- “Trời xanh” cũng là hình ảnh ẩn dụ để ngợi ca, khẳng định sự bất tử của Bác trong
4. Tình cảm chân thành, tha thiết của nhân dân ta đối với Bác Hồ qua bài thơ “Viếng lăng Bác”
(phân tích khổ 1)
(Xem luận điểm 1, đề 1)
Luận cứ 2: Nhà thơ bày tỏ niềm thành kính, sự biết ơn, ngưỡng mộ trước cơng lao của Bác khi hịa vào dịng người vào lăng viếng Bác (phân tích khổ 2)
(Xem luận điểm 2, đề 1)
Luận điểm 2: Giây phút được đặt chân vào bên trong lăng Bác, nhà thơ xúc động, nghẹn ngào khi chứng kiến giấc ngủ bình n của Người (phân tích khổ 3)
(Xem luận điểm 1, đề 2)
Luận điểm 3: Cuối cùng, nhà thơ bày tỏ niềm lưu luyến, bịn rịn và ước nguyện chân thành khi rời lăng Bác để trở về miền Nam (khổ 4)
(Xem luận điểm 2, đề 2)
=> Đánh giá: Bằng thể thơ tự do; hình ảnh thơ bình dị, thân thương mà giàu ý nghĩa; bằng
giọng thơ tha thiết, trầm lắng; bằng ngôn ngữ thơ giản dị mà chan chứa cảm xúc cùng các biện pháp tu từ đặc sắc như: nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ,… bài thơ đã diễn tả một cách xúc động cảm xúc của nhà thơ khi lần đầu ra thăm lăng Bác. Đó là niềm thành kính, u thương; là niềm trân trọng, biết ơn, ngưỡng mộ, tự hào; là nỗi đau đớn, tiếc thương dành cho Bác. Đó cịn là những ước nguyện khiêm nhường, bình dị mà chân thành, cao đẹp khi muốn hóa thân thành cảnh vật quanh lăng Bác. Tình cảm của nhà thơ cũng chính là tình cảm của tồn thể đồng bào dành cho Lãnh tụ mn vàn kính u.
KB: Bài thơ khép lại nhưng những cảm xúc chân thành của người con miền Nam lần đầu
ra thăm lăng Bác sẽ còn mãi làm xúc động bao người.
4. Tình cảm chân thành, tha thiết của nhân dân ta đối với Bác Hồ qua bài thơ “Viếnglăng Bác” lăng Bác”
MB: Viễn Phương là nhà thơ của miền đất Nam Bộ, trưởng thành trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước. “Viếng lăng Bác” là bài thơ tiêu biểu của ơng, nó lên tiếng lịng của người con miền Nam lần đầu ra thăm lăng Bác. Đọc bài thơ, người đọc được lắng sâu trước những dòng cảm xúc của nhà thơ khi lần đầu ra thăm lăng Bác. Đó cũng chính là những tình cảm chân thành, tha thiết của nhân dân ta đối với Bác Hồ kính yêu.
TB:
Luận điểm 1: Trước hết, tình cảm chân thành, tha thiết của nhân dân ta đới với Bác được thể hiện qua niềm xúc động, thành kính, yêu thương khi người con miền Nam đứng trước lăng Bác.
Luận điểm 2: Tình cảm chân thành, tha thiết của nhân dân ta đối với Bác cịn được thể hiện qua niềm xúc động, thành kính, biết ơn, ngưỡng mộ, tự hào khi người con miền Nam hịa vào dịng người vào lăng viếng Bác.
(Phân tích khổ 2)
Luận điểm 3: Bên cạnh đó, tình cảm chân thành, tha thiết của nhân dân ta đối với Bác còn được thể hiện qua niềm xúc động, nghẹn ngào, tiếc thương khi người con miền Nam đặt chân vào lăng Bác, chứng kiến giấc ngủ bình n của Người.
(Phân tích khổ 3)
Luận điểm 4: Đặc biệt, tình cảm chân thành, tha thiết của nhân dân ta đối với Bác còn được thể hiện qua niềm lưu luyến, bịn rịn và ước nguyện chân thành khi người con miền Nam phải rời xa lăng Bác để trở về miền Nam.
