CHƯƠNG 3 : BẢO HIỂM CON NGƯỜI
3.1. Đại cương về bảo hiểm con người
3.1.1. Khái niệm và đặc trưng của bảo hiểm con người
3.1.1.1. Khái niệm
Đời sống của nhân dân nói chung, của người lao động nói riêng khơng ngừng được cải thiện. Song, những rủi ro như ốm đau, tai nạn bất ngờ trong lao động sản xuất cũng như trong sinh hoạt hàng ngày: thiếu việc làm, giết người, cướp của... vẫn đe doạ đếntính mạng và thân thể con người. Do đó, cần thiết phải có bảo hiểm con người.
Bảo hiểm con người là bảo hiểm toàn bộ thân thể của người được bảo hiểm, là hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm thương mại, là một hình thức bảo hiểm bổ sung cho bảo hiểm xã hội, nhằm đảm bảo ổn định đời sống của thành viên trong xã hội trước rủi ro bất ngờ đối với thân thể, tính mạng, sức khoẻ... làm giảm sút thu nhập của họ.
Thể loại bảo hiểm con người bao gồm những hợp đồng bảo hiểm cho tính mạng, sức khoẻ, khả năng lao động, tuổi thọ con người trước các rủi ro như là tai nạn, bệnh tật, ốm đau, tuổi già mất khả năng lao động.
Bảo hiểm con người phản ánh các mối quan hệ kinh tế giữa người tham gia bảo hiểm với người bảo hiểm thông qua hợp đồng bảo hiểm. Cần lưu ý rằng, các hợp đồng
bảo hiểm con người không phải là những hợp đồng bồi thường (như các loại hợp đồng khác) vì sinh mạng con người, khơng thể định giá bằng tiền. Số tiền bảo hiểm sinh mạng mà một người có thể ký phụ thuộc vào khả năng tài chính của họ.
Số tiền bảo hiểm cũng là giới hạn trách nhiệm để người bảo hiểm xem xét “hoàn lại” một phần hay toàn bộ cho người tham gia bảo hiểm khi họ gặp rủi ro. Trong bảo hiểm thương mại về con người, cần phân biệt: người bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm và người được chỉ định hưởng quyền lợi bảo hiểm (hay là người được chỉ định hưởng “bồi thường” của bảo hiểm).
3.1.1.2. Đặc trưng của bảo hiểm con người
- Đối tượng của bảo hiểm con người là tính mạng - sức khoẻ - khả năng lao động và tuổi thọ của con người. Đối tượng của bảo hiểm con người mang tính chất phi vật hố nên trong bảo hiểm con người không tồn tại thuật ngữ giá trị bảo hiểm. Từ đặc điểm này
dẫn đến số tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm con người thường được xác định dựa trên sự thoảthuận giữa hai bên (bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm).
- Sự phức tạp trong quan hệ giữa người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng:
Hợp đồng bảo hiểm con người có thể được ký kết cho từng cá nhân hoặc một nhóm người được bảo hiểm (ví dụ: một chủ doanh nghiệp kinh doanh khai thác than có thể đứng ra ký một hợp đồng bảo hiểm tai nạn lao động cho 500 người được bảo hiểm là cơng nhân làm việc tại mỏ). Thậm chí có những trường hợp khơng xác định cụ thể trước về người được bảo hiểm (ví dụ: hợp đồng bảo hiểm tai nạn con người theo số chỗ ngồi trên xe cơ giới – một chủ xe Toyota có thể mua bảo hiểm tai nạn người trên xe cho 12 chỗ ngồi theo thiết kế của xe. Trong thời hạn bảo hiểm, những người khác nhau được chở trên những chỗ ngồi đó sẽ trở thành những người được bảo hiểm). Trong bảo hiểm nhân thọ có bảo hiểm cho sự cố chết của người được bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm cần chỉ định người thụ hưởng bảo hiểm. Khi bảo hiểm cho người vị thành niên, tất yếu người tham gia bảo hiểm sẽ phải là người khác.
Như vậy, rất nhiều trường hợp, tư cách người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm và người được hưởng quyền lợi bảo hiểm thuộc về những người khác nhau. Mặt khác, vì đặc tính của sự kiện bảo hiểm liên quan tới sự sống, sinh mạng của con người nên pháp luật và các nhà bảo hiểm rất thận trọng trong giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhằm ngăn ngừa trục lợi, rủi ro đạo đức. Việc giao kết hợp đồng bảo hiểm phải tuân theo quy định về lợi ích có thể được bảo hiểm của pháp luật. Bảo hiểm cho những người được bảo hiểm là trẻ em, người khơng có khả năng có thu nhập tự kiếm sống; việc chỉ định, thay đổi người thụ hưởng - những vấn đề hết sức nhạy cảm với rủi ro đạo đức, địi hỏi phải có quy định nghiêm ngặt của pháp luật và sự tuân thủ khi giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Các quy định như là không cho phép bảo hiểm cho sự cố chết của người bị bệnh tâm thần, giới hạn số tiền bảo hiểm trong bảo hiểm cho người được bảo hiểm là trẻ em… có trong luật pháp một số quốc gia là những quy định rất cần thiết.
- Về nguyên tắc trả tiền, trong bảo hiểm con người thường được áp dụng theo nguyên tắc khoán.
