- Người cha cịn nói với con về vẻ đẹp thiên nhiên nơi quê hương mình:
3. Lời tâm sự của người cha qua bài thơ “Nói với con”
MB: Y Phương là nhà thơ người dân tộc Tày. Thơ ông giống như một bức tranh thổ cẩm
được dệt nên bởi bản sắc dân tộc miền núi rất đậm nét và độc đáo. “Nói với con” là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông. Đọc bài thơ, người đọc rất xúc động trước lời tâm sự của người cha với con rất mộc mạc mà chân thành, sâu sắc.
TB:
Luận điểm 1: Người cha tâm sự với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người: gia đình và quê hương
(Phân tích đoạn thơ 1, xem đề 1)
Luận điểm 2: Nhà thơ tâm sự với con về những phẩm chất cao đẹp của người đồng mình
(Xem luận điểm 1, đề 2)
Luận điểm 3: Nhà thơ mượn lời tâm sự để gửi gắm những mong ước của mình với con
(Xem luận điểm 2, đề 2)
=> Đánh giá: Bằng thể thơ tự do, ít vần; hình ảnh thơ chân thực, cụ thể, sinh động, gần
gũi; bằng ngơn ngữ thơ mộc mạc, bình dị, đậm chất miền núi; bằng giọng thơ thiết tha, tâm tình cùng các biện pháp tu từ đặc sắc như: điệp ngữ, nhân hóa, ẩn dụ,… bài thơ là lời tâm
tình của người cha về cội nguồn sinh dưỡng, về những phẩm chất cao đẹp của người đồng mình và mong ước của cha dành cho con. Quê hương và gia đình là những cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Những tình cảm cội nguồn này chung đúc lại, giúp con trưởng thành trên con đường dài rộng của cuộc đời. Ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ của người đồng mình để mong con sống sao cho xứng đáng với tư cách là một “người đồng mình”. Đừng bao giờ quên đi nguồn cội, phải góp phần xây dựng quê hương bằng sức mạnh của ý chí, niềm tin. Qua đó, ta thấy được tình u thương con và tấm lịng tha thiết của nhà thơ với quê hương sâu nặng nghĩa tình.
KB: Bài thơ khép lại mà dư âm về lời tâm tình mộc mạc, chân thành, sâu sắc của người cha dành cho con vẫn còn ngân vang trong tâm hồn người đọc. Bài thơ “Nói với con” xứng đáng là “bức tranh thổ cẩm” tuyệt đẹp của người miền núi, góp phần làm nên vẻ đẹp phong phú, đa dạng cho thơ ca hiện đại Việt Nam.
MB: Y Phương là nhà thơ người dân tộc Tày. Thơ ông giống như một bức tranh thổ cẩm
được dệt nên bởi bản sắc dân tộc miền núi rất đậm nét và độc đáo. “Nói với con” là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông. Đọc bài thơ, người đọc rất xúc động trước tình phụ
tử sâu sắc của người cha dành cho con. TB:
Luận điểm 1: Trước hết, yêu thương con tha thiết, cha nhắc nhở con về cội nguồn sinh dưỡng để con biết trân trọng gia đình, yêu quý quê hương.
Luận cứ 1: Người cha nói với con về tình cảm gia đình ấm áp thiêng liêng – cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên của mỗi con người.
“Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười”.
- Đoạn thơ sử dụng biện pháp điệp cấu trúc, điệp ngữ “bước tới” tạo âm điệu tươi vui, sôi nổi cùng cách sử dụng từ ngữ mộc mạc, giản dị. Hình ảnh thơ chân thực, cụ thể, đậm màu sắc miền núi, thể hiện tình cảm chân thật, sâu sắc. Tất cả đã gợi được khơng khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc của đôi vợi chồng trẻ và đứa con thơ. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ nâng nu, đón nhận. Sự trưởng thành của con là niêm vui, niềm hạnh phúc của cha mẹ. Từng câu chữ đều toát lên niềm tự hào, hạnh phúc ngập tràn. Cả ngơi nhà rộn lên tiếng nói cười của con trẻ, của cha mẹ. Con lớn lên từng ngày trong vòng tay nâng niu, vỗ về, che chở của cha mẹ. Tình cảm gia đình ấy là sợi dây bền chặt, gắn kết gia đình lại. Tình cảm ấy được hình thành từ những giây phút bình dị đến như vậy.
