Cảm xúc của nhà thơ (nhân vật trữ tình) trước khoảnh khắc giao mùa.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG văn 9c (1) (Trang 28 - 32)

- Cảnh đất trời sang thu được cảm nhận thật tinh tế qua hình ảnh dịng sơng và cánh chim:

4. Cảm xúc của nhà thơ (nhân vật trữ tình) trước khoảnh khắc giao mùa.

MB: Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ

của ông giản dị, trong sáng, nhẹ nhàng mà sâu lắng, giàu chất suy tưởng, triết lí sâu sắc. “Sang thu” là một trong những bài thơ nổi tiếng của ông. Bài thơ là những cảm xúc tinh tế, sâu sắc trong phút giao mùa từ hạ sang thu. Đọc bài thơ, ta lắng đọng tâm hồn trước

những cảm xúc của nhà thơ trước khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu. TB:

Luận điểm 1: Trước hết, ta bắt gặp những cảm xúc bất ngờ, ngỡ ngàng, bâng khuâng, xao xuyến của nhà thơ trước những tín hiệu mùa thu mơ hồ, bảng lảng nơi không gian vườn ngõ.

Luận cứ 1: Cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng xao xuyến ấy được thể hiện gián tiếp việc cảm nhận những tín hiệu mơ hồ, bảng lảng của mùa thu nơi không gian vườn ngõ.

“Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se”

- Nhà thơ cảm nhận mùa thu sang bắt đầu từ mùi hương ổi chín. Đây là một cảm nhận rất mới lạ về mùa thu. Thường các thi nhân sẽ đón nhận mùa thu từ hương hoa sữa nồng nàn hay mùi thơm cốm mới. Còn Hữu Thỉnh đón nhận mùa thu từ hương ổi chín. Hương ổi nồng nàn phả vào trong gió, khác với hương chanh, hương bưởi dậy mùi thơm bình dị mà quyến rũ ta thường bắt gặp trong thi ca. Hương ổi gợi nhớ đến tuổi ấu thơ, gợi nhớ đến những buổi chiều vàng với một dịng sơng thanh bình, một con đị lững lờ trơi, những đàn trâu bò no cỏ giỡn đùa nhau và những đứa trẻ ẩn hiện trong triền ổi chín ven sơng. Nó giống như mùi bờ bãi, mùi con trẻ. Hương ổi tự nó xộc thẳng vào những miền thơ ấu thân thiết trong tâm hồn chúng ta. Hương ổi trong buổi chớm thu ấy đã làm nên cái mới, cái đẹp, cái riêng của “Sang thu”.

- Tiếp đến, nhà thơ cảm nhận thu sang qua hình ảnh đặc trưng của mùa thu: gió se. “Gió

se” là cái chớm lạnh của cơn gió heo may đầu mùa, mang về cái hồn của mùa thu đất Bắc trong cái bâng khuâng của lòng người. Động từ “phả” diễn tả sự chuyển động của làn hương ổi chín trong gió se, làm cho làn hương vơ hình bỗng trở nên hữu hình, ngỡ như

người đọc tận mắt nhìn thấy làn hương bay trong gió. Hương ổi phả thành từng luồng trong gió ướp ngọt cả không gian vườn quê. Hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng, hịa vào gió heo may mà lan tỏa khắp không gian. Nhà thơ không tả mà chỉ gợi, đem đến cho người đọc những liên tưởng về màu vàng ươm, thơm dịu dàng của ổi chín, về cơn gió heo may đầu mùa thu rất đặc trưng của làng quê Bắc Bộ.

- Thu còn đến trong sự vận động nhẹ nhàng của làn sương: “Sương chùng chình qua ngõ”

Từ láy “chùng chình” gợi tả chính xác làn sương thu giăng mắc đầy vườn đầy ngõ. Sương thu của Hữu Thỉnh thật lạ, không tan nhanh như sương mùa hạ, không dày đặc như sương mùa đông mà huyền ảo, lung linh, điệu đà,quyến rũ. Với nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ thổi hồn vào làn sương thu khiến cho làn sương vô tri trở nên có linh hồn, cảm xúc với bước chân dùng dằng, bâng khuâng, nửa muốn bước vào cửa ngõ mùa thu, nửa như còn luyến lưu với mùa hạ cũ. Làn sương thu thật lạ và cũng đẹp biết bao.

