CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT
3.6. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN
3.6.2. Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân
3.6.2.1. Doanh số thu nợ theo kỳ hạn:
Nhìn chung DSTN theo kỳ hạn vẫn có sự tiến triển tích cực từ năm 2010 đến năm 2012. Bằng chứng là tốc độ tăng DSTN năm 2011 so với năm 2010 là 20,37%, tương đương về mặt giá trị là 131 tỷ đồng. Đến năm 2012, tốc độ tăng có phần chậm lại chỉ cịn 17,83%, tuy nhiên về mặt giá trị vẫn tăng hơn so với năm trước là 7 tỷ đồng. Mặc dù DSTN của Chi nhánh có xu hướng giảm, nhưng đây phản ánh thực trạng chung của tồn nền kinh tế, thị trường tài chính ảm đạm, khả năng thu hồi vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Bảng 3.11. Tình hình doanh số thu nợ KHCN theo kỳ hạn. Đvt: triệu đồng, %.
Đvt: triệu VNĐ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % Doanh số thu nợ KHCN 644.659 775.978 914.314 131.319 20,37% 138.336 17,83% Ngắn hạn 201.990 258.799 320.213 56.808 28,12% 61.414 23,73% Trung, dài hạn 442.669 517.180 594.101 74.511 16,83% 76.921 14,87%
Nguồn: Báo cáo Nội bộ, NH Liên doanh Lào Việt.
Về cơ cấu theo kỳ hạn, DSTN dài hạn vẫn chiếm ưu thế hơn so với ngắn hạn, với tỷ trọng bình quân là 66,76% (Phụ lục 2). Điều này dễ hiểu được khi mà DSTN chịu ảnh hưởng từ DSCV của ngân hàng. Đi vào chi tiết, ta nhận thấy DSTN ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn trung và dài hạn, nhưng lại thể hiện nhiều tín hiệu tích cực hơn. Bằng chứng là DSTN liên tục có mức tăng trưởng nhanh trên 20% trong ba năm qua. Cụ thể năm 2011, DSTN tăng 56 tỷ, tương đương tăng 28,12% so với năm trước. Đến năm 2012, mặc dù tốc độ tăng chậm lại chỉ còn 23,73%, song tăng trưởng về giá trị cao hơn năm trước với 61 tỷ vốn vay được thu hồi. Có được điều này là do sự nỗ lực chung của toàn thể nhân viên của ngân hàng trong việc làm tốt công tác thẩm định các khoản vay, tích cực đi thu hồi. Hầu như các khoản vay ngắn hạn được giải ngân trong năm, đều được thu hồi tốt khi đáo hạn.
Hình 3.7. Cơ cấu doanh số thu nợ theo kỳ hạn. Đvt: %.
Nguồn: Phụ lục 2, Tình hình doanh số thu nợ.
Tỷ trọng DSTN trung, dài hạn có xu hướng giảm qua các năm khảo sát, đến năm 2012 chỉ còn khoảng 65%. Tốc độ tăng trưởng giảm đi nhanh chóng khi mà năm 2011, ngân hàng vẫn duy trì được mức thu nợ gần bằng 17%, thì đến năm 2012 mức tăng chỉ đạt 14,87%. Các khoản nợ chiếm đa số trong vay trung, dài hạn là vay mua nhà, ô tô nên việc không thể thu hồi các khoản nợ này một cách dễ dàng trong thời điểm hiện nay là có thể hiểu được, khi tình hình kinh tế Việt Nam còn đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng kinh tế.
3.6.2.2. Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn:
Về cơ bản, DSTN chịu ảnh hưởng bởi DSCV. Do đó, DSTN tiêu dùng vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn các mục đích khác, với tỷ trọng bình qn là 65,81% (Phụ lục 2). Tỷ trọng thu nợ SXKD giữ vị trí thứ hai, bình quân 30,56% trong tổng cơ cấu.
Hình 3.8. Cơ cấu doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn. Đvt: triệu đồng, %.
Nguồn: Phụ lục 2, Tình hình doanh số thu nợ.
Về tốc độ tăng trưởng, ta nhận thấy hoạt động thu nợ đối với những món vay SXKD có nhiều biến chuyển tích cực nhất, khi ln giữ tốc độ tăng trong vòng 3 năm qua. Cụ thể, năm 2011, tăng 36 tỷ đồng, tương ứng 18,38% so với năm 2010. Đến năm 2012, DSTN tăng 47 tỷ, tương đương 20,32%. Trong giai đoạn đầu, khi lãi suất tăng
31,38% 33,35% 35,02% 68,67% 66,65% 64,98% 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Trung, dài hạn Ngắn hạn 30,47% 29,97% 31,25% 65,39% 66,01% 66,02% 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Khác Tiêu dùng SXKD
GVHD: Th.S Nguyễn Như Ánh Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Liễu Ngọc Trân Trang 39
lên quá cao khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hộ gia đình gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn, nên hoạt động thu nợ cũng cịn nhiều hạn chế. Sau khi có quyết định của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn sản xuất kinh doanh, giúp các hộ kinh doanh khơi thông được vốn. Từ đây, sự luân chuyển của dòng tiền ra vào đối với các hộ kinh doanh đều đặn hơn, do đó khả năng trả nợ của họ vì thế mà tốt lên.
Bảng 3.12. Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn. Đvt: triệu đồng, %.
Đvt: triệu VNĐ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % Vay SXKD 196.450 232.549 279.813 36.099 18,38% 47.264 20,32% Vay tiêu dùng 421.561 512.246 591.116 90.685 21,51% 78.870 15,40% Vay khác 26.648 31.184 24.389 4.536 17,02% -6.795 -21,79%
Nguồn: Báo cáo Nội bộ, NH Liên doanh Lào Việt.
Mặc dù, DSCV tiêu dùng vẫn tăng trưởng đều đặn, song việc thu nợ đối với các khoản vay này gặp nhiều khó khăn. Năm 2011, ngân hàng thu hồi được 512 tỷ đồng, tăng 90,6 tỷ so với năm trước. Đến năm 2012, DSTN chỉ tăng gần 79 tỷ đồng, tương đương với 15,4%. CBTD gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi những món nợ trên. Trong đó, DSTN năm 2012 tăng khơng nhiều so với năm trước, cho thấy chỉ có những món nợ có hoạt động trả nợ tốt từ trước, tiếp tục được duy trì sang năm sau. Cho vay tiêu dùng là nhóm nợ chủ yếu trong cơ cấu cho vay cá nhân của Chi nhánh. Vì thế, CBTD phải nâng cao năng lực, tích cực thu hồi nợ của nhóm sản phẩm này nhiều hơn để hạn chế tối đa những rủi ro tín dụng có thể phát sinh.
3.6.2.3. Hệ số thu nợ:
Bảng 3.13. Hệ số thu hồi nợ từ năm 2010 đến 2012. Đvt: triệu đồng, %.
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh số cho vay KHCN 723.422 880.517 1.067.734 Doanh số thu nợ KHCN 644.659 775.978 895.318
Hệ số thu hồi nợ 89,11% 88,13% 83,85%
Nguồn: Tự tổng hợp từ BCTC LVB CN.TPHCM.
Từ năm 2010 đến 2012, DSCV và DSTN liên tục duy trì được sự tăng trưởng. Điều này cho thấy được công tác thu hồi nợ của Chi nhánh phát huy được vai trò và chức năng của mình, khi hệ số thu nợ chiếm tỷ trọng cao trên 80%. Tuy nhiên, CBTD cần làm tốt hơn nữa để hạn chế phát sinh tăng dư nợ quá hạn, các khoản nợ xấu, khi hệ số thu hồi nợ cho thấy xu hướng giảm. Trong khi năm 2010, cứ 100 đồng nợ bỏ ra, Chi nhánh sẽ thu hồi được 89,11 đồng, thì đến năm 2011 giảm nhẹ chỉ cịn 88,13 đồng. Đặc biệt trong năm 2012, với 1.067 tỷ đồng cho vay ra, Chi nhánh chỉ thu về 895 tỷ đồng, ứng với hệ số thu nợ là 83,85%. Sự suy giảm này là do các khoản cho vay mua
bất động sản không cho kết quả thu hồi vốn tốt. Chính vì thế, cơng tác thẩm định của CBTD cần phải làm tốt hơn nữa để đưa hệ số thu nợ về mức ban đầu của năm 2010.