.TPHCM từ năm 2009 đến 2012

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng liên doanh Lào Việt Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh (Trang 30 - 34)

Đvt: triệu đồng, %.

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng tài sản có 1.876.923 2.197.501 2.524.060

Tỷ trọng so với toàn hệ thống 31,83% 25,04% 24,26%

Tốc độ tăng 17,08% 14,86%

3.3.4.2. Lợi nhuận trước thuế:

Kết quả hoạt động trong năm của ngân hàng được phản ảnh rõ nét thông qua chỉ tiêu về lợi nhuận. Dựa vào Bảng 3.3, ta có thể thấy rằng hoạt động của ngân hàng vẫn tốt, dù tình hình kinh tế trong nước gặp khơng ít khó khăn. Điều này được thể hiện rõ ràng thông qua việc tỷ trọng về lợi nhuận của chi nhánh luôn chiếm hơn 30% so với tồn hệ thống, cho thấy sự đóng góp to lớn của CN.TPHCM vào hiệu quả hoạt động của LVB. Mặc dù, tốc độ tăng các năm đang có xu hướng giảm từ 17,72% (2010), xuống còn 15,99% (2011) và 15,68% (2012). Tuy nhiên, giá trị tuyệt đối của lợi nhuận vẫn tăng đều đặn hơn 3,5 tỷ mỗi năm, nên cũng không cho phải là điều đáng lo ngại.

Bảng 3.3. Lợi nhuận trước thuế của LVB CN.TPHCM từ năm 2009 đến 2012.

Đvt: triệu đồng, %.

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Lợi nhuận trước thuế 24.561 28.488 32.956

Tỷ trọng so với toàn hệ thống 30,30% 49,32% 54,54%

Tốc độ tăng 15,99% 15,68%

Nguồn:Tổng hợp dựa trên Báo cáo tài chính LVB năm 2010, 2011 và 2012.

3.3.4.3. Huy động vốn:

Thông qua bảng 3.4, về tổng huy động vốn, chúng ta có thể nhận thấy được khả năng huy động của LVB CN.TPHCM là rất cao luôn đạt trên 40% trên toàn hệ thống. Dễ hiễu điều này khi mà TP.HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất nước nên khả năng huy động tại địa bàn là rất cao. Tuy nhiên, tỷ trọng này đã giảm dần do LVB đã dần khẳng định được vị thế của mình tại Lào, thơng qua việc mở thêm chi nhánh mới đã làm tăng sức huy động của ngân hàng trên thị trường này.

Bảng 3.4. Tổng huy động vốn từ Tổ chức kinh tế, dân cư của LVB CN.TPHCM từ năm 2009 đến 2012.

Đvt: triệu đồng, %.

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng HĐV từ TCKT, dân cư 1.526.425 1.806.175 2.095.159

Tỷ trọng so với toàn hệ thống 44,97% 41,24% 40,56%

Tốc độ tăng 18,33% 16,00%

Nguồn:Tổng hợp dựa trên Báo cáo tài chính LVB năm 2009, 2010, 2011 và 2012.

Giai đoạn năm 2010 – 2011, sự cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng ngày càng căng thẳng. Đồng thời, sự kiểm soát lãi suất của NHNN ngày càng nghiêm ngặt, khiến các NHTM liên tục có những chiêu thức khuyến mãi để thu hút người dân gửi tiết kiệm. Cuối năm 2010, tốc độ tăng huy động vốn của CN.TPHCM vẫn giữ ở mức rất cao là 21,94%. Vì CN.TPHCM đã biết tận dụng hợp lý các chính sách ưu đãi, và mức lãi suất cao để hấp dẫn người gửi tiết kiệm. Năm 2011, NHNN thi hành những biện

GVHD: Th.S Nguyễn Như Ánh Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Liễu Ngọc Trân Trang 23

pháp mạnh tay hơn để điều hịa lại chính sách tiền tệ, thông qua việc thắt chặt tiền tệ bằng quyết định số 02/2011/TT-NHNN. NHNN quy định trần lãi suất không qua 14%/năm đối với các tổ chức tín dụng. Mặc dù mặt bằng lãi suất đã giảm, song tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư hầu như khơng có rủi ro phù hợp với phần đông dân cư, nên tăng trưởng huy động vẫn được duy trì ở mức 18,33%. Với mức sinh lợi hợp lý, cộng với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã dần lan rộng, đã tạo tâm lý thận trọng khiến tăng trưởng huy động của CN.TPHCM vẫn tăng. Năm 2012, tổng nguồn huy động của CN.TPHCM là 2.095 tỷ tăng xấp xỉ 289 tỷ so với năm trước cho thấy tốc độ tăng đã có phần chậm lại. Nguyên nhân là do lãi suất trong năm 2012 giảm từ 12% xuống còn 8%, khiến cho nhà đầu tư cân nhắc ở những kênh khác có mức sinh lợi cao hơn. Vì thế, việc duy trì được tốc độ tăng huy động của CNHCM được xem là một điều đáng khen ngợi.