Vậy là mùa thu đã về nơi vườn ngõ với những bước chân quá đỗi nhẹ nhàng, chạm khẽ vào đất trời. Chỉ với vài nét vẽ với hương ổi chín, với gió se, với làn sương chùng chình trơi qua ngõ mà Hữu Thỉnh đã mang đến một bức tranh mùa thu đồng bằng Bắc Bộ

thật đẹp, gần gũi, thân thương, trong sáng, yên bình đến nhường nào. Nhà thơ đã huy

động mọi giác quan để cảm nhận mùa thu: dùng khứu giác để nhận ra hương ổi, dùng xúc giác để cảm nhận gió se, dùng thị giác để thấy sương chùng chình và hơn hết là dùng giác quan linh hồn để cảm nhận bước chuyển thật khẽ, thật êm của mùa thu trong khoảnh khắc giao mùa. Nhà thơ đã đặt hồn mình vào tạo vật để nắm bắt được cái hồn của mùa thu về trong gió, trong hương, trong sương,…

Luận cứ 2: Cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng, xao xuyến khi thu về của nhà thơ còn được thể hiện trực tiếp qua từ ngữ.

+ Với từ “bỗng”, câu thơ diễn tả sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của thi nhân trước khoảnh khắc thu sang. Mùa thu về không hẹn trước khiến thi nhân phải ngỡ ngàng.

+ Dù cảm giác mách bảo thu đã về nhưng lịng vẫn nghi hoặc, thống chút mơ hồ qua tình thái từ “hình như”. Nhà thơ tự hỏi mình để xác nhận sự hiện diện của mùa thu với bao

cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến bởi bước chân mùa thu về quá nhẹ, quá khẽ, q êm trong gió trong hương, trong cõi vơ hình. Từ “ hình như” cịn cho ta cảm nhận được một tâm hồn vơ cùng tinh tế, nhạy cảm; một tấm lịng yêu thiết tha mùa thu.

-> Chốt ý: Từ chiến tranh trở về, được sống trong những giây phút quý giá của thời bình,

chỉ có tâm hồn ấy, tấm lịng ấy mới có thể cảm biết được mùa thu đã về dẫu rất mơ hồ và bảng lảng.

Luận điểm 2: Tiếp đến, ta còn bắt gặp cảm xúc đắm say, náo nức, rạo rực của nhà thơ khi nhận thấy thu về với không gian đất trời bao la.

- Nhà thơ đắm say, náo nức, rạo rực khi đón thu về qua sự vận động của dịng sơng và cánh chim:

Chim bắt đầu vội vã”

+ Dịng sơng khơng còn đục ngầu và cuồn cuộn chảy xiết mà lặng lẽ, phẳng lặng.Từ láy “dềnh dàng” được dùng với nghĩa là chậm chạp, rề rà, khơng hề vội vàng gì,… làm cho con sơng trở nên duyên dáng, thướt tha, mềm mại, hiền hịa, trơi một cách nhà hạ, thanh thản. Phải chăng sống còn lưu luyến mùa hạ mà dềnh dàng với mùa thu? Tất cả gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh mùa thu. “Dềnh dàng” không chỉ diễn tả dịng chảy chậm hơn mà nó cịn ngầm tỏ thái độ về cái điệu sống: hồi mùa hạ hăng hái, xông pha là thế mà giờ vào thu đã tự cho phép mình được dềnh dàng, được chậm lại. Đây cũng chính là chất thế sự mà nhà thơ đã gửi gắm vào trong hình ảnh thơ này.

+ Đối lập với hình ảnh sơng “dềnh dàng” là hình ảnh cánh chim “vội vã”. Cánh chim chiều đập nhanh hơn, gấp hơn bình thường vì sang thu ngày sẽ ngắn hơn, chiều sẽ đến sớm hơn. Đàn chim như cảm biết được hơi lạnh của cơn gió heo may đầu mùa nên bắt đầu vội vã rủ nhau đi tránh rét ở vùng đất phương Nam xa xôi. Chim bắt đầu vội vã khơng chỉ đơn thuần nói về các lồi chim lúc sang thu đang gấp gáp bay đi tránh rét mà cịn muốn nói tới đối tượng sống tùy thời, thức thời nào đó. Đây cũng là hình ảnh mang hơi thở của chất thế sự mà nhà thơ đã khéo léo gửi gắm vào trong đó.

