Vềhình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có ý kiến cho rằng:người lính ở đây có dáng dấp của tráng sĩthuở trước; ý kiến khác thì nhấn mạnh: hìnhtượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người lính thời kì kháng
chiến chống Pháp.Từcảm nhận của mình về hình tượng này, anh chị hãy bình luận
những ý kiến trên. (Đề thi đại học khối C năm 2013)
4.3.2. Hướng dẫn cách làm
Đứng trước một đề văn thường có rất nhiều cách triển khai, giải quyếtvấn đề, song đối với kiểu đề so sánh văn học dù là ở dạng so sánh hai chi tiết, hai đoạn thơ, hai đoạn văn, hay hai nhân vật ...Phương pháp làm bài văn dạng này thơng thường có hai cách:
Nối tiếp : Lần lượt phân tích hai vănbản rồi chỉ ra điểm giống và khác nhau
Song song : Tìm ra các luận điểm giống và khác nhau rồi lần lượt phân tích từng luận điểm kết hợp với việc lấy song song dẫn chứng của cả hai văn bản minh họa.
* Cách 1: Bước một lần lượt phân tích từng đối tượng sosánh cả về phương diện nội dung và nghệ thuật, sau đó chỉ ra điểm giống và khác nhau. Cách này học sinh dễ dàng triển khai các luận điểm trong bàiviết. Bài viết rõ ràng, không rối kiến thức nhưng cũng có cái khó là đến phần nhận xét điểm giống và khác nhau học sinