Phân tích/ cảm nhận đoạn thơ 2 của bài thơ:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG văn 9c (1) (Trang 59 - 61)

- Người cha cịn nói với con về vẻ đẹp thiên nhiên nơi quê hương mình:

2. Phân tích/ cảm nhận đoạn thơ 2 của bài thơ:

MB: Y Phương là nhà thơ người dân tộc Tày. Thơ ông giống như một bức tranh thổ cẩm

được dệt nên bởi bản sắc dân tộc miền núi rất đậm nét và độc đáo. “Nói với con” là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông. Đọc bài thơ, người đọc không thể quên lời tâm sự

của người cha với con về những phẩm chất cao quý của người đồng mình và mong ước của người cha với con.

TB:

Luận điểm 1: Trước hết, người cha nói với con về những phẩm chất cao quý của người đồng mình.

Luận cứ 1: Người đồng mình tuy vất vả, khó khăn, gian khổ nhưng sống khoáng đạt, mạnh mẽ, tha thiết với quê hương khiến ta cảm động và trân trọng.

“Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn

Xa ni chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đã gập ghềnh

Sống trong thung khơng chê thung nghèo đói Sống như sống như suối

Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc”.

- Nhà thơ sử dụng cách biểu cảm trực tiếp. Cụm từ “thương lắm con ơi” bộc lộ niềm thương cảm, xúc động trước bao nỗi vất vả, gian lao của người đồng mình. Bằng những hình ảnh thơ mộc mạc, bình dị như: đá, thung, thác, ghềnh,… kết hợp thành ngữ dân gian “lên thác xuống ghềnh” gợi cuộc sống vất vả, khó khăn, cực nhọc nơi một khơng gian sống đầy hiểm trở, gian nan của người đồng mình. Ở đó, đói nghèo bao vây, khó khăn dồn dập. - Thế nhưng, điều đáng quý là người đồng mình vẫn ln sống hồn nhiên, khống đạt, mạnh mẽ, giàu ý chị, tha thiết yêu quê hương dẫu q hương cịn nhiều gian khó.

+ Đoạn thơ thể hiện rõ cách tư duy độc đáo của người miền núi: lấy sự vật cụ thể, hữu hình để diễn tả những ý niệm trừu tượng. Y Phương đã lấy cái cao vời vợi của núi để đo nỗi

buồn, lấy độ dàu của những con đường để đo ý chí con người. Các tính từ “cao”, “xa” cho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ.

+ Điêp ngữ “sống”, “không chê” tạo giọng thơ mạnh mẽ, khỏe khoắn, nhấn mạnh thái độ cứng cỏi, bản lĩnh, dám đương đầu với khó khăn, thử thách. Dù cuộc sống còn nghèo khổ, gian nan nhưng người đồng mình vẫn mạnh mẽ, kiên cường, giàu ý chí, nghị lực, dám đối diện và vượt qua tất cả. Dù q hương cịn nghèo, cịn đói khổ nhưng người đồng mình vẫn gắn bó thủy chung, nghĩa tình với q hương chứ không chê bai hay chối bỏ quê hương. + Đặc biệt, hình ảnh so sánh “Sống như sống như suối” đã làm nổi bật được không gian sống của người đồng mình: quanh năm quen với sơng, với suối ngàn, thác ghềnh. Hơn nữa, biện pháp so sánh còn làm nổi bật lối sống hồn nhiên, mạnh mẽ, khoáng đạt và sức sống bền bỉ của người đồng mình dù trong gian khó.

- Câu thơ “Khơng lo cực nhọc” giống như một câu châm ngôn, tục ngữ đúc kết một thái độ sống, một phương châm sống của người đồng mình. Người cha muốn nhắc nhở con hãy biết trân trọng nơi mình sinh ra, sống có nghĩa tình, chung thủy với q hương; phải biết chấp nhận và vượt qua gian nan, thử thách bằng ý chí, niềm tin.

Luận cứ 2: Người đồng mình tuy thơ sơ da thịt nhưng không bao giờ nhỏ bé. Phẩm chất đó khiến ta trân trọng biết bao.

“Người đồng mình thơ sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Cịn q hương thì làm phong tục”

- Phẩm chất của người đồng mình được nhà thơ ca ngợi qua cách nói đối lập, tương phản giữa hình thức bên ngồi và phẩm chất bên trong của họ. Bên ngịai “thơ sơ da thit” nghĩa là mộc mạc, giản dị, chân chất, thiếu thốn, thơ sơ trong ăn mặc. Cịn bên trong lại “chẳng bao giờ nhỏ bé” – nghĩa là không bao giờ nhỏ bé về ý chí, nghị lực, cốt cách, niềm tin,… Họ tuy thơ sơ về vẻ bên ngồi nhưng tâm hồn lại lớn lao, cao đẹp.

- Đoạn thơ xây dựng các hình ảnh chân chất, mộc mạc, giàu ý nghĩa và đậm màu sắc miền núi. Hình ảnh “người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” nghĩa thực là để diễn tả cuộc sống gắn liền với đá núi và sự thích ứng với hồn cảnh, địa hình sống của những con người nơi đây. Cịn nghĩa sâu xa là để thể hiện ý chí quyết tâm vượt lên khó khăn, thử thách của người đồng mình. Bằng sức lao động và óc sáng tạo của mình, họ ra sức xây dựng quê hương, nâng tầm vị thế quê hương mình so với những vùng quê khác. Cũng chính họ đã tạo nên những phong tục tập quán, những nét đẹp văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc mình “Cịn q hương thì làm phong tục”. Q hương thành điểm tựa tinh thần, nâng đỡ bao con người.

-> Bằng lời tâm tình chan chứa yêu thương, người cha nói với con về những phẩm chất cao quý của người đồng mình với bao niềm tự hào, trân trọng, yêu thương. Nói với con để nhắc

nhủ con về người đồng mình: Khơng hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí, nghị lực, đặc biệt là về khát vọng xây dựng quê hương.

Luận điểm 2: Từ lời tâm sự với con về phẩm chất cao đẹp của người đồng mình, nhà thơ gửi gắm bao mong ước về con.

“Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con”.

- Giọng thơ vừa thiết tha, trìu mến vừa rắn rỏi, mạnh mẽ, dứt khốt như một mệnh lệnh để thể hiện niềm mong ước cha dành cho con. Con cũng là một phần của quê hương mình, là người đồng mình. Con được ni dưỡng bởi gia đình và quê hương nên con phải ngẩng cao đầu để sống. Con hãy sống sao cho xứng đáng với quê hương, xứng với cội nguồn. Cha nhắc con dẫu thế nào cũng khơng bao giờ được sống tầm thường, nhỏ bé. Nói cách khác, cha mong con sống có ý chí, nghị lực, khát khao, ngẩng cao đầu trong mọi hoàn cảnh. Con hãy bước vào đời một cách tự tin, tự hào về truyền thống văn hóa q hương, khơng được đánh mất bản sắc của dân tộc mình. Từ lời dặn dị đó, người cha muốn truyền cho con niềm tự hào về nguồn cội và cả kinh nghiệm sống khi con bước vào đời.

->Lời dặn của cha thật trìu mến, thân thương. Nói với con để nhắc nhủ con, mong ước con giữ gìn bản sắc văn hóa và tự hào chính đáng về văn hóa dân tộc mình.

=> Đánh giá: Bằng thể thơ tự do, ít vần; hình ảnh thơ chân thực, cụ thể, sinh động, gần

gũi; bằng ngơn ngữ thơ mộc mạc, bình dị, đậm chất miền núi; bằng giọng thơ thiết tha, tâm tình cùng các biện pháp tu từ đặc sắc như: điệp ngữ, nhân hóa, ẩn dụ,… đoạn thơ bộc lộ lời

tâm tình của người cha về những phẩm chất cao đẹp của người đồng mình và mong ước của cha dành cho con. Ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ của người đồng mình để mong con

sống sao cho xứng đáng với tư cách là một “người đồng mình”. Đừng bao giờ quên đi nguồn cội, phải góp phần xây dựng quê hương bằng sức mạnh của ý chí, niềm tin. Qua đó, ta thấy được tình u thương con và tấm lịng tha thiết của nhà thơ với quê hương sâu nặng nghĩa tình.

KB: Lời tâm tình của người cha với con về phẩm chất cao đẹp của người đồng mình đã

góp phần làm nên sức sống cho bài thơ. Bài thơ khép lại nhưng niềm tự hào về người đồng mình, lịng tha thiết mong mỏi của người cha dành cho con vẫn mãi ngân vang.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG văn 9c (1) (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w