NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng liên doanh Lào Việt Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh (Trang 53)

4.1. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG LÀO VIỆT CN.HỒ CHÍ MINH.

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

 Sự hỗ trợ từ nhiều phía như Chính phủ Việt Nam và Lào. Nhận được sự ủng hộ, đầu tư lớn từ BIDV.

 Vị trí chi nhánh thuận lợi.

 Văn hóa ngân hàng cởi mở, mơi trường làm việc thân thiện.

 Đội ngũ lãnh đạo, nhân viên giàu kinh nghiệm, chun mơn cao.

 Quy trình thủ tục vay vốn cá nhân nhanh chóng.

 Thương hiệu chưa được phổ biến rộng rãi tại các thị trường mục tiêu.

 Nguồn nhân lực còn hạn chế.

 Sự phân công công việc chưa thực sự rõ ràng và cụ thể.

 Bố trí phịng làm việc chưa hợp lý.

 Sản phẩm tại ngân hàng chưa thực sự đa dạng.

 Sản phẩm khơng có tính linh hoạt, khơng có nhiều sự lựa chọn.

CƠ HỘI THÁCH THỨC

 Kinh tế đang dần phục hồi.

 Tiềm năng phát triển thị trường cá nhân tại Việt Nam còn rất lớn.

 Nhu cầu về nhà ở tại Tp.HCM còn lớn

 Sự trao đổi nhân lực giữa Lào – Việt Nam trong thời gian sắp tới.

 Hướng đi phù hợp với đề án “Đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015” của Chính phủ, phê duyệt cuối tháng 12/2011. Tạo điều kiện phát triển các sản phẩm mới về thẻ thanh toán.

 Gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng trong và ngồi nước. Khách hàng ngày càng có nhiều sự lực chọn, và đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao hơn, trở nên khó tín hơn.

 Môi trường pháp lý vẫn chưa thực sự rõ ràng.

 Tăng chi phí hoạt động như chi phí phát hành thẻ, chi phí duy trì máy ATM,…

3.1.1. Điểm mạnh (Strengths):

S1 – Nhận sự hỗ trợ từ nhiều phía như Chính phủ Việt Nam – Lào, đặc biệt là từ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV).

LVB chính là thành quả của sự hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Lào. Do đó, ngân hàng nhận được nhiều lợi thế trong việc nắm bắt các thơng tin có liên quan, chiến lược, định hướng phát triển chung của hai nước. Chính vì thế nhận được nhiều hỗ trợ về chính sách của Nhà nước hai bên. Bên cạnh đó, với sự hậu thuẫn lớn của NH Đầu

GVHD: Th.S Nguyễn Như Ánh Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Liễu Ngọc Trân Trang 45

tư và Phát triển Việt Nam về vốn, chắc chắn NH Lào Việt có thể khẳng định được vị thế thương mại của mình trên cả hai thị trường Việt Nam và Lào.

S2 – Vị trí chi nhánh thuận lợi.

Chi nhánh được đặt tại đường Phạm Viết Chánh, Quận 1, Tp.HCM nằm gần trục đường lớn của thành phố. Đây cũng là khu vực tập trung dân cư, dễ tìm chứa nhiều cơ hội trong việc tìm kiếm đối tượng KHCN mới.

S3 – Văn hóa làm việc tại chi nhánh cởi mở, mơi trường làm việc thân thiện.

Môi trường làm việc tại chi nhánh thân thiện, có mối liên hệ chặt chẽ, phối hợp, hỗ trợ tối đa giữa các phòng ban, giúp đẩy nhanh quy trình thực hiện. Tình cảm giữa các nhân viên gắn bó, đồn kết. Do đó, sự thống nhất, đồng lịng chính là chìa khóa quan trọng cho Chi nhánh trong việc đẩy mạnh tăng trưởng trong thời gian sắp tới.

S4 – Đội ngũ lãnh đạo, nhân viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao.

Trải qua hơn 10 năm thành lập, Chi nhánh đã xây dựng được đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm thực tế cũng các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, nắm rõ các thao tác, quy trình của NH. Nhân viên của LVB còn được tham gia các lớp tập huấn định kỳ về các chính sách mới của NHNN, của ngân hàng định kỳ ba tháng. Chương trình này đảm đội ngũ nhân viên luôn nắm được những thay đổi về chính sách, quy định nghiệp vụ, quy trình của bản thân ngân hàng và NHNN. Ban lãnh đạo đã gắn bó nhiều năm với Chi nhánh, có sự hiểu biết sâu sắc đối với tình hình cụ thể của ngân hàng. Từ đây, BGĐ sẽ có hướng đi phù hợp cho sự phát triển của Chi nhánh trong thời gian tới.

