- Đất trời sang thu cịn được miêu tả qua hình ảnh đám mây:
6. Bức tranh mùa thu qua cảm nhận của nhà thơ Hữu Thỉnh trong bài thơ “Sang thu”.
thu”.
MB: Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ
của ông giản dị, trong sáng, nhẹ nhàng mà sâu lắng, giàu chất suy tưởng, triết lí sâu sắc. “Sang thu” là một trong những bài thơ nổi tiếng của ông. Bài thơ là những cảm xúc tinh tế, sâu sắc trong phút giao mùa từ hạ sang thu. Đọc bài thơ, ta xao xuyến tâm hồn trước
bức tranh chớm thu đẹp, nhẹ nhàng, nên thơ, trong sáng, yên bình,… qua cảm nhận
của nhà thơ Hữu Thỉnh.
TB:
Luận điểm 1: Trước hết, hiện lên trong bài thơ là bức tranh mùa thu nhẹ nhàng, êm đềm, trong sáng, n bình với những tín hiệu mơ hồ, bảng lảng nơi khơng gian vườn ngõ.
“Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ”
- Nhà thơ cảm nhận thu sang bắt đầu từ mùi hương ổi chín. Đây là một cảm nhận rất mới lạ về mùa thu. Thường các thi nhân sẽ đón nhận mùa thu từ hương hoa sữa nồng nàn hay mùi thơm cốm mới. Cịn Hữu Thỉnh đón nhận mùa thu từ hương ổi chín. Hương ổi trong buổi chớm thu ấy đã làm nên cái mới, cái đẹp, cái riêng của “Sang thu”. Tiếp đến, nhà thơ cảm nhận thu sang qua hình ảnh đặc trưng của mùa thu: gió se. “Gió se” là cái chớm lạnh
của cơn gió heo may đầu mùa. Động từ “phả” diễn tả sự chuyển động của làn hương ổi chín trong gió se. Hương ổi phả thành từng luồng trong gió, lan tỏa khắp khơng gian. - Thu cịn đến trong sự vận động nhẹ nhàng của làn sương. Từ láy “chùng chình” gợi tả làn sương thu giăng mắc đầy vườn đầy ngõ. Với nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ thổi hồn vào làn sương thu khiến cho làn sương trở nên có linh hồn, với bước chân dùng dằng, bâng khuâng. Chỉ với vài nét vẽ mà Hữu Thỉnh đã mang đến một bức tranh mùa thu đồng bằng
Bắc Bộ thật đẹp, gần gũi, thân thương, trong sáng, yên bình đến nhường nào.
Luận điểm 2: Tiếp đến, bài thơ mang đến bức tranh mùa thu nhẹ nhàng, êm đềm, trong sáng, n bình giữa khơng gian đất trời bao la.
- Cảnh đất trời sang thu được cảm nhận thật tinh tế qua hình ảnh dịng sơng và cánhchim: chim:
“Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã”
+ Dịng sơng khơng cịn đục ngầu và cuồn cuộn chảy xiết mà lặng lẽ, phẳng lặng. Từ láy “dềnh dàng” được dùng với nghĩa là chậm chạp, rề rà, khơng hề vội vàng gì,… làm cho con sơng trở nên duyên dáng, thướt tha, mềm mại, hiền hịa, trơi một cách nhàn hạ, thanh thản. Đối lập với hình ảnh sơng “dềnh dàng” là hình ảnh cánh chim “vội vã”. Cánh chim chiều đập nhanh hơn, gấp hơn vì sang thu ngày sẽ ngắn hơn. Đàn chim bắt đầu vội vã rủ nhau đi tránh rét. Các từ “được lúc”, “bắt đầu” diễn tả chính xác thời khắc đổi thay trong
trạng thái sự vật khi mùa thu về. Từ láy “dềnh dàng”, “vội vã” kết hợp nhân hóa đã thổi hồn vào sự vật, khiến dịng sơng, cánh chim trở nên có linh hồn. Dường như sơng cố ý chảy chậm hơn để đón thu sang, chim cảm nhận được hơi thu nên bay vội vã hơn. Vậy là mùa thu khơng cịn mơ hồ, bảng lảng nơi vườn quê ngõ xóm mà đã lan tỏa khắp đất trời bao la.
- Đất trời sang thu cịn được miêu tả qua hình ảnh đám mây:
“Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu.”