+ Hai câu thơ sử dụng hình ảnh đối lập: Sơng dềnh dàng (chậm) - chim vội vã (nhanh) cho ta thấy mùa thu khơng chỉ có biến thiên mà cịn có thế qn bình tự tại. Mùa thu khơng phẳng lặng, trơi xi, êm đềm như cách nhìn trước đây của các nhà thơ. Các từ “được lúc, bắt đầu” diễn tả chính xác thời khắc đổi thay trong trạng thái sự vật khi mùa thu về. Từ láy “dềnh dàng”, “vội vã” đã thổi hồn vào sự vật, khến dịng sơng, cánh chim trở nên có linh hồn. Dường như sơng cố ý chảy chậm hơn để đón thu sang, chim cảm nhận được hơi thu nên bay vội vã hơn. Vậy là mùa thu khơng cịn mơ hồ, bảng lảng nơi vường q ngõ

xóm mà đã lan tỏa khắp đất trời bao la.

- Nhà thơ còn bộc lộ sự đắm say, rạo rực, náo nức qua hình ảnh đám mây nhẹ nhàng:

“Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu.”

+ Động từ “vắt” tạo nên hình ảnh thơ lạ, độc đáo thể hiện trí tưởng tượng, liên tưởng bất ngờ, thú vị của nhà thơ. Hình ảnh đám mây mùa hạ như một tấm khăn voan mềm mại vắt hai mùa thu hạ, nối hai bờ thời gian. Đám mây như tấm voan mỏng vắt ngang bầu trời, nối hai bờ thời gian (mùa hạ - mùa thu) bằng vẻ đẹp mềm mại, trữ tình.

+ Nhà thơ đã nhân hóa, thổi hồn vào sự vật khiến cho đám mây điệu đà, duyên dáng,thướt tha ấy dường như cũng có nỗi niềm xao xuyến. Sang thu rồi mà vẫn còn nhớ hạ, hạ cịn đó mà lịng đã bâng khuâng chạm vào biên giới của mùa thu. Hình ảnh đám mây mùa hạ đã làm nên một nét thu mong manh, quyến rũ mà nhà thơ yêu lắm.

+ Mây mùa hạ thường chứa nhiều màu sắc, rất đẹp nhưng đầy giông bão, tựa hồ như những ước mơ, khao khát của tuổi trẻ. Người lính cũng có những ước mơ, hồi bão đẹp nhưng có người đã hi sinh ở ngưỡng đẹp nhất của cuộc đời khi chưa thực hiện được ước mơ. Thêm một lần nữa, Hữu Thỉnh khéo léo cài cắm chất thế sự trong hình ảnh thơ, như một lời tâm tình sâu lắng.

=> Chốt ý: Bằng những cảm nhận thật tinh tế, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh thu êm ả, thanh

bình, tươi sáng. Cảnh th đất Bắc thật đẹp đồng thời mang những tâm sự thời thế sâu lắng của nhà thơ.

Luận điểm 3: Đặc biệt, ta cịn được lắng lịng mình lại trước những suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu sắc cua nhà thơ trong phút sang thu của đất nước và của đời người.

-Nhà thơ đã khéo léo gửi gắm những suy ngẫm, chiêm nghiệm về phút sang thu của đời

sống, của đất nước. Đó là đời sống của đất nước ta sau khi kết thúc cuộc chiến tranh kéo

dài, đang bắt đầu đón những mùa thu đầu tiên của cuộc sống hịa bình (1977). Đó cũng là một trong những mùa thu đầu tiên mà những người lính trở về sau cuộc chiến như Hữu Thỉnh được đón nhận. Đất trời sang thu và đời sống con người cũng sang thu – bình yên, tươi sáng, thư thái, nhẹ nhàng

- Hơn thế, nhà thơ còn gửi gắm những suy ngẫm, triết lí sâu sắc về phút sang thu của

đời người. Bài thơ khép lại với hình ảnh ẩn dụ và nhân hóa độc đáo, tiếp tục mở ra một tầng nghĩa mới. Đằng sau một mùa thu dịu ngọt của đất trời là lồng lộng đời người sang thu.

“Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ”

+ Vẫn là hình ảnh nắng, mưa quen thuộc của mùa hạ nhưng giờ chỉ là “vẫn cịn”, “vơi dần”. Một loạt các phó từ được sử dụng “vẫn”, “đã”, “cũng” diễn tả thiên nhiên mùa hạ vẫn cịn hiện hữu khi thu về. Đó là quy luật rất thú vị của tự nhiên: Khi xuân về vẫn cịn giá lạnh, khi đơng sang vẫn có chút nắng vàng, khi thu đến vẫn cịn sấm, chớp, nắng, mưa, … Biên giới của các mùa thật mong manh.

+ Nhà thơ còn sử dụng lượng từ “bao nhiêu”, “vơi”, “bớt” thể hiện sự cảm nhận tinh tế trong chiều sâu của sự vật. Tâm hồn nhà thơ như cân, đong, đo đếm được lượng mưa nắng của đất trời. Nắng khơng cịn gay gắt, oi nồng như trước. Những cơn mưa khơng cịn ào ạt, mãnh liệt trút xuống như khi đang ở mùa hạ. Sấm cũng khơng cịn ẫm ĩ rền vang. Đó chính là một mùa thu êm đềm, dịu ngọt đang về trên đất Bắc yêu thương

+ Hai câu thơ sử dụng cách nói ẩn dụ để gửi gắm những triết lí nhân sinh về đờ người, về

cuộc đời. Sấm ở đây ẩn dụ cho những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Còn “hàng cây đứng tuổi” được nhân hóa để ẩn dụ cho những con người từng trải, bản lĩnh, vững vàng. Họ đã đi qua những khó khăn, thăng trầm, những biến động của cuộc đời để giờ đây bình tĩnh, vững chãi, kiên cường, khơng ngả nghiêng trước sấm chớp, gió mưa của cuộc đời. Qua hình ảnh đó, nhà thơ kín đáo nói về thế hệ mình và cả chính mình. Đó là những con người đã được tơi luyện trong khói lửa chiến tranh và những thăng trầm của cuộc đời để trở nên vững vàng, bản lĩnh hơn. Họ nhận ra mình đã đi qua thời tuổi trẻ sơi nổi, đắm say; đi qua những giơng bão của cuộc đời để giờ đây bình thản đón mùa thu đời người.

+ Từ h/a hàng cây đứng tuổi ở cuối bài thơ, ta nhận ra không phải đến đây bài thơ mới gửi gắm những triết lí về đời người. Thực ra, đằng sau mỗi câu thơ tả thiên nhiên đều có bóng dáng con người: Đang mê mải với dịng đời bận rộn, bỗng một hơm nào đó chợt nhận ra

tuổi trẻ đã đi qua để rồi xúc động, ngỡ ngàng, luyến tiếc, bâng khng. Điểm lại đời mình để thấy có những việc đã làm được để có thể bằng lịng dừng lại nghỉ ngơi; có những việc chưa làm được thì cần vội vã, khẩn trương vì thời gian khơng chờ đợi. Nhưng dù thế vẫn bình thản, vững vàng, tự tin đón nhận tất cả những gi cuộc đời đưa đến. Tâm sự ấy trước hết là của nhà thơ và cũng là của rất nhiều người.

=> Đánh giá: Bằng thể thơ 5 chữ; giọng thơ tha thiết, say mê; bằng hình ảnh bình dị, thân

thương mà giàu sức gợi; bằng ngôn ngữ gợi hình gợi cảm và các biện pháp tu từ đặc sắc như nhân hóa, ẩn dụ,… bài thơ đã mang đến một bức tranh chớm thu thật đẹp. Lồng trong bức tranh thu ấy là những xúc cảm ngỡ ngàng, bâng khuâng, xao xuyến, đắm say, rạo rực, … cùng những suy ngẫm, triết lí sâu sắc của nhà thơ về đời sống, về đời người.

KB: Bài thơ là một khúc giao mùa “Sang thu” tuyệt đẹp, làm xuyến xao lòng người. “Sang

thu” của Hữu Thỉnh đã góp thêm một tiếng thơ đằm thắm cho thơ thu đất Việt. Bức tranh chớm thu và những cảm xúc của nhà thơ luôn đọng mãi trong tâm hồn người đọc bao thế hệ.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG văn 9c (1) (Trang 28 - 32)

w