Nội dung của nguyên tắc khoán: khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra, số tiền bảo hiểm hoặc các khoản trợ cấp mà người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng bảo hiểm nhận được, được xác định dựa vào số tiền bảo hiểm mà hợp đồng đã ký kết và các quy
định đã thoả thuận trước trong hợp đồng. Trả tiền theo kiểu khoán thể hiện như là: một số trường hợp, số tiền trả bảo hiểm được ấn định cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm, tiền trả bảo hiểm chỉ còn phụ thuộc vào việc xảy ra sự kiện bảo hiểm (ví dụ: hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tử kỳ với số tiền bảo hiểm là 120.000 $, nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời hạn bảo hiểm, số tiền người bảo hiểm phải trả sẽ là 120.000 $ đã xác định trước); những trường hợp khác, số tiền trả bảo hiểm vì chỉ phụ thuộc vào giới hạn trách nhiệm đã thoả thuận và các quy định khoán trong hợp đồng bảo hiểm nên ngay cả đối với sự kiện bảo hiểm có phát sinh thiệt hại, tiền trả bảo hiểm cũng khơng mang tính bồi thường - đền bù thiệt hại vật chất xảy ra trong sự kiện bảo hiểm
Ví dụ: Hợp đồng bảo hiểm tai nạn cá nhân có số tiền bảo hiểm là 2.000 $. Trong thời hạn bảo hiểm, người được bảo hiểm bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm và bị mất một ngón tay cái, hậu quả thiệt hại về mặt tài chính của người được bảo hiểm trong sự cố - chi
phí cấp cứu, điều trị., mất giảm thu nhập… là 2500 $, tuy nhiên quy định trả khoán cho loại thương tật trên là 10 % nên người bảo hiểm trả một số tiền là 10 % x 2000 $ = 200 $.
Số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tai nạn khách du lịch là 10.000.000 đồng/Người được bảo hiểm bị tai nạn trong khi đi du lịch (thuộc phạm vi bảo hiểm).
+ Nếu người được bảo hiểm bị chết thì gia đình họ chỉ nhận được tiền bảo hiểm là 10.000.000 đồng cho dù địa vị xã hội và thu nhập của người được bảo hiểm có cao thế nào đi chăng nữa.
+ Nếu người được bảo hiểm bị gẫy xương cánh tay (điều trị bình thường) thì cơng ty bảo hiểm chỉ bồi thường: 15% x 10 triệu = 1,5 triệu đồng (15% là tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật trong trường hợp gẫy xương cánh tay, điều trị bình thường).
Hệ quả 1: Không đề cập đến vấn đề bảo hiểm trùng
Một đối tượng bảo hiểm con người có thể đồng thời tham gia ký kết vào nhiều hợp đồng bảo hiểm con người khác nhau. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra liên quan đến trách nhiệm của các hợp đồng thì việc trả tiền ở các hợp đồng bảo hiểm là độc lập với nhau. Cách nhìn nhận, giải quyết trường hợp đó khơng giống như đối với bảo hiểm trùng trong bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Ngoại trừ quy định đặc thù của một vài sản phẩm bảo hiểm, (ví dụ: xuất phát từ những lý do riêng mà bảo hiểm tai nạn cá nhân, bảo hiểm con người kết hợp của Bảo Việt hiện đang có quy định giới hạn tổng số tiền bảo hiểm và số tiền trả bảo hiểm trong trường hợp đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm bằng
nhiều hợp đồng bảo hiểm), trường hợp xảy ra sự kiện thuộc phạm vi bảo hiểm của nhiều hợp đồng bảo hiểm, việc trả tiền bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm mang tính độc lập
hồn tồn.
Ví dụ: Một sinh viên đã tham gia bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh 24/24 với số tiền bảo hiểm là 5 triệu đồng, mua vé đi từ Hà Nội về Vinh để nghỉ hè. Như vậy, trong thời gian đi trên xe khách, sinh viên này đã có thêm 1 bảo hiểm tai nạn hành khách (là loại bảo hiểm bắt buộc). Giả sửxảy ra một tai nạn cho xe khách, làm cho sinh viên bị gãy
tay (điều trị bình thường) và số tiền bảo hiểm tai nạn hành khách hiện hành là 10 triệu đồng/1 hành khách.
Trường hợp này, sinh viên nói trên sẽ nhận được tiền bảo hiểm từ:
+ Bảo hiểm tai nạn học sinh 24/24: 15% x 5.000.000 = 750.000 đồng + Bảo hiểm tai nạn hành khách: 15% x 10.000.000 = 1.500.000 đồng
Tổng cộng 2.250.000 đồng
Hệ quả 2: Khơng có sự thế quyền hợp pháp của người bảo hiểm.
Nhìn chung, trong bảo hiểm con người khơng áp dụng thế quyền ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt (một số hợp đồng bảo hiểm con người phi nhân thọ như là : bảo hiểm chi phí y tế và vận chuyển y tế cấp cứu; bảo hiểm người du lịch … vẫn có quy định về thế quyền, thơng thường đó là những loại bảo hiểm con người áp dụng nguyên tắc bồi thường). Do khơng áp dụng thế quyền nên nếu có người thứ ba có lỗi trong thiệt hại của đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm con người thì việc trả tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm hoàn toàn độc lập với trách nhiệm bồi thường theo pháp luật của người thứ ba. Nếu người thứ ba đó lại được bảo hiểm bằng hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự tương ứng thì việc trả tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm con người cũng hoàn toàn độc lập với bồi thường của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Ví dụ: Sinh viên ở ví dụ trên, trên đường đi học về bị 1 xe ôtô va phải làm gãy cánh tay. Các chi phí điều trị ở bệnh viện là 2.000.000 đồng. Trường hợp này, Công ty bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm tai nạn học sinh với số tiền bảo hiểm là 750.000 đồng.