S5 – Quy trình thủ tục vay vốn cá nhân nhanh chóng.

Trong thời điểm xã hội phát triển nhanh, khiến cho thời gian ngày càng trở thành yếu tố quan trọng quyết định đến sự lựa chọn của khách hàng. Thì quy trình cho vay của NH chỉ giới hạn trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày làm việc. Vì thế đối với những khách hàng có nhu cầu thực sự, đây chính là một trong những yếu tố quan trọng.

3.1.2. Điểm yếu (Weaknesses):

W1 –Thương hiệu chưa được phổ biến rộng rãi ngoài các thị trường mục tiêu.

LVB CN TP.HCM được thành lập chưa lâu, lịch sử hình thành và phát triển chưa thể so sánh với các NHTM có bề day lâu đời như Agribank, Vietcombank, ACB hay Sacombank… Vì thế, thương hiệu của LVB vẫn cịn rất mới và chưa được nhiều người biết đến. Để có thể nhắm đến đối tượng KHCN, sự tin tưởng, tín nhiệm là một yếu tố cực kỳ quan trọng, cũng như sự phổ biến của ngân hàng. Có càng nhiều người biết đến, chính là điều kiện tiên quyết đối với ngân hàng. Song như đã nêu trên, LVB vẫn chưa là cái tên đáng chú ý đối với KHCN, tại thời điểm hiện tại.

W2 – Nguồn nhân lực cịn hạn chế. Sự phân cơng cơng việc chưa thực sự rõ ràng

và cụ thể.

Đội ngũ cán bộ tại Chi nhánh hiện nay, bao gồm 1 trưởng phịng, 2 phó phịng, 13 nhân viên. Tuy nhiên, con số này vẫn khá khiêm tốn so với khối lượng công việc hiện tại. Các nhân viên phịng QHKH khơng có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng, dẫn đến việc CBTD vừa có thể chịu trách nhiệm đối với hồ sơ của doanh nghiệp, vừa có thể chịu trách nhiệm hồ sơ cá nhân. Điều này sẽ gây khó khăn cho CBTD khi không thể chuyên sâu vào một lĩnh vực, đòi hỏi CBTD phải am hiểu nhiều lĩnh vực và có kiến thức sâu rộng. Mặc khác, CBTD phải xử lý hầu hết tất cả các bước trong quy trình tín dụng. Người CBTD tại đây phải chịu sức ép từ nhiều phía bao gồm tìm kiếm khách hàng mới, đảm bảo các chỉ tiêu về doanh số sản phẩm, đảm bảo hồ sơ được thực hiện đúng quy trình.

W3 – Cách bố trí phịng làm việc chưa hợp lý.

Cách bố trí phịng làm việc ảnh hưởng rất lớn đối quá trình làm việc của nhân viên tại Chi nhánh rất lớn. Với một lượng lớn công việc mà nhân viên tại Chi nhánh phải giải quyết, thì có thể nói lượng hồ sơ cần lưu trữ là rất lớn. Tuy nhiên, kho lưu trữ tài liệu được đặt ở tầng trên cùng khiến cho CBTD tốn nhiều thời gian trong việc tra cứu hồ sơ, chứng từ có liên quan. Bên cạnh đó, các tủ hồ sơ được xếp trong phòng làm việc, và treo tường hạn chế khơng gian di chuyển, có thể gây sự cố bất ngờ.

W4 – Sản phẩm chưa được đa dạng.

Hiện tại, LVB duy trì các sản phẩm cơ bản mà hầu như các ngân hàng khác đều có. Đây chính là điểm bất lợi rất lớn cho LVB khi nhắm đến đối tượng KHCN, vì khơng đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của khách hàng. Nếu so sánh với các ngân hàng cùng quy mơ, thì các sản phẩm tại LVB vẫn chưa có nhiều đột phá, sáng tạo để mở ra nhiều cơ hội lựa chọn cho khách hàng. Ví dụ như các sản phẩm thẻ tín dụng, giúp khách hàng vừa có thể thanh tốn, vừa đáp ứng ngay những nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

W5 – Sản phẩm chưa có nhiều sự lựa chọn.

Sau khi thực hiện phân tích, so sánh các sản phẩm ở mục 3.4, thì có thể rút ra được kết luận về các sản phẩm của LVB vẫn cịn q ít những lựa chọn về kỳ hạn, phương thức trả lãi, kỳ thay đổi lãi,… Sự kém linh hoạt của các sản phẩm có thể dẫn đến việc LVB mất đi một lượng lớn khách hàng có nhu cầu thực sự.