Động từ “vắt” tạo nên hình ảnh thơ lạ, độc đáo thể hiện trí tưởng tượng, liên tưởng bất ngờ, thú vị của nhà thơ. Hình ảnh đám mây mùa hạ như một tấm khăn voan mềm mại vắt giữa hai mùa, nối hai bờ thời gian. Nhà thơ đã nhân hóa, khiến cho đám mây như cũng có nỗi niềm xao xuyến. Mây mùa hạ thường chứa nhiều màu sắc, rất đẹp nhưng đầy giông bão, tựa hồ như những ước mơ, khao khát của tuổi trẻ. Người lính cũng có những ước mơ, hồi bão đẹp nhưng có người đã hi sinh ở ngưỡng đẹp nhất của cuộc đời khi chưa thực hiện được ước mơ. Bằng những cảm nhận thật tinh tế, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh thu êm
ả, thanh bình, tươi sáng. Cảnh thu đất Bắc thật đẹp đồng thời mang những tâm sự thời thế sâu lắng của nhà thơ.
Luận điểm 3: Khơng những thế, hiện lên trong bài thơ cịn là bức tranh mùa thu nhẹ nhàng, êm đềm, trong sáng, n bình qua những tín hiệu thời tiết.
“Vẫn cịn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ”
- Các phó từ được sử dụng “vẫn”, “đã”, “cũng” diễn tả thiên nhiên mùa hạ vẫn còn hiện hữu khi thu về. Đó là quy luật rất thú vị của tự nhiên. Nhà thơ còn sử dụng lượng từ “bao nhiêu”, “vơi”, “bớt” để thể hiện sự cảm nhận tinh tế trong chiều sâu của sự vật. Tâm hồn nhà thơ như cân, đong, đo đếm được lượng mưa nắng của đất trời. Sự chuyển động âm thầm của sự vật với những sắc độ khác nhau khi đất trời chuyển giao. Nắng vẫn cịn nhưng khơng gay gắt, oi nồng như trước. Những cơn mưa vẫn còn nhưng khơng cịn ào ạt, mãnh liệt trút xuống như khi đang ở mùa hạ. Sấm cũng khơng cịn ầm ĩ rền vang. Đó là một mùa thu êm đềm, dịu ngọt đang về trên đất Bắc yêu thương.
Luận điểm 4: Đặc biệt, ta được lắng sâu lịng mình trước bức tranh mùa thu đời sống, mùa thu đất nước và mùa thu đời người qua những suy ngẫm, chiêm nghiệm của nhà thơ.
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
- Ở lớp nghĩa thực, sấm thường xuất hiện nhiều và bất ngờ với những cơn mưa mùa hạ.
Sang thu, sấm ít hơn, nhỏ hơn, khơng đột ngột và vang rền như khi cịn mùa hạ nữa. Hàng cây cổ thụ lúc vào thu khơng cịn giật mình, bất ngờ bởi tiếng sấm mùa hạ. Tuy nhiên, hai câu thơ sử dụng cách nói ẩn dụ để gửi gắm những triết lí nhân sinh về đời người, về
hình ảnh “hàng cây đứng tuổi được nhân hóa để ẩn dụ cho những con người từng trải, bản lĩnh, vững vàng. Họ đã đi qua những khó khăn, thăng trầm, những biến động của cuộc đời để giờ đây bình tĩnh, vững chãi, kiên cường, khơng ngả nghiêng trước sấm chớp, gió mưa của cuộc đời.
- Từ những thay đổi của đất trời lúc sang thu, nhà thơ có những suy ngẫm, chiêm nghiệm về phút sang thu của đời người. Qua hình ảnh sấm và hàng cây đứng tuổi, nhà thơ kín đáo nói về thế hệ mình và cả chính mình. Đó là những con người đã được tơi luyện trong khói lửa chiến tranh để trở nên vững vàng, bản lĩnh hơn. Đó là thế hệ những người lính vừa đi qua cuộc chiến tranh để đón một trong những mùa thu hịa bình đầu tiên. Bởi vậy, họ trân trọng và nâng niu vơ cùng những khoảnh khắc bình n của cuộc đời, của mùa thu đất nước.
- Hơn thế, bài thơ còn gửi gắm những liên tưởng sâu xa về thế sự. Đất nước vừa đi qua lửa đạn chiến tranh để bước vào cuộc sống hịa bình. Những năm tháng đau thương mà hào hùng của chiến tranh được lắng lại, thay vào đó là nhịp sống mới. Lối sống của con người cũng có nhiều thay đổi. Vậy là trời đất sang thu, đời người sang thu và đất nước cũng
sang thu.
