơng đối R (%) Đƣợc tính bằng công thức

Trong đó: R: sinh trƣởng tƣơng đối (%)

W1 là khối lƣợng lợn thí nghiệm khi kết thúc theo dõi Wo là khối lƣợng lợn thí nghiệm lúc bắt đầu theo dõi

- Phƣơng pháp tính tƣơng quan giữa tỷ lệ protein/ME và sinh trƣởng tích lũy: tính trên phần mềm STATGRAPH.

- Tiêu tốn thức ăn / 1 kg tăng khối lƣợng (kg):

Hàng ngày theo dõi chặt chẽ lƣợng thức ăn dùng cho lợn thí nghiệm, tổng hợp lƣợng thức ăn tiêu thụ theo từng giai đoạn từ cai sữa - 35, 35-42, 43 - 49, 50 - 56 ngày. Tiêu tốn thức ăn / 1 kg tăng khối lƣợng đƣợc tính theo công thức sau:

Tổng thức ăn tiêu thụ (kg)

Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng KL(kg) =

Tổng KL lợn tăng trong kỳ thí nghiệm (kg)

- Tiêu tốn protein/1 kg tăng khối lƣợng lợn con:

Tổng protein tiêu thụ (g) Tiêu tốn protein/1kg tăng KL(g) =

Tổng KL lợn tăng trong kỳ thí nghiệm (kg)

Trong đó: Tổng protein tiêu thụ (g) tính trong cả kỳ thí nghiệm W1 - W0 R(%) = ––––––– x 100

W1 + W0 –––––––

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tiêu tốn lysine/1 kg tăng khối lƣợng lợn con:

Tổng lysine tiêu thụ (g) Tiêu tốn lysine/1kg tăng KL(g) =

Tổng KL lợn tăng trong kỳ thí nghiệm (kg)

Trong đó: Tổng lysine tiêu thụ (g) tính trong kỳ thí nghiệm - Chi phí thức ăn / 1 kg tăng khối lƣợng:

Chi phí thức ăn/1 kg tăng khối lƣợng trong kỳ thí nghiệm đƣợc tính theo công thức:

Tổng chi phí thức ăn (đ) Chi phí thức ăn/1kg tăng KL(đ) =

Tổng KL lợn tăng trong kỳ thí nghiệm (kg)

Trong đó:

Tổng chi phí thức ăn (đ) = Tổng thức ăn tiêu thụ (kg) x Đơn giá 1 kg TA (đ/kg).

2.3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu thu đƣợc đƣợc xử lý theo phƣơng pháp thống kê sinh vật học, trên phần mềm Statgraph version 4.0 của Cục thống kê USA và Microsoft Excell.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả thí nghiệm I:

Xác định tỷ lệ protein trên năng lượng trao đổi thích hợp có bổ sung một số axit amin thiết yếu cho lợn con giai đoạn sau cai sữa (từ 5 - 15 kg).

3.1.1. Sinh trƣởng tích luỹ của lợn thí nghiệm

Để theo dõi sinh trƣởng tích luỹ của lợn thí nghiệm, chúng tôi tiến hành cân khối lƣợng lợn con tại các thời điểm: cai sữa (21 ngày tuổi), 35, 42, 49 và 56 ngày. Kết quả theo dõi về sinh trƣởng tích luỹ của đàn lợn thí nghiệm I đƣợc trình bày tại Bảng 3.1. Đối với đàn lợn bố mẹ Landrace nuôi tại trại sản xuất giống gia súc Nông Tiến của Công ty giống vật tƣ nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang, lợn con đƣợc cai sữa lúc 21 ngày tuổi.

Khi bắt đầu thực hiện thí nghiệm, khối lƣợng lợn con cai sữa đƣợc bố trí ở các lô thí nghiệm tƣơng đƣơng nhau, lô Ia khối lƣợng trung bình của lợn là 4,80 kg, lô Ib khối lƣợng trung bình là 4,79 kg và lô Ic khối lƣợng trung bình của lợn là 4,82 kg.

So sánh khối lƣợng lợn tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm theo phƣơng pháp xử lý số liệu thống kê cho thấy khối lƣợng lợn con tại các lô thí nghiệm không có sự sai khác (P>0,05).

