Các dạng đề về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự

Một phần của tài liệu SKKN Tìm hiểu chi tiết nghệ thuật trong một số truyện ngắn từ đầu cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX (Trang 32 - 35)

Các dạng đề văn về chi tiết nghệ thuật rất phong phú và có thể biến hố đa dạng tuỳ theo ý tưởng khác nhau của người ra đề. Dưới đây là một số dạng đề cơ bản:

4.1.Phân tích chi tiết nghệ thuật cụ thể trong tác phẩm 4.1.1 Nhận diện đề

Đây là dạng đề phân tích một chi tiết cụ thể trong một tác phẩm nào đó, nghĩa là người viết phân tích một chi tiết đã được đề bài định hướng trước.

Ví dụ: Phân tích chi tiết tiếng sáo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi Đặc biệt cần lưu ý, có những đề văn trong yêu cầu của đề bài không hề nhắc tới từ “chi tiết” nhưng xét đến cùng lại là bài văn trao đổi về một chi tiết nghệ thuật nào đó. Cần hiểu rõ điều này để vận dụng một cách tốt nhất, hiệu quả nhất những kiến thức về lí luận và kĩ năng làm kiểu bài về chi tiết nghệ thuật vào đề văn đó:

Ví dụ 1: Hình ảnh đơi bàn tay của nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

của Nguyễn trung Thành

Ví dụ 2: Hành động Mị cắt dây trói cho A Phủ và bỏ trốn theo A Phủ trong Vợ

chồng A Phủ của Tơ Hồi

4.1.2. Hướng dẫn cách làm

Với dạng đề này cần lưu ý các bước sau:

- Giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện của chi tiết: (xuất hiện khi nào, xuất hiện nhiều lần hay một lần). Bởi vì chi tiết là tiểu tiết của tác phẩm, là đơn vị nhỏ cấu thành nên tác phẩm, cho nên muốn hiểu được chi tiết cần đặt nó trong diễn biến cốt truyện. Từ cái nhìn bao quát người đọc mới có thể hiểu được ý nghĩa sâu xa của chi tiết nghệ thuật đó.Ví dụ: Để hiểu hết ý nghĩa của chi tiết “tiếng sáo” trong Vợ chồng A Phủ người đọc không thể không quan tâm đến những chi tiết trước đó kể về thân phận nơ lệ, bị giam hãm bóc lột về thể xác, chà đạp về tinh thần của Mị. Có như vậy người đọc mới hiểu được tiếng sáo ấy là biểu tượng của một sức sống tiềm tàng đang trỗi dậy trong con người Mị.

- Chi tiết nghệ thuật đó thể hiện điều gì trong giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực của tác phẩm; về quan niệm nhân sinh của người cầm bút; về chủ đề tư tưởng của tác phẩm

- Chi tiết thể hiện qua một giọng điệu, ngơn ngữ như thế nào; nó thể hiện điều gì về nghệ thuật của tác phẩm, về tài năng của tác giả.

- Việc sử dụng chi tiết như vậy có phản ánh điều gì trong phong cách nghệ thuật của nhà văn không

4.2. Dạng đề cho một nhận định có liên quan đến chi tiết nghệ thuật sau đó yêu cầu dùng các dẫn chứng cụ thể để chứng minh cầu dùng các dẫn chứng cụ thể để chứng minh

4.2.1. Nhận diện đề

Dạng đề này được sử dụng phổ biến nhất trong các kì thi chọn học sinh giỏi vì nó đánh giá được học sinh ở nhiều phương diện: kĩ năng phân tích đề tìm hiểu đề, kĩ năng lựa chọn và phân tích chi tiết nghệ thuật, khả năng tư duy tổng hợp để có cái nhìn bao qt, khả năng cảm nhận sâu để có những khám phá độc đáo mới mẻ… Ví dụ 1: “Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài

thơ tứ tuyệt. Trong đó những chi tiết đóng vai trị đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy” (Nguyễn Đăng Mạnh)

Anh (chị) hãy giải thích ý kiến trên. Chọn phân tích một truyện ngắn để làm sáng tỏ ý kiến trên.