(Phân tích khổ 4)
=> Đánh giá: Bằng thể thơ tự do; hình ảnh thơ bình dị, thân thương mà giàu ý nghĩa; bằng
giọng thơ tha thiết, trầm lắng; bằng ngôn ngữ thơ giản dị mà chan chứa cảm xúc cùng các biện pháp tu từ đặc sắc như: nhân hóa, ẩn dụ, hốn dụ, điệp ngữ,… bài thơ đã diễn tả một cách xúc động cảm xúc của nhà thơ – người con miền Nam khi lần đầu ra thăm lăng
Bác. Đó là niềm thành kính, u thương; là niềm trân trọng, biết ơn, ngưỡng mộ, tự hào; là
nỗi đâu đớn, tiếc thương dành cho Bác. Đó cịn là những ước nguyện khiêm nhường, bình dị mà chân thành, cao đẹp khi muốn hóa thân thành cảnh vật quanh lăng Bác. Tình cảm của nhà thơ cũng chính là tình cảm của tồn thể đồng bào dành cho Lãnh tụ mn vàn kính yêu.
MÙA XUÂN NHO NHỎ (Thanh Hải)
Đề 1. Phân tích/ cảm nhận khổ thơ đầu của bài thơ (Cảm nhận về mùa xuân thiên nhiên, đất trời)
“Mọc giữa dịng sơng xanh Một bơng hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi Tơi đưa tay tôi hứng.”
MB: Thanh Hải là nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ.. “Mùa xuân nho nhỏ” là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông. Đọc bài thơ, ta vô cùng ấn tượng trước cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân thiên nhiên, đất trời ở khổ thơ
đầu. TB:
Luận điểm 1: Trước hết, ta ấn tượng với bức tranh mùa xuân thiên nhiên, đất trời tươi đẹp, tinh khôi, tràn đầy sức sống.
“Mọc giữa dịng sơng xanh Một bơng hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời”
- Có thể nói, đoạn thơ đạt trình độ tuyệt bút về nghệ thuật chấm phá, gợi nhiều hơn tả.
Nhờ bút pháp chấm phá mà nhà thơ đã gợi ra được không gian mùa xuân bao la, rộng lớn,
khoáng đạt, đa chiều: chiều rộng của mặt đất, chiều cao của bầu trời, chiều dài của dịng sơng. Bên cạnh đó, bút pháp chấm phá cịn gợi được màu sắc của bức tranh xuân: tươi sáng, hài hịa, thanh nhẹ. Đó là màu xanh mênh mang của dịng sơng xn. Phải chăng đó là dịng Hương Giang thơ mộng. Đó cịn là sắc tím biêng biếc của bơng hoa mọc giữa dịng sơng. Phải chăng đó là sắc tím của lồi hoa lục bình xứ Huế thân thương. Màu xanh thắm của dịng sơng làm nền để làm nổi bật lên sắc tím biếc của hoa. Màu sắc hài hịa, tươi sáng ấy dường như chỉ riêng có ở mùa xuân xứ Huế.
- Không chỉ vậy, bút pháp chấm phá còn gợi ra được cả âm thanh của mùa xuân. Đó là âm thanh rộn ràng của tiếng chim chiền chiện. Tiếng chim lảnh lót vang lên làm xao động cả đất trời, làm xao xuyến cả tâm hồn con người. Bút pháp chấm phá còn làm hiện lên đường
nét rất mềm mại, nhẹ nhàng của bức tranh xuân. Đó là nét mềm mại, thướt tha như dải lụa
xanh của dịng sơng, là nét mảnh mai tím biếc của hoa lục bình,… Đường nét ấy góp phần làm cho bức tranh mùa xuân xứ Huế thêm tươi đẹp. Chỉ với vài nét vẽ chấm phá mà Thanh Hải đã vẽ nên cả một bức tranh mùa xuân xứ Huế bằng thơ thật đẹp với không gian mênh
mông, cao rộng, sắc màu trong trẻo, tươi sáng; âm thanh rộn rã, tươi vui, đường nét mềm mại, uyển chuyển.
- Cùng với bút pháp chấm phá, nhà thơ còn sử dụng biện pháp đảo ngữ để miêu tả cảnh đất trời xứ Huế vào xuân. Động từ “mọc” được đảo lên đầu câu thơ gợi cho ta hình dung về bông hoa đang từ từ vươn lên, xịe nở trên mặt nước sơng xn. Cách đảo ngữ như vậy còn nhấn mạnh sự sống đang căng tràn, đang trỗi dậy mạnh mẽ của mùa xuân. Có thể nói,
đoạn thơ đã làm hiện lên một bức tranh mùa xuân đầy hương sắc, trong trẻo, nên thơ, rộn ràng, xao động, căng tràn sức sống và đậm chất Huế.
Luận điểm 2: Trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời vào xuân, nhà thơ có những cảm xúc say mê, ngất ngây, hạnh phúc; nâng niu, trân trọng.