Bảng 3.1: Sinh trƣởng tích luỹ của lợn thí nghiệm I

STT Ngày

tuổi

Lô Ia (n=31) Lô Ib (n=30) Lô Ic (n=27)

X m X (kg) Cv (%) X m X (kg) Cv (%) X m X (kg) Cv (%) 1. 21 4,80a0,10 11,97 4,79a0,09 10,68 4,82a0,08 8,77 2. 35 7,820,11 7,77 7,800,19 13,31 7,930,11 7,37 3. 42 10,170,15 8,05 10,340,23 12,39 10,560,16 8,04 4. 49 12,590,15 6,55 13,010,28 11,60 13,240,23 9,09 5. 56 15,52b0,21 7,48 15,80 b0,15 5,10 15,94b0,24 7,84 6. So sánh 100 101,80 102,71

a,b Trên cùng hàng ngang, các số mang số mũ giống nhau sai khác nhau không có ý nghĩa thông kê ở mức P>0,05

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhìn chung, sinh trƣởng tích luỹ của cả 3 lô ở thí nghiệm I đều tuân theo quy luật sinh trƣởng chung của gia súc, tăng dần theo ngày tuổi (Hình 1). So sánh về kết quả sinh trƣởng tích luỹ giữa các lô có tỷ lệ protein/ năng lƣợng trao đổi khác nhau trong khẩu phần có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng tích luỹ của lợn con thí nghiệm. Ta biết rằng tại thời điểm cai sữa 21 ngày tuổi, khối lƣợng lợn con tại các lô thí nghiệm là tƣơng đƣơng nhau (4,80 kg, 4,79 kg và 4,82 kg, theo thứ tự các lô Ia,Ib và Ic); Đến thời điểm 56 ngày tuổi, khối lƣợng trung bình/con của các lô thí nghiệm cũng không có sự chênh lệch lớn, lô Ia là 15,52 kg; lô Ib là 15,80 kg và lô Ic là 15,94 kg (P>0,05). Với mức chênh lệch giữa các lô là 0,28 - 0,42 kg/con tƣơng ứng khi so lô Ia với lô Ib và lô Ic.

Nhƣ vậy, khi lợn con ở giai đoạn sau cai sữa - 56 ngày tuổi đƣợc bổ sung khẩu phần có tỷ lệ protein/năng lƣợng trao đổi tăng dần từ 56,5-59,5-62,5 gam/1000 Kcal, thì sinh trƣởng tích luỹ có chiều hƣớng tăng lên, nhƣng không đáng kể.

Nếu coi khối lƣợng trung bình của lợn con ở lô Ia là 100 % thì khối lƣợng trung bình ở lô Ib tăng thêm 1,8% và khối lƣợng trung bình của lợn ở lô Ic tăng hơn so với lô Ia là 2,71%.

Kết quả thu đƣợc tại thí nghiệm I cũng cho thấy với tỷ lệ bổ sung các axit amin (mà đại diện là protein) tăng dần trong khuôn khổ thí nghiệm từ 56,5-59,5- 62,5 gam/1000 kcal đã phản ánh đƣợc nhu cầu của lợn con về protein; tỷ lệ protein từ 18-19-20% trong khẩu phần thức ăn cho lợn con sau cai sữa đã đáp ứng nhu cầu về protein.

0 5 10 15 20 21 35 42 49 P56

Giai đoạn sinh trưởng (ngày)

S inh trư ng ch lu ( kg) Lô Ia Lô Ib Lô Ic

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.2. Sinh trƣởng tuyệt đối và tƣơng đối

Việc đánh giá sinh trƣởng của lợn thể hiện việc tăng khối lƣợng của cơ thể, đƣợc tính dƣới dạng sinh trƣởng tuyệt đối (gam/con/ngày) hoặc sinh trƣởng tƣơng đối (%).

Qua theo dõi số liệu khối lƣợng lợn của từng giai đoạn ngày tuổi, xử lý bằng các thuật toán trong nghiên cứu chăn nuôi, chúng tôi đã tính toán đƣợc số liệu sinh trƣởng tuyệt đối và tƣơng đối của đàn lợn thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TỶ LỆ PROTEIN TRÊN NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CÓ BỔ SUNG MỘT SỐ AXIT AMIN THIẾT YẾU VÀ TỶ LỆ MỘT SỐ AXIT AMIN THIẾT YẾU SO VỚI LYSINE TRONG THỨC ĂN HỖN HỢ P CHO LỢN CON GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA potx (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)