- Lời thơ ngay từ đầu đã chạm đến phần tình cảm sâu kín, thiêng liêng nhất trong mỗi con người: tình cảm gia đình – tạo nên sự đồng cảm sâu sắc. Người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng thứ nhất của mỗi người là gia đình để nhắc nhủ con phải biêt yêu, biết quý, biết trân trọng tình cảm thiêng liêng ấy. Gia đình là chiếc nôi êm, là tổ ấm che chở con, nuôi dưỡng con khôn lớn trưởng thành. Những câu thơ giản dị, tư nhiên ấy đã chạm vào tâm hồn người đọc một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc về cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên của mỗi con người.
Luận cứ 2: Cha cịn nói với con về cội nguồn sinh dưỡng sinh dưỡng thứ hai của mỗi con người: quê hương.
- Đầu tiên, người cha nói với con về vẻ đẹp con người trên quê hương mình:
“Người đồng mình” là cách nói riêng mang tính chất địa phương của người miền núi, chỉ những người cùng sống trên một mảnh đất quê hương. Câu thơ là lời bày tỏ sâu sắc tình cảm với con người q hương mình.
- Tiếp đến, người cha nói về cuộc sống lao động trên quê hương mình:
“Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát”
Hình ảnh thơ đẹp, đậm màu sắc miền núi đã diễn tả vẻ đẹp của cuộc sống lao động trên quê hương. Vách nhà thô sơ không chỉ được xây nên bằng đát, bằng đá mà còn được ken dày những câu hát then, hát lượn. Các động từ “cài”, “ken” nói lến tình cảm gắn bó, quấn quýt trong lao động của người đồng mình. Cuộc sống lao động nơi quê hương mình thật cần cù, êm đềm, vui tươi, lạc quan, yêu đời.
- Người cha cịn nói với con về vẻ đẹp thiên nhiên nơi quê hương mình:
“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lịng”
Rừng núi q hương thơ mộng, nghĩa tình. Rừng núi khơng chỉ cung cấp tài ngun ni dưỡng con người mà cịn ban tặng con người những món q vơ giá khác. “Hoa” ở đây khơng chỉ nói về hương sắc các lồi hoa rừng mà cịn là hình ảnh ẩn dụ cho cái đẹp của cuộc sống. “Những tấm lịng” là vẻ đẹp của nghĩa tình q hương. “Con đường” ở đây khơng chỉ là những con đường thân thuộc trên quê hương mà cịn là con đường nghĩa tình. Thiên nhiên che chở, ni dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống. Người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng thứ hai để nhắc nhở con: Con đã lớn khôn, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình sâu nặng của quê hương. Con phải biết yêu quý, tự hào và gắn bó sâu nặng với quê hương.
Luận điểm 2: Tình u thương của người cha cịn chan chứa trong những lời tâm sự về phẩm chất cao quý của người đồng mình.
(Xem luận điểm 1, đề 2)
Luận điểm 3: Niềm yêu thương con của người cha lắng lại trong những lời dặn dò chứa chan niềm tin, hi vọng về con.
(Xem luận điểm 2, đề 2)
=> Đánh giá: Bằng thể thơ tự do, ít vần; hình ảnh thơ chân thực, cụ thể, sinh động, gần
gũi; bằng ngơn ngữ thơ mộc mạc, bình dị, đậm chất miền núi; bằng giọng thơ thiết tha, tâm tình cùng các biện pháp tu từ đặc sắc như: điệp ngữ, nhân hóa, ẩn dụ,… bài thơ thể hiện xúc động tình phụ tử thiêng liêng qua lời tâm tình của người cha về cội nguồn sinh dưỡng, về những phẩm chất cao đẹp của người đồng mình và mong ước của cha dành cho con. Quê hương và gia đình là những cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Những tình cảm cội nguồn này chung đúc lại, giúp con trưởng thành trên con đường dài rộng của
cuộc đời. Ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ của người đồng mình để mong con sống sao cho xứng đáng với tư cách là một “người đồng mình”. Đừng bao giờ quên đi nguồn cội, phải góp phần xây dựng quê hương bằng sức mạnh của ý chí, niềm tin. Qua đó, ta thấy được tình u thương con và tấm lòng tha thiết của nhà thơ với quê hương sâu nặng nghĩa tình.
KB: Bài thơ khép lại mà dư âm về tình phụ tử của người cha dành cho con vẫn còn ngân
vang trong tâm hồn người đọc. Bài thơ “Nói với con” xứng đáng là “bức tranh thổ cẩm” tuyệt đẹp của người miền núi, góp phần làm nên vẻ đẹp phong phú, đa dạng cho thơ ca hiện đại Việt Nam.