Chức năng của BHXH

Một phần của tài liệu Bài giảng Bảo hiểm đại cương ĐH Phạm Văn Đồng (Trang 61)

CHƯƠNG 4 : BẢO HIỂM XÃ HỘI

4.1. Một số vấn đề cơ bản về BHXH

4.1.1. Chức năng của BHXH

4.1.1.1. Khái niệm

BHXH xuất hiện đã từ lâu: ở nước Phổ (Cộng hoà liên bang Đức ngày nay) từ 1883, ở Pháp từ 1848. Luật về tai nạn lao động là văn bản đầu tiên về BHXH bắt buộc đối với người lao động làm cơng ăn lương. Cịn ở một số nước Châu Âu và Bắc Mỹ mãi đến cuối năm 1920 mới có các đạo luật về BHXH.

Theo Từ điển bách khoa Việt nam: "BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, TNLĐ và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an tồn xã hội."

Tuy BHXH xuất hiện từ lâu, nhưng đối tượng BHXH là ai vẫn chưa thống nhất. Có hai khuynh hướng: Đối tượng BHXH là tất cả người lao động hoặc Đối tượng BHXH chỉ là viên chức Nhà nước, người làm công ăn lương. Trong buổi sơ khai của BHXH hầu hết các nước đều theo khuynh hướng thứ hai, Việt Nam cũng không vượt ra khỏi quan điểm đó, mặc dù biết rằng như vậy là khơng bình đẳng giữa tất cả những người lao động. Hiện nay, đối tượng được hưởng BHXH phải là toàn thể những người lao động làm việc ở các lĩnh vực thuộc các thành phần kinh tế. Tuỳ theo từng nước và tuỳ từng chế độ BHXH mà có quy định về đối tượng khác nhau. Đối tượng BHXH được chia thành 2

nhóm: Đối tượng BHXH bắt buộc và đối tượng BHXHtự nguyện.

Đối tượng BHXH bắt buộc là những người lao động theo luật, sẽ phải đóng góp và được hưởng trợ cấp BHXH. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thường là những người lao động làm công ăn lương. Ởmỗi quốc gia tuỳvào điều kiện đặc thù mà có quy định cụ thể về loại đối tượng này, có thể xảy ra 2 trường hợp: Đối tượng BHXH bắt buộc bao

gồm tất cả những người lao động; hoặc chỉ bao gồm những nhóm người làm việc trong một số nghề nghiệp nhất định; Đối tượng bảo hiểm xã hội tự nguyện là tất cả các đối tượng ngoài các đối tượng bắt buộc.

Là xương sống trong hệ thống an sinh xã hội (ASXH), BHXH dựa trên nguyên tắc cùng nhau chia sẻ rủi ro. Người tham gia BHXH phải có nghĩa vụ đóng góp vào một quỹ chung gọi là quỹ BHXH. Quỹ này được sử dụng với mục đích thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người tham gia BHXH khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động, hoặc mất việc làm.

Bảo hiểm xã hội là nhu cầu khách quan của người lao động, đã trở thành một trong những quyền con người và được Đại hội đồng Liên hợp quốc thừa nhận và ghi vào Tuyên ngôn nhân quyền ngày 10/12/1948, như sau: " Tất cả mọi người, với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng bảo hiểm xã hội. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế - xã hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự do phát triển con người".

Bảo hiểm xã hội (Social Insurance) ở Việt Nam thực chất là chế độ xã hội của Nhà nước. Bảo hiểm xã hội là một chế độ pháp định bảo vệ người lao động, bằng cách thông qua việc tập trung nguồn tài chính được huy động từ sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động (nếu có), sự tài trợ của Nhà nước nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập do gặp các rủi ro ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật hoặc tử vong. Mặc dù đều vận dụng nguyên tắc tương hỗ, số lớn bù số ít để chuyển giao rủi ro giữa những người được bảo hiểm và các nguồn tài chính đóng góp được tập trung quản lý, Bảo hiểm kinh doanh và BHXH là 2 hệ thống hoàn

toàn độc lập ở Việt Nam hiện nay.

Giữa các nước tuy chưa thống nhất với nhau trên quan điểm về bảo hiểm xã hội, nhưng họ vẫnxây dựng riêng cho mình một hệ thống bảo hiểm xã hội.

4.1.1.2. Đặc điểm của BHXH

- BHXH là hoạt động chia sẻ rủi ro của cộng đồng theo ngun tắc "số đơng bù số ít" và nguyên tắc "tiết kiệm chi tiêu".

Theo nguyên tắc "số đơng bù số ít", rủi ro của một hoặc một số người sẽ được chia sẻ cho nhiều người tham gia BHXH cùng gánh chịu. Theo cách đó, những rủi ro trong cuộc sống như: đau ốm, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, chết sớm…là gánh nặng của bản thân và gia đình của số ít những người khơng may sẽ trở nên nhẹ bớt khi được san sẻ cho nhiều người. Nói cách khác, đó chính là sự thể hiện tính tương hỗ của cộng đồng –những thành viên trong xã hội thông qua việc bù trừ rủi ro qua quỹ BHXH.

Theo nguyên tắc "tiết kiệm chi tiêu", người tham gia BHXH phải "để dành" một khoản thu nhập bằng việc đều đặn đóng góp khoản "để dành" đó vào quỹ BHXH lúc có thu nhập để được hưởng trợ cấp lúc tạm thời hoặc vĩnh viễn mất khả năng lao động.

- BHXH thực hiện phân phối lại thu nhập của các thành viên trong xã hội theo chiều dọc và chiều ngang.

Phân phối theo chiều ngang chỉ xảy ra trong nội bộ những người được hưởng quyền trợ cấp. Đó là sự phân phối giữa những người khoẻ mạnh và những người ốm đau hoặc những người không may gặp tai nạn nghề nghiệp; giữa những người đang làm việc và những người đã nghỉ việc; giữa những người chưa có con và những người có gánh nặng gia đình.

Ngun tắc phân phối lại thu nhập theo chiều dọc là sự chuyển giao tài sản, sức mua của những người có thu nhập cao cho những người có thu nhập thấp thơng qua việc hình thành và sử dụng quỹ BHXH.

- Mục tiêu cơ bản của BHXH là thực thi chính sách xã hội, đảm bảo an tồn và hiệu quả xã hội, khơng nhằm mục đích kinh doanh.

+ Thay thế hoặc bù đắp những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh

sống thiết yếu cho người lao động và gia đình họ.

+ Chăm sóc sức khoẻ và chống lại bệnh tật của bản thân người lao động

+ Bảo đảm điều kiện sống tối thiểu để người lao động không lâm vào cảnh túng quẫn, góp phần bảo đảm hạnh phúc gia đình và an tồn xã hội.

- BHXH là một bộ phận của hệ thống bảo đảm xã hội (BĐXH) được thực hiện theo nguyên tắc có đóng góp. Người lao động muốn được hưởng chế độ BHXH thì cần phải tham gia đóng góp vào quỹ BHXH theo quy định của luật pháp

- BHXH thực hiện phân phối trên cơ sở mức đóng góp vào quỹ BHXH. Tỷ lệ đóng góp và mức hưởng trợ cấp có mối quan hệ chặt chẽ với tiền lương (thu nhập) của người được bảo hiểm. Ở hầu hết các nước trên thế giới, khoản đóng góp BHXH của người lao động được tính theo tỷ lệ % với tiền lương của họ.

4.1.1.3. Vai trò của BHXH

- Đối với người lao động: Là một trong những chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước, BHXH góp phần trợ giúp cho người lao động khi gặp phải rủi ro, khắc phục những khó khăn thơng qua các khoản trợ cấp BHXH.

- Đối với xã hội: Với tư cách là một trong những chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước, hoạt động BHXH đem lại sự an toàn và hiệu quả cho xã hội, đặc biệt trong việc phục hồi năng lực làm việc, khả năng sáng tạo của sức lao động. Đồng thời góp phần bảo đảm an ninh quốc gia.