3.1.3. Cơ hội (Opportunities):

O1 – Kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi.

“Kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh vào năm 2014” chính là nhận định của ơng Warrick Cleine, CEO cơng ty kiểm tốn quốc tế KPMG tại Việt Nam. Có thể nói năm 2012, vừa qua là một năm thực sự khó khăn, tuy nhiên các yếu tố bất lợi đã dần được

GVHD: Th.S Nguyễn Như Ánh Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Liễu Ngọc Trân Trang 47

khắc phục, thay thế bằng các yếu tố tích cực. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tín dụng 6 đã chậm dần 10,9% (2011) và khoảng 7% (2012), thay vào đó chỉ số lạm phát đã được kiềm chế về mức 6,52% (2012) thấp hơn nhiều so với năm 2010 là 11,75% và mức 18,13% năm 2011. Việt Nam đã hi sinh tăng trưởng kinh tế, khiến GDP tăng chỉ khoảng 5,03% trong năm 2012, nhưng điều này là điều không tránh khỏi khi đây là sự suy giảm chung của thế giới. Mặc dù tăng trưởng giảm, nhưng được đổi lại đời sống xã hội ổn định, tránh việc hình thành bong bóng kinh tế.

Nền kinh tế tại Tp.HCM cũng đang đạt mức tăng trưởng khá, năm 2012 tăng trưởng GDP của thành phố 7 là 9,2% theo công bố của Ơng Lê Hồng Qn. Mặc dù mức tăng này thấp hơn năm trước là 10,3%. Tuy nhiên, với mức tăng trên thành phố đã hỗ trợ nhiều cho tăng trưởng GDP cả nước.

O2 – Tiềm năng phát triển thị trường cá nhân tại Việt Nam còn lớn.

Stephen Timewell8 từng đưa ra nhận định về xu hướng phát triển nghiệp vụ bán lẻ tại các NHTM sẽ đóng vai trị chủ đạo trong thời gian tới. Các Ngân hàng bán lẻ tồn cầu sẽ đóng vai trị chủ đạo trong Danh sách 20 ngân hàng toàn cầu hàng đầu theo xếp hạng của The Banker vào năm 2015. Chính vì thế, việc các NHTM Việt Nam đã và đang phát triển các dịch vụ hướng tới nhóm KHCN là điều tất yếu, phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

Năm 2010, 17% dân số Việt Nam có tài khoản cá nhân (Theo Báo cáo “Banking System Outlook” của Moody’s, năm 2010). Theo ông Bùi Quang Tiến 9, đến đầu năm 2012 có 20% dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng. Cho thấy khả năng phát triển nhóm KHCN vẫn rất lớn tại Việt Nam. Mặc dù tốc độ tăng vẫn còn chậm, song với 42 triệu thẻ thanh toán được phát hành, trong đó có 94% thẻ nội địa, 6% là thẻ quốc tế, 13.500 máy ATM hoạt động và trên 50.000 ví điện tử đang được sử dụng ở Việt Nam, cho thấy nhu cầu hiện vẫn rất lớn.

O3 – Nhu cầu nhà ở tại Tp.HCM tăng.

Trong thời điểm bất động sản đóng băng, thì thị trường nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập thấp là đang dần nóng lên tại các thành phố lớn, trong đó có Tp.HCM. Ước tính hiện nay có hơn 80.000 căn hộ cần nhà ở và hơn 50.000 công nhân cần nhà để th. Chính vì thế để đáp ứng nhu cầu cấp bách này, từ đây đến năm 2015, thành phố lên kế hoạch đầu tư, cải tạo – xây dựng hơn 21.000 nhà xã hội. Mở ra cơ hội cho người dân, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác giữa chủ đầu tư và NH để đưa ra các sản phẩm cho vay phù hợp, một mặt kích thích nền kinh tế, một mặt đem lại lợi nhuận.

6 Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước.

7 Theo cơng bố của Ơng Lê Hồng Qn, tại Hội nghị Thành Ủy thành phố lần 12, Ban chấp hành

Đảng bộ thành phố Khóa IX.

8 Stephen Timewell – Biên tập viên danh dự của tờ Báo The Banker. Tham khảo bài báo “Retail model

nets cross sales success” (04/07/2007) trên tờ The Banker.

9 Ơng Bùi Quang Tiến, Vụ trưởng Vụ thanh tốn, Ngân hàng Nhà nước. Thông tin được công bố tại Triển lãm ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng (Banking Viet Nam 2012) ngày 19/03/2012.

