Thiết kế bộ mẫu chuẩn

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế mẫu công nghiệp (Nghề May thời trang Trung cấp) (Trang 33 - 37)

BÀI 2 KHẢO SÁT, HIỆU CHỈNH MẪU VÀ THIẾT KẾ MẪU CHUẨN

6. Thiết kế bộ mẫu chuẩn

Mục tiêu:

- Thiết kế được bộ mẫu chuẩn đảm bảo thơng số kích thước và tiêu chuẩn

kỹ thuật.

Sau quá trình kiểm tra, đánh giá, hiệu chỉnh mẫu mỏng và đưa khách hàng

duyệt mẫu, ta thường nhận được một biên bản duyệt mẫu. Trong biên bản này, có ghi rõ những nội dung cần phải được hoàn thiện. Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào các nội dung đã có, tiến hành thiết kế lại bộ rập cho từng sản phẩm.

Việc tái thiết kế có thể được thực hiện nhiều lần, kết hợp với quá trình tái kiểm tra, đánh giá, hiệu chỉnh và duyệt mẫu. Chỉ đến khi khách hàng chấp nhận, mẫu được ký duyệt, thì bộ rập mẫu của lần cuối cùng thiết kế mới được xem là

bộ rập chuẩn và được phép đưa vào lưu hành trong quá trình sản xuất hàng loạt của doanh nghiệp.

Bộ rập mẫu đã được khách hàng duyệt, sẽ được gọi là bộ mẫu chuẩn.

Trong suốt quá trình sản xuất sau này, bộ mẫu chuẩn sẽ là cơ sở quan trọng cho

quá trình triển khai và kiểm tra sản xuất. Bộ mẫu chuẩn cần được lưu giữ cẩn

thận và chịu sự quản lý của phòng kỹ thuật. Nếu các đơn vị cần mẫu chuẩn, phải

nhân bộ mẫu này ra để sử dụng, tránh làm hư hỏng thất thoát các chi tiết của

chúng.

Bộ mẫu chuẩn thường là bộ mẫu rập cỡ trung bình. Do đó, khi cần bộ mẫu rập cho các cỡ vóc cịn lại của mã hàng, người ta cần tiến hành quá trình nhảy

mẫu. Chúng ta sẽ nghiên cứu công tác nhảy mẫu kỹ hơn ở phần sau của giáo trình.

Sản phẩm sau khi đã được ký duyệt được gọi là mẫu đối. Trên mẫu đối, cần

có chữ ký của đại diện khách hàng, để bảo chứng cho quá trình duyệt mẫu. Với

các đơn hàng lớn, các doanh nghiệp thường may nhiều sản phẩm để làm mẫu

đối. Một mẫu đối sẽ được lưu tại phòng kỹ thuật và số còn lại được treo đầu chuyền may, giúp cơng nhân có thể so sánh đối chiếu qui cách may trong quá trình triển khai sản xuất.

Bộ mẫu chuẩn và mẫu đối được xem là những cơ sở thiết yếu để doanh nghiệp và khách hàng triển khai sản xuất và kiểm tra mã hàng. Khi kết thúc đơn hàng, bộ mẫu chuẩn và mẫu đối sẽ được lưu giữ tại phòng kỹ thuật để rút kinh

BNG THỐNG KÊ CHI TIẾT CN HIU CHNH Mã hàng: Ngày..... tháng .... năm.... Người kiểm tra

STT Tên chi tiết S

lượng Yêu cầu hiu chnh

1 Thân trước 2 Gia thêm 2 cm chiều dài

2 Thân sau 1 Gia thêm 1 cm chiều dài

3 Lá cổ 2 Giảm 0.5 cm chiều dài

4 Túi 1 Gia 1 cm chiều dài, gia 0,5 cm

chiều rộng ..... ............................. ............. .........................

Tổng cộng: ........... chi tiết

GHI NH

 Mục đích của quá trình may mẫu, khảo sát và hiệu chỉnh mẫu.  Các bước may khảo sát sản phẩm.

 Qui trình kiểm tra, đánh giá và hiệu chỉnh mẫu mỏng.  Thiết kế mẫu theo sản phẩm mẫu.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Trình bày mục đích của việc may mẫu khảo sát? Trong đó, mục

đích nào là quan trọng nhất? Giải thích?

2. Trình bày các cơng việc cần làm trong quá trình chuẩn bị cắt bán thành phẩm?

3. Nêu các yêu cầu kỹ thuật cần có của bán thành phẩm sau cắt?

4. Thực hành may mẫu khảo sát một sản phẩm và phân tích những

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế mẫu công nghiệp (Nghề May thời trang Trung cấp) (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)