Mẫu rập sang dấu dùi

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế mẫu công nghiệp (Nghề May thời trang Trung cấp) (Trang 50 - 51)

BÀI 4 NHÂN MẪU, CẮT MẪU CỨNG, MẪU PHỤ TRỢ

4. Thiết kế, cắt các loại mẫu hỗ trợ (phụ trợ)

4.2. Mẫu rập sang dấu dùi

 Dấu dùi (dấu đục, dấu khoan) là những lỗ thủng nhỏ trên bề mặt chi tiết

sản phẩm may, được thực hiện bởi cây dùi hay dụng cụ đục lỗ. Trên chi

tiết, dấu dùi là những lỗ thủng có đường kính khoảng 0,1 cm. Trên rập, dấu dùi được ký hiệu bởi dấu thập (+) có đường kính vịng trịn ngoại tiếp khoảng 0,5 cm.

 Công dụng của dấu dùi:

o Xác định đỉnh của chiết ly hay tâm quay chiết ly.

o Xác định vị trí gắn các chi tiết rời. o Định vị khuy cúc.

o Sang dấu rập

o Xác định vịtrí đối xứng của các chi tiết hay phần gấp vải.

 Rập sang dấu dùi: dùng để sang các dấu dùi lên chi tiết vải nếu trong giai

đoạn cắt, phân xưởng cắt chưa tiến hành dùi chi tiết. Rập này thường tồn

tại ở dạng rập cứng thành phẩm.

 Thiết kế rập: rập này thường được sang từ rập thành phẩm. Căn cứ vào các công dụng đã nêu và yêu cầu cụ thể của từng mã hàng, xác định các vị trí cần thiết để dùi lỗ. Các vị trí cần định vị dấu dùi sẽ được dán băng keo trong trước khi tiến hành đục lỗ. Đường kính lỗ dùi chỉđược phép từ 0,1 - 0,2 cm

 Cắt rập: Dùng cây dùi hay dụng cụ đục lỗ, đục các vị trí dấu dùi như đã

thiết kế.

 Sang dấu dùi lên vải: người ta đặt mẫu dấu dùi lên trên tập vải, cố định tập vải, sử dụng cây dùi đặt vuông góc với mặt rập rồi dùi lỗ trên vải để đảm bảo độ chính xác của lỗ dùi. Với một số chi tiết cần đối xứng nhau

trên sản phẩm như túi áo, khuy nút, gấp lai áo,…, trước khi dùi, người ta

xếp 2 chi tiết đối xứng trùng lên nhau rồi mới dùi. Lưu ý: cây dùi phải sắc nhọn, khơng gãy mũi để đảm bảo lỗdùi thật chính xác, sắc sảo và không làm đứt hay co giãn sợi vải.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế mẫu công nghiệp (Nghề May thời trang Trung cấp) (Trang 50 - 51)