=> Đánh giá: Bằng thể thơ 5 chữ; giọng thơ tha thiết, say mê; bằng hình ảnh bình dị, thân
thương mà giàu sức gợi; bằng ngơn ngữ gợi hình gợi cảm và các biện pháp tu từ đặc sắc như nhân hóa, ẩn dụ,… bài thơ đã mang đến một bức tranh chớm thu thật đẹp. Lồng trong bức tranh thu ấy là những xúc cảm ngỡ ngàng, bâng khuâng, xao xuyến, đắm say, rạo rực,… cùng những suy ngẫm, triết lí sâu sắc của nhà thơ về đời sống, về đời người.
KB: Bài thơ là một khúc giao mùa “Sang thu” tuyệt đẹp, làm xuyến xao lòng người. “Sang
thu” của Hữu Thỉnh đã góp thêm một tiếng thơ đằm thắm cho thơ thu đất Việt. Bức tranh chớm thu và những cảm xúc của nhà thơ luôn đọng mãi trong tâm hồn người đọc bao thế hệ.
VIẾNG LĂNG BÁC (Viễn Phương) 1. Phân tích/ cảm nhận 2 khổ thơ đầu
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
MB: Viễn Phương là nhà thơ của miền đất Nam Bộ, trưởng thành trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước. “Viếng lăng Bác” là bài thơ tiêu biểu của ơng, nói lên tiếng lịng của người con miền Nam lần đầu ra thăm lăng Bác. Đọc bài thơ, người đọc được lắng sâu trước những cảm xúc của nhà thơ trước khi vào lăng viếng Bác, thể hiện ở hai khổ thơ
đầu.
TB:
Luận điểm 1: Trước hết, ta được lắng lịng mình lại trước niềm xúc động, thành kính, yêu thương của nhà thơ trước khi vào lăng viếng Bác.
Luận cứ 1: Bài thơ mở đầu với lời giới thiệu giản dị, mộc mạc mà chứa chan cảm xúc:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
- Câu thơ mang tính tự sự, giản dị, tự nhiên như một câu văn xuôi thay cho lời chào, lời giới thiệu về hành trình của một đứa con từ miền Nam ra Hà Nội viếng Bác Hồ kính u. Cách xưng hơ ở đây thật đặc biệt. Nhà thơ gọi “Bác” và tự xưng mình là “con”. Cách xưng hô ấy thật gần gũi, thân quen bởi mỗi người dân Việt Nam đều gọi Bác là Cha . Cách xưng hô “con” kết hợp với danh từ riêng “miền Nam” đầy xúc động. Mảnh đất mà khi còn sống, Người luôn canh cánh nỗi nhớ mong. Chỉ một tiếng “con” đơn sơ nhưng chứa đựng xiết bao tình cảm ruột thịt thiêng liêng, cảm động.
- Nhà thơ sử dụng cách nói giảm, nói tránh bằng việc dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng”. “Thăm” là săn sóc, hỏi han, là gặp gỡ giữa những người đang sống với nhau. Từ miền Nam xa xôi, nhà thơ giống như đứa con đi xa lâu ngày trở về thăm cha, ao ước được gặp cha nên tự nói với lịng mình Bác vẫn đang sống. Thực ra, trong tâm thức của bao con người Việt Nam thì Bác Hồ cịn sống mãi. Từ miền Nam xa xôi, con trở về thăm Bác trong thương u và kính trọng. Người như cịn đang ở đây, đợi chờ đứa con xa trở về. Cách dùng từ đã giảm bớt được nỗi đau trước tổn thất lớn lao của cả dân tộc. Chỉ một câu thơ giản dị, mộc mạc thơi mà gói ghém bao tình cảm chân thành của đứa con phương Nam khi đến thăm Người.
Luận cứ 2: Ấn tượng đầu tiên khi đến lăng Bác là hình ảnh hàng tre bát ngát trong sương sớm:
“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.
- Hình ảnh hàng tre trước hết là hình ảnh tả thực: từng hàng tre, từng lũy tre xanh bát ngát
trải dài trong sương sớm Hà Nội. Đoạn thơ xuất hiện một loạt tính từ: “xanh xanh”, “bát ngát”, “thẳng hàng”. Những tính từ này làm nổi bật sắc xanh trải dài vô tận, sức sống bền bỉ , mãnh liệt và tư thế vững chãi, ngay thẳng của cay tre. Nơi yên nghỉ của Người thật giản dị, thanh cao và bình yên quá đỗi.
- Trong cảm nhận của nhà thơ, hàng tre cịn là hình ảnh tượng trưng cho q hương, xứ
sở. Trong tình cảm kính u của nhà thơ, Bác chưa hề đi xa. Bác vẫn sống bình dị trong
lịng q hương, xứ sở, trong lòng đất nước với màu xanh đượm hồn dân tộc. Làng quê Việt Nam với lũy tre xanh ngàn đời thân thuộc đang vỗ về, chở che cho giấc ngủ bình yên của Người.