3.3.4.4. Dư nợ tín dụng:

Tổng dư nợ của CN.TPHCM chiếm khoảng 30% toàn hệ thống thống, đây là một tỷ trọng rất cao. Bên cạnh việc TPHCM là một trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, thì hiện tại có khoảng 150.000 doanh nghiệp và 250.000 hộ kinh doanh (Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân, 2013) đang hoạt động và khoảng 7,5 triệu dân (Cục Thống kê, 2011) đang sinh sống; chính vì thế nhu cầu về vay vốn phục vụ mục đích kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng là rất lớn; nhằm lý giải cho việc dư nợ tại Chi nhánh chiếm hơn 30% tồn hệ thống.

Bảng 3.5. Tổng dư nợ tín dụng của LVB CN.TPHCM từ năm 2009 đến 2012.

Đvt: triệu đồng, %.

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng dư nợ tín dụng 1.333.780 1.545.451 1.782.157

Tỷ trọng so với toàn hệ thống 30,88% 27,73% 24,45%

Tốc độ tăng 15,87% 15,32%

Nguồn:Tổng hợp dựa trên Báo cáo tài chính LVB năm 2009, 2010, 2011 và 2012.

Theo bảng 3.5, ta nhận thấy tổng dư nợ cho vay của ngân hàng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tốt, trước những khó khăn về việc giới hạn chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của NHNN. Từ năm 2009 đến năm 2012 là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế, khiến cho NHNN phải thực hiện việc cải tổ lại hệ thống tài chính quốc gia, mà việc kiểm sốt tăng trưởng tín dụng được NHNN đặt lên làm ưu tiên hàng đầu. Việc NHNN cho phép các chi nhành của LVB tại Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng quanh mốc 15%, cho thấy hoạt động của CN.TPHCM vẫn được xếp vào nhóm ngân hàng lành mạnh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Tuy nhiên, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn và việc kiểm sốt tín dụng NHNN, thì đến năm 2012 tổng dư nợ cho vay chỉ đạt 1.782 tỷ đồng, tốc độ tăng là 15,32%. Tỷ trọng dư nợ so với toàn hệ thống giảm do sự mở rộng quy mô của LVB.

3.4. GIỚI THIỆU SẢN PHẨM TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO VIỆT CN.TPHCM:

3.4.1. Các sản phẩm tín dụng cá nhân tại LVB CN.TPHCM:

Hiện tại, LVB cung cấp những sản phẩm cho vay cá nhân sau:

Cho vay mua nhà/sửa chữa nhà: là sản phẩm cho vay có tài sản đảm bảo của

LVB dành cho đối tượng cá nhân có nhu cầu. Theo đó, LVB sẽ tài trợ khách hàng mua nhà, hoặc nhà gắn liền với quyền sử dụng đất, hoặc sửa chữa nhà.

Cho vay mua ôtô: là sản phẩm cho vay có tài sản đảm bảo của LVB dành cho cá

nhân hay hộ kinh doanh. LVB sẽ tài trợ vốn để KHCN mua xe ôtô phục vụ mục đích tiêu dùng; khách hàng hộ gia đình với mục đích kinh doanh.

Cho vay sản xuất kinh doanh: là sản phẩm cho vay dành cho đối tượng là hộ gia

đình và nhóm khách hàng liên quan có nhu cầu vay để bổ sung vốn lưu động, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.

Cầm cố giấy tờ có giá: là sản phẩm cho vay dành cho đối tượng khách hàng sở

hữu sổ tiết kiệm, trái phiếu chính phủ. Theo đó, LVB sẽ tài trợ vốn cho khách hàng nhằm mục đích kinh doanh, hoặc tiêu dùng.

Nhìn chung, các sản phẩm tại CN.TPHCM là những dịch vụ cơ bản mà những NHTM hiện nay có thể cung cấp cho KHCN đến vay vốn. Các sản phẩm này còn thiếu sự đa dạng và sáng tạo, vì thế khiến cho chúng trở nên kém cạnh tranh hơn so với các sản phẩm tại các chi nhánh, phòng giao dịch khác đang hoạt động trên cùng địa bàn.

3.4.2. So sánh một số sản phẩm cho vay cá nhân của Ngân hàng Lào Việt với các ngân hàng khác:

Trong số các sản phẩm đã được giới thiệu ở phần 3.4.1, các sản phẩm thiên về cho vay có TSĐB phục vụ các mục đích tiêu dùng vẫn chiếm ưu thế. Hiện nay vẫn là những sản phẩm chủ lực của ngân hàng. Lý do để giải thích cho điều này là vì CN.TPHCM vẫn còn hạn chế về quy mô vốn, nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng, đảm bảo khả năng thu hồi vốn, nên CN.TPHCM vẫn ưu tiên những bộ hồ sơ có tài sản làm đảm bảo khi vay nợ. Trong đó, sản phẩm cho vay mua nhà/sửa chữa nhà, mua ô tô, vay phục vụ các mục đích tiêu dùng chiếm tỷ trọng cao trong DSCV của tổng các khoản vay cá nhân tại ngân hàng. Chính vì thế, khóa luận tập trung nhận xét, so sánh hai sản phẩm chính tại LVB CN.TPHCM này với các sản phẩm tương tự tại các ngân hàng liên doanh khác. Các ngân hàng được lựa chọn để so sánh sẽ có cùng quy mơ, và các sản phẩm tương tự với LVB. Vì thế sẽ dễ dàng thấy được những ưu thế, cũng như những điểm cần khắc phục cho sản phẩm tại LVB:

GVHD: Th.S Nguyễn Như Ánh Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Liễu Ngọc Trân Trang 25

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng liên doanh Lào Việt Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)