- Cảm xúc ấy trước hết được thể hiện gián tiếp trong từng hình ảnh miêu tả mùa xuân: dịng sơng xanh, bơng hoa tím, tiếng chim chiền chiện,.. và cả cách nhà thơ huy động các giác quan để đón nhận mùa xuân. Nhà thơ dùng thị giác để ngắm nhìn dịng sơng xanh, bơng hoa tím; dùng thính giác và cả xúc giác để lắng nghe tiếng chim chiền chiện hót vang trời qua nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Tất cả cho ta thấy một tâm hồn tinh tế,
nhạy cảm, yêu tha thiết mùa xuân của nhà thơ dù lúc này ông đang phải nằm trên
giường bệnh.
- Cảm xúc ấy còn được thể hiện trực tiếp khi nhà thơ cất tiếng gọi:
“Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời”
Biện pháp nhân hóa kết hợp với thán từ “ơi” và từ địa phương “chi” giúp nhà thơ cất lên tiếng gọi thân thương, trìu mến khi đất trời vào xuân. Tiếng gọi ấy chứa đựng niềm vui, sự thích thú, say mê đến tột cùng của một con người thiết tha yêu đời dù đang ở những giây phút cuối cùng của cuộc đời.
- Cảm xúc ấy của nhà thơ còn được thể hiện trực tiếp qua cử chỉ rất đặc biệt:
“Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tơi hứng.”
+ Hình ảnh “giọt long lanh” ở đây có thể hiểu là giọt mưa mùa xuân, giọt sương mùa xuân long lanh trên chồi non lộc biêc hay giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện. Nếu hứng giọt mưa, giọt sương thì đó là cảm nhận quen thuộc, khơng có gì mới nhưng hứng giọt âm thanh thì quả là sáng tạo. Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Đó là những giọt xuân, giọt hạnh phúc mà mùa xuân dâng tặng cho đời.
+ Động từ “hứng” giúp ta hình dung nhà thơ như đang căng mọi giác quan để cảm nhận, tận hưởng vẻ đẹp mùa xuân quê hương. Nhà thơ như đang say mê, ngất ngây, hạnh phúc;
nâng niu, trân trọng vẻ đẹp đất trời vào xuân. Mùa xuân của đất trời xứ Huế đã đem
đến cho nhà thơ một cảm xúc đắm say, ngất ngây hạnh phúc, trân trọng, nâng niu,…. Bài thơ được viết vào tháng 11, đang là mùa đông ảm đạm, lạnh giá, không phải là mùa xuân cũng là lúc tác giả đang trải qua những giây phút vật lộn với bệnh tật. Vậy, bức tranh xn đó có phải là bức tranh thực khơng? Đó là bức tranh trong tâm tưởng. Ta như thấy nhà thơ đang đứng giữa đất trời để nâng niu vẻ đẹp tinh khôi của đất trời vào xuân với tất cả niềm say sưa, ngây ngất.
=> Đánh giá: Bằng thể thơ 5 chữ; giọng thơ thiết tha, say mê; bằng hình ảnh thơ bình dị
mà tươi sáng; ngôn ngữ thơ giàu sức gợi cùng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc như: đảo ngữ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, nhân hóa,… khổ thơ đầu đã vẽ nên một bức tranh mùa
niềm say mê, rạo rực của tâm hồn nhà thơ khi đất trời vào xuân. Trong những giây
phút đớn đau nhất của thể xác, trong những phút cuối cùng của cuộc đời thì Thanh Hải vẫn rạo rực yêu đời, thiết tha với sự sống. Đoạn thơ giúp ta hiểu rằng: Thể xác có thể tàn tạ, cuộc đời có thể thăng trầm nhưng sức sống trong tâm hồn thì bất diệt. Trong hồn cảnh
nào thì tình u q hương, đất nước vẫn ln hiện hữu trong trái tim con người… KB: Khổ thơ đầu đã góp phần làm hồn thiện bức tranh mùa xn và gửi đến người đọc
những thông điệp thật ý nghĩa. Bài thơ sẽ mãi đọng lại trong tâm hồn người đọc như một bản nhạc dịu êm, trong sáng, thiết tha về mùa xuân quê hương, đất nước, con người… ***
Đề 2: Phân tích/ cảm nhận khổ thơ 2 và 3 của bài thơ (Cảm xúc về mùa xuân đất nước,
con người)
“Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao…
Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.”
MB: Thanh Hải là nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ. “Mùa xuân nho nhỏ” là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông. Đọc bài thơ, ta vô cùng ấn tượng trước cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân đất nước và con người ở khổ thơ 2 và 3.
TB:
Luận điểm 1: Trước hết, ta xúc động và trân trọng trước hình ảnh con người trong mùa xuân với khí thế sơi nổi, hăng say, mạnh mẽ.