O4 – Sự trao đổi nhân lực giữa Việt Nam – Lào.

Với mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa Việt Nam – Lào trong nhiều mặt thì Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho Lào trong nhiều năm qua. Ước tính mỗi năm có 650 học sinh, sinh viên Lào đến học tại Việt Nam. Con số này sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tiếp theo. Hiện tại, có khoảng 5.000 học sinh, sinh viên Lào đang học tập tại Việt Nam, theo Báo cáo10 của ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục – đào tạo.

Bên cạnh đó người Việt Nam đến Lào sinh sống và làm việc ngày một tăng. Nếu chủ động tìm đến các đối tượng này, cũng với thế mạnh của LVB tại thị trường Lào thì chắc chắn sẽ tạo được nguồn thu ổn định hơn cho CN TP.HCM và LVB.

O5 – Hướng đi phù hợp với đề án “Đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015” của Chính phủ, phê duyệt cuối tháng 12/2011.

Với đề án trên, việc thanh toán bằng thẻ ngày càng trở nên phổ biến, chính vì thế nếu chủ động xây dựng thương hiệu, nắm bắt, tận dụng được các thế mạnh của mình thì việc các LVB có thể sở hữu được một lượng khách hàng thân thiết, Từ đó, tạo đà cho sự phát triển ổn định và lâu dài trong tương lai.

3.1.4. Thách thức (Threats):

T1 – Sự cạnh tranh gay gắt với ngân hàng trong và ngoài nước. Khách hàng có

nhiều lựa chọn, và đòi hỏi cao hơn đối với chất lượng dịch vụ.

Tiềm năng phát triển đã được khẳng định, Việt Nam không chỉ ẩn chứa nhiều cơ hội đầu tư cho nhà đầu tư trong nước mà cịn có nhà đầu tư ngồi nước. Chính vì thế, thị trường tài chính cũng vì thế trở nên sơi động, chỉ riêng lĩnh vực ngân hàng thì đến nay Việt Nam cũng đã chào đón 14 ngân hàng 100%, 14 ngân hàng liên doanh. Thêm vào đó, thị trường tài chính ngày một sơi động với 39 NHTM trong nước đang hoạt động, 2 ngân hàng chính sách và 1 Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương. Chưa kể đến mạng lưới của các ngân hàng hiện nay trở nên dày đặc, bao phủ trên toàn quốc.

Bước vào thị trường cá nhân, LVB vẫn còn nhiều việc phải làm trong việc khẳng định giá trị thương hiệu, hơn hết đó chính là biến thương hiệu Lào Việt trở nên gần gũi hơn đối với người dân, để tập trung nhiều sự chú ý của họ đối với ngân hàng.

Các NHTM không ngừng mở rộng mạng lưới, nên các chi nhánh, phịng giao dịch lần lượt hình thành, phân bố rộng khắp thành phố. Vì vậy, khách hàng ngày càng có thêm sự lựa chọn đối với ngân hàng mình giao dịch, sản phẩm cũng như là dịch vụ. Cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ thông tin, internet khiến kho lượng thông tin mà khách hàng thu thập được về các ngân hàng ngày càng nhiều. Họ sẵn sàng từ chối giao dịch với một ngân hàng, chỉ bởi vì những lý do rất nhỏ nhặt. Điều này sẽ đòi

10 Theo Báo cáo của Ông Phạm Vũ Luận tại Hội nghị Triển khai đề án Hợp tác phát triển Nguồn nhân

GVHD: Th.S Nguyễn Như Ánh Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Liễu Ngọc Trân Trang 49

hỏi đội ngũ nhân viên tại ngân hàng không ngừng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, cũng như thái độ, phong cách làm việc của mình.

T2 – Môi trường pháp lý chưa thực sự rõ ràng, cần nhiều thời gian để xử lý.

Hệ thống pháp luật tại Việt Nam vẫn đang trong q trình hồn thiện. Chính vì thế bất cứ sự thay đổi nào của pháp luật luôn ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động SXKD của các pháp nhân kinh tế, NH cũng khơng ngoại tệ. Ví dụ như hợp đồng tín dụng ln có thời hạn. Nếu được ký kết trước khi có văn bản pháp luật ban hành có hiệu lực, sẽ dễ dẫn đến rủi ro nếu một số nội dung của hợp đồng trái với pháp luật.

Mơi trường pháp lý chưa hồn thiện, cách thức thi hành chưa đảm bảo tính thời

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng liên doanh Lào Việt Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)