Ví dụ 2: Bàn về truyện ngắn, có người viết: “Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện

ngắn, là những chi tiết cơ đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết” (Từ điển thuật ngữ văn học, NXB

Giáo dục, 1992, tr.253).

Anh (chị) có đồng ý với ý kiến trên? Phân tích một truyện ngắn để làm sáng tỏ.

4.2.2. Hướng dẫn cách làm

Với dạng đề này học sinh cần nắm vững các kĩ năng của kiểu bài sử dụng thao tác giải thích, bình luận, chứng minh; kĩ năng lựa chọn chi tiết phù hợp, độc đáo và phân tích bám sát yêu cầu của đề. Cần lưu ý các bước sau:

+ Giải thích ý nghĩa của nhận định (trả lời câu hỏi nhận định đó có nghĩa là gì): giải thích những từ ngữ cần thiết trong nhận định rồi khái quát lên ý nghĩa của nhận định.

+ Giải thích lí do đưa ra nhận định/ ý kiến đó (trả lời câu hỏi tại sao lại có nhận định/ ý kiến như vậy): dựa vào những kiến thức lí luận văn học liên quan đến chi tiết và một số nguyên nhân liên quan đến bản thân người đưa ra nhận định/ ý kiến (nếu có) (thường là những kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình viết văn của nhà văn).

- Bình luận và chứng minh: khẳng định nhận định đúng hay sai rồi tìm dẫn chứng chứng minh để thuyết phục người đọc.

Ở phần này học sinh cần lưu ý:

+ Lựa chọn dẫn chứng chính xác, tiêu biểu, độc đáo. Cả hai yếu tố chính xác, độc đáo đều đánh giá trình độ của học sinh. Khơng phải chi tiết nào trong tác phẩm cũng được lựa chọn phân tích để làm dẫn chứng

“Nội dung khái quát của tác phẩm được gửi gắm qua các chi tiết (lời nói của nhân

vật, bộ điệu, cử chỉ, nét mặt, đồ vật, cảnh tượng...). Chi tiết bao giờ cũng có khả năng thuyết minh, biểu hiện cái toàn thể (phạm vi ý nghĩa mà nó thuộc vào). Nhưng khơng cần và khơng thể phân tích mọi chi tiết, chỉ cần chọn các chi tiết tiêu biểu nhất, nói lên tư tưởng quan trọng của nhà văn và phù hợp với chủ đề phân tích của đề bài. Biết lựa chọn thì bài làm tập trung, không dàn trải, lan man” (Làm văn 12, SHS tr 57).

+ Phân tích chi tiết được lựa chọn làm dẫn chứng: khơng phân tích dàn trải như ở dạng 1 mà phân tích trọng tâm bám sát theo yêu cầu của đề bài.

- Đánh giá, mở rộng:

+ Khẳng định lại nhận định: đúng/sai

+ Bài học: ví dụ nếu đề bàn về tầm quan trọng của chi tiết thì đặt ra bài học cho người sáng tác và tiếp nhận cần phải chú ý đến chi tiết.

4.3. Dạng đề cảm nhận về hai chi tiết trong hai tác phẩm tự sự 4.3.1. Nhận diện đề 4.3.1. Nhận diện đề

Đây là dạng đề phân tích hai chi tiết (đoạn văn) cụ thể trong hai tác phẩm nào đó, nghĩa là người viết phân tích hai chi tiết theo định hướng của đề. Dạng đề này rất đa dạng, đề bài xuất hiện dưới nhiều hình thức, có thể đề trực tiếp hỏi về hai chi tiết;

hỏi về hai đoạn; về hai nhân vật…Có thể chia dạng đề cảm nhận về hai chi tiết trong hai tác phẩm tự sự làm các dạng như sau:

Một phần của tài liệu SKKN Tìm hiểu chi tiết nghệ thuật trong một số truyện ngắn từ đầu cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)