“Mùa xn người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ”
- Đoạn thơ sử dụng biện pháp điệp cấu trúc; hình ảnh thơ bình bị, thân quen cùng giọng thơ sơi nổi để nói về hai nhiệm vụ quan trọng của đất nước ta những năm 80: chiến đấu
bảo vệ Tổ quốc và lao động sản xuất để xây dựng lại đất nước. Vào thời điểm này, đất nước vừa đi qua cuộc chiến tranh chống Mỹ chưa bao lâu. Từ đống đổ nát mà chiến tranh gây ra, chúng ta phải xây dựng, tái thiết lại đất nước. Bao gian lao, khó khăn, vất vả diễn ra trước mắt khi chúng ta vừa phải chiến đấu chống lại các thế lực bên ngồi vừa phải sản xuất để khơi phục lại đất nước. Hai nhiệm vụ quan trọng ấy được đặt lên vai người chiến sĩ (người cầm súng) và người nông dân (người ra đồng).
- Đoạn thơ gây ấn tượng mạnh ở từ “lộc”. Đây là hình ảnh mang nghĩa thực: chỉ chồi non, mầm biếc đang vươn lên, căng tràn nhựa sống. Những từ “giắt đầy”, “trải dài” gây ấn
tượng về sự bất tận của lộc non xanh biếc. Đây cịn là hình ảnh mang nghĩa ẩn dụ: chỉ sức sống của mùa xuân, sức sống của con người. Người chiến sĩ mang trên lưng cành lá ngụy trang, tay cầm súng là để chiến đấu cho đất nước được yên bình. Người nông dân mang theo mạ non cấy xuống cánh đồng để mang lại cuộc sống ấm no cho đất nước. “Người cầm súng” và “người ra đồng” chính là những người bình dị đã làm nên mùa xuân đất nước. Qua cảm nhận của nhà thơ, hình ảnh con người mùa xuân hện lên thật đẹp,
thật đáng trân quí với khí thế chiến đấu và lao động hăng say, sôi nổi, yêu đời, tràn đầy sức sống,…
- Mùa xuân đất nước được làm nên bởi những con người bình thường, giản dị mà vô cùng
vĩ đại. Họ hối hả, họ xơn xao với khí thế quyết tâm, ào ạt, mãnh liệt để dệt nên sắc
màu toàn thắng cho dân tộc:
“Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao…”
Phép điệp cấu trúc kết hợp các từ láy “hối hả”, “xôn xao” tạo nên nhịp thơ nhanh, dồn dập và nhấn mạnh được khơng khí khẩn trương, sơi nổi, náo nức, rộn ràng của toàn dân trên con đường bảo vệ và dựng xây đất nước. Tất cả đều hối hả, quyết tâm sản xuất và chiến đấu để mang lại những mùa xuân đẹp cho đất nước. Đó cũng là niềm vui, niềm rạo
rực trong tâm hồn nhà thơ khi được sống trong khơng khí của mùa xn đất nước.
Luận điểm 2: Ta còn xúc động và ngưỡng mộ trước hình ảnh đất nước vươn mình trong gian lao và trưởng thành đi lên phía trước.
“Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.”
- Phép điệp ngữ kết hợp với nhân hóa cùng giọng thơ trầm lắng, chất chứa suy tư đã diễn tả
thương cảm của nhà thơ khi suy ngẫm về quá khứ đất nước: “Vất vả và gian lao”. Bốn
ngàn năm lịch sử với những chuỗi dài đau thương, mất mát. Bốn ngàn năm ấy cũng là bốn ngàn năm bền bỉ, dẻo dai, kiên cường của cả dân tộc. Vất vả và gian lao nhưng đất nước vẫn kiên cường, oanh liệt, hào hùng,… Sức xuân của đất nước hôm nay là sự kế tục sức xuân của suốt bốn ngàn năm ấy.
- Phép so sánh cùng giọng thơ kiêu hãnh, tươi vui ở hai câu sau đã diễn tả niềm tự hào, tin
tưởng về tương lai đất nước. “Đất nước như vì sao” là một sự so sánh đẹp. Những vì sao
là nguồn sáng vĩnh hằng, đất nước sẽ trường tồn, vĩnh hằng như những vì sao ấy. Cụm từ “đi lên phía trước” thể hiện ý chí quyết tâm và niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước. Mặc bao gian lao, vất vả, đất nước vẫn cứ tiến về phía trước. Những câu thơ
giản dị mà lắng sâu bao tình cảm mến thương, tự hào, tin tưởng,… của nhà thơ về đất nước.
=>Đánh giá: Bằng thể thơ 5 chữ; giọng thơ linh hoạt: khi náo nức, mê say, khi trầm tư, sâu
lắng; bằng hình ảnh thơ bình dị, trong sáng, thân thương mà giàu ý nghĩa; bằng ngôn ngữ