- Hàng tre cịn là hình ảnh ẩn dụ cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Thành ngữ “bão táp mưa sa” không chỉ gợi những khắc nghiệt của thời tiết mưa gió, bão giơng mà cịn gợi những khó khăn, gian khổ, chơng gai mà dân tộc ta phải nếm trải. Trải qua “bão táp mưa sa” mà tre vẫn “đứng thẳng hàng”. Hình ảnh cây tre đã trở thành biểu tượng cho con người VN, dân tộc VN với bao phẩm chất đáng quý: hiên ngang, bất khuất, kiên trung, mãi trường tồn bất diệt trong bão táp khốc liệt của lịch sử.
- Giây phút này, niềm xúc động trào dâng lên nghẹn ngào trong trái tim nhà thơ, khơng thể kìm nén được, nhà thơ đã thốt lên: “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam”. Cách biểu cảm
trực tiếp qua thán từ “Ôi” đã thể hiện niềm xúc động, tự hào, thương mến của nhà thơ về
con người VN, dân tộc VN bình dị, nhỏ bé mà kiên cường, bất khuất. Đó cũng là những phẩm chất cao đẹp mà ta ln tìm thấy ở Bác kính u.
Luận điểm 2: Tiếp đến, ta bắt gặp niềm xúc động, thành kính, biết ơn, ngưỡng mộ, tự hào của nhà thơ khi hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác.
Luận cứ 1: Đó là niềm trân trọng, ngưỡng mộ và biết ơn vô hạn mà nhà thơ dành cho Bác qua những liên tưởng sâu xa về hình ảnh “mặt trời”:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
- Hai hình ảnh mặt trời xuất hiện trong hai câu thơ gây ấn tượng thật mạnh mẽ. Hình ảnh “mặt trời trên lăng” mang nghĩa thực, chỉ mặt trời của thiên nhiên, vũ trụ, là nguồn sáng lớn nhất rực rỡ nhất đem lại nguồn sống cho mn lồi và vĩnh hằng trên thế gian này. Cịn hình ảnh “mặt trời trong lăng” lại mang nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho Bác Hồ. Bác chói sáng như vầng mặt trời, xua đi màn đêm nô lệ, mang lại cuộc đời mới cho dân tộc Việt Nam. Sự nghiệp và công đức của Người to lớn, vĩ đại như thiên, vũ trụ. Người như vầng mặt trời vĩnh hằng, bất tử trong lịng dân tộc. Với hình ảnh ẩn dụ ấy, tác giả đã nâng tầm vóc, sự vĩ đại của Người lên ngang với tầm vũ trụ, thiên nhiên.
- Hai câu thơ sóng đơi, hơ ứng nhau làm nổi bật hai hình ảnh mặt trời bên nhau. Vũ trụ có một mặt trời, dân tộc ta cũng có một mặt trời “rất đỏ” là Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Biện pháp nhân hóa được sử dụng tài tình: mặt trời “đi, thấy” khẳng định: Sự nghiệp cao cả, vĩ đại của Người không chỉ được cả thế giới biết đến mà thiên nhiên, vũ trụ cũng nghiêng mình kính phục, ngưỡng mộ.
Luận cứ 2: Lòng ngưỡng mộ, tự hào, biết ơn cịn được thể hiện xúc động qua hình ảnh dịng người kết thành tràng hoa vào lăng viếng Bác:
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
- Điệp ngữ “ngày ngày” chỉ vịng thời gian tuần hồn liên tục và dịng người vào lăng
viếng Bác cũng không ngừng nghỉ, tất cả lặng lẽ tiếp nối trong khơng khí nhớ thương đầy xúc động. Không gian quanh lăng trở thành một không gian đặc biệt: không gian thương nhớ. Không gian ấy trở nên bất tận cùng thời gian. Nhịp thơ đều đều, chậm rãi như bước chân của người vào lăng nhưng khơng ảm đạm, u buồn vì đây là cuộc hành trình để tơn vinh Bác, báo cơng với Bác.
- Hình ảnh dịng người xếp hàng dài vào lăng viếng Bác được nhà thơ ví như một tràng hoa. “Tràng hoa” là hình ảnh đẹp, mang nhiều ý nghĩa. Trước hết, nó mang nghĩa thực: chỉ những vòng hoa tươi thắm mà người vào lăng dâng lên Bác. Đó cịn là hình ảnh mang nghĩa ẩn dụ: Mỗi người là một bông hoa, kết tụ lại thành tràng hoa lớn dâng lên Người. Muôn triệu người con đất Việt đến đây viếng, cũng là để báo công với Bác, dâng lên Bác