Mặt khác, với vị trí là một quỹ tiền tệ tập trung, hoạt động đầu tư quỹ BHXH tác động khơng nhỏ tới q trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tạo ra những cơ sở sản xuất kinh doanh mới, việc làm mới, tạo ra cơng ăn việc làm, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp, tăng thu nhập cá nhân cho người lao động nói riêng và tăng tổng sản phẩm quốc nội cũng như tổng sản phẩm quốc dân nói chung. Ngồi ra, vai trị đối với xã hội của BHXH còn được thể hiện việc BHXH góp phần thực hiện cơng bằng xã hội, là công cụ phân phối lại thu nhập giữa những người tham giabảo hiểm.

4.1.1.4. Chức năng của bảo hiểm xã hội

BHXH có những chức năng chủ yếu sau đây:

- Đảm bảo ổn định đời sống kinh tế cho người lao động và gia đình họ khi bản thân người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động.

- Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người lao động tham

gia BHXH.

- Gắn lợi ích giữa người sử dụng lao động, người lao động vớiNhà nước.

- Đảm bảo an toàn xã hội, gắn người lao động với xã hội. 4.1.2. Chính sách BHXH và tổ chức BHXH

4.1.2.1. Chính sách BHXH

Chính sách BHXH là những quy định chung, có tính tổng quát của Nhà nước về

những mục tiêu, phạm vi, đối tượng, cơ chế quản lý, các mối quan hệ và những giải pháp lớn về bảo hiểm xã hội. Vì thế, nó có giá trị dẫn dắt xã hội, định hướng các hoạt động trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Chính sách BHXH được đề ra trên cơ sở trình độđạt được của kinh tế - xã hội, các điều kiện chính trị, văn hố, cơ cấu phân cơng

lao động xã hội và xu hướng vận động khách quan của chúng. Nói cách khác, chính sách BHXH có thểđược biểu hiện dưới nhiều dạng phong phú như: trong các văn bản quản lý của nhà nước, trong hiến pháp, bộ luật, đạo luật, kế hoạch nhà nước...

Chính sách BHXH là một bộ phận thuộc các chính sách xã hội của mỗi quốc gia, vì vậy việc xây dựng chính sách BHXH khơng chỉ phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào thể chế, vào mơi trường chính trị của mỗi quốc gia. Vì ở cấp độ chung như vậy, nên chính sách BHXH sẽ khó trở thành hiện thực nếu khơng thơng qua các chếđộ BHXH.

Chếđộ BHXH là sự cụ thể hố chính sách BHXH, là hệ thống các quy định cụ thể

và chi tiết, là sự bố trí, sắp xếp các phương tiện để thực hiện BHXH đối với người lao

động. Nói cách khác, đó là hệ thống các quy định được pháp luật hoá về đối tượng

hưởng, điều kiện để được hưởng, mức hưởng, thời hạn hưởng, nghĩa vụ và mức đóng

góp cho từng trường hợp BHXH cụ thể.

Chế độ BHXH còn được biểu hiện dưới dạng các văn bản luật và dưới luật, điều lệ, quy chế, hướng dẫn...

Như vậy, thực hiện BHXH là trực tiếp thực hiện các chếđộ và qua đó, chính sách

BHXH mới trở thành hiện thực. Khi xem xét BHXH của một nước, người ta thường chú ý xem xét thiết chế vềBHXH, nghĩa là xem chính sách BHXH và nó được thể chế thành các chếđộ BHXH như thế nào. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống hết sức phong phú, nên các thiết chế về BHXH dù cụ thểđến đâu cũng khó có thểbao hàm được đầy đủ mọi chi tiết về nhu cầu của xã hội. Vì vậy, trong quá trình thực hiện các chế độ BHXH thường phải nắm vững những vấn đề cốt lõi của chính sách bảo hiểm xã hội, từ đó mới có thể vận dụng, thực hiện các chếđộ một cách đúng đắn và nhất quán.

