- Đất trời sang thu cịn được miêu tả qua hình ảnh đám mây:
2. Phân tích/ cảm nhận 2 khổ thơ cuối:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.
MB: Viễn Phương là nhà thơ của miền đất Nam Bộ, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. “Viếng lăng Bác” là bài thơ tiêu biểu của ơng, nó lên tiếng lịng của người con miền Nam lần đầu ra thăm lăng Bác. Đọc bài thơ, người đọc được lắng sâu trước những cảm xúc của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác và khi rời lăng, thể hiện ở hai khổ thơ cuối của bài thơ.
TB:
Luận điểm 1: Trước hết, ta lắng lịng mình lại trước niềm xúc động, nghẹn ngào, tiếc thương của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác:
Luận cứ 1: Nhà thơ cảm nhận được sự gần gũi, thanh cao, dịu hiền như ánh sáng vầng trăng của Bác trong giấc ngủ ngàn thu.
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
“Vầng trăng” là hình ảnh ẩn dụ giàu sức gợi. Vầng trăng ấy gợi cốt cách thanh cao của
Bác. Vầng trăng ấy còn gợi nhớ đến vầng trăng tri kỉ đã đồng hành cùng Người trên mọi nẻo đường kháng chiến. Vầng trăng đó giờ có mặt nơi đây để canh cho giấc ngủ ngàn thu cuả Người. Nhà thơ dùng cách nói giảm nói tránh “giấc ngủ bình n” đầy cảm động. Khơng muốn chấp nhận sự thật đau lịng, nhà thơ tự nói với lịng mình Bác vẫn sống, đang bình yên trong giấc ngủ, trong vầng ánh sáng dịu nhẹ như ánh sáng của vầng trăng.
Luận cứ 2: Tình cảm của nhà thơ dành cho Bác cịn được thể hiện ở nỗi đau đớn, xót xa trước sự ra đi của Người:
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim”.