4.1.2.2. T chc BHXH

Như đã nêutrên, do điều kiện kinh tế - xã hội và chính trị của mỗi nước khác nhau nên hệ thống BHXH của các nước xây dựng cũng khác nhau và vì vậy khơng có mơ hình tổ chức BHXH chung cho tất cảcác nước. Ở một sốnước, trong tổ chức bộ máy quản lý

đã giao cho một Bộ thuộc Chính phủđảm nhận cả chức năng quản lý nhà nước về BHXH và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ BHXH. Đa số các nước hoạt động sự nghiệp BHXH (quản lý quỹ, quản lý đối tượng, thực hiện thu - chi BHXH) đã giao cho cơ quan BHXH độc lập đảm nhận, dưới sựđiều hành của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng quản lý. Tuy

nhiên, dù hình thức tổ chức thế nào, thì hai nội dung quản lý quan trọng vẫn phải được

xác định, đó là quản lý nhà nước về BHXH và quản lý các hoạt động sự nghiệp BHXH.

* Các nội dung quản lý nhà nước về BHXH

Bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hội của mỗi quốc gia vì vậy phải có sự quản lý các hoạt động BHXH. Quản lý nhà nước về BHXH là một trong các hoạt động quản lý

đó, xuất phát từ chức năng xã hội của Nhà nước. Quản lý nhà nước về BHXH được thể

hiện thông qua một số nội dung sau:

- Quản lý thống nhất các hoạt động BHXH trên phạm vi quốc gia:

Dù hệ thống tổ chức và cách thức quản lý của mỗi quốc gia có khác nhau, nhưng

lại có điểm chung là đều có sự quản lý thống nhất các hoạt động BHXH. Việc quản lý thống nhất thể hiện, chỉ có Nhà nước mới ban hành chính sách vĩ mơ định hướng hoạt

động của cả hệ thống BHXH. Nhà nước định ra các chếđộ BHXH; các nội dung cơ bản của BHXH; các chính sách BHXH đối với từng nhóm đối tượng cụ thể, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn phát triển.

- Xây dựng pháp luật BHXH:

Một trong những nhiệm vụ cơ bản của quản lý nhà nước về BHXH là công tác xây dựng các văn bản pháp luật BHXH. Nhà nước thông qua các cơ quan chức năng của mình (tuỳ theo mơ hình quản lý nhà nước của mỗi nước) xây dựng các văn bản pháp luật về BHXH bao gồm các đạo luật, các luật, các văn bản pháp quy (Nghị định, quyết

định...) và các văn bản dưới luật nhằm tổ chức thực hiện pháp luật BHXH thống nhất trong phạm vi quốc gia. Trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ của BHTM, Nhà nước chỉ ban hành khuôn khổ luật pháp và những định hướng chung, cịn hình thức tổ chức và nội dung kinh doanh sẽ do các công ty bảo hiểm thực hiện. Nhưng đối với BHXH, Nhà

nước quy định bằng văn bản pháp luật rất cụ thể và chặt chẽ các nội dung của chính sách

BHXH, các cơ quan BHXH không được tựý đặt ra bất kỳ chế độ hoặc quy định nào trái với những quy định của Nhà nước.

Vì vậy xây dựng pháp luật BHXH có thể coi là chức năng quan trọng nhất của quản lý nhà nước về BHXH.

- Định hướng các hoạt động BHXH

các hoạt động bảo hiểm xã hội, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước trong từng thời kỳ, bao gồm:

+ Thứ nhất, định hướng chính sách:

Bảo hiểm xã hội là một chính sách mở cả về nội đung và phương thức thực hiện. Không phải ngay từ đầu khi hình thành BHXH, nội dung các chế độ vềBHXH đã hoàn

thiện mà cùng với thời gian, tuỳ vào những điều kiện từng thời kỳ, các nội dung này sẽ được bổ sung dần. Tuy nhiên, thời gian và nội dung bổ sung, sửa đổi đều phải cân nhắc

đến tất cả các yếu tố kinh tế, xã hội và có thời kỳ phải cân nhắc cả yếu tố chính trị nữa. Ví dụ ở Việt Nam, trước năm 1995, mặc dù đã xây dựng 5/9 chế độ trợ cấp BHXH,

nhưng đối tượng tham gia và hưởng BHXH mới chỉ giới hạn là CNVC nhà nước và lực

lượng vũ trang. Sau năm 1995, Chính phủ cho phép phát triển mở rộng các đối tượng

Một phần của tài liệu Bài giảng Bảo hiểm đại cương ĐH Phạm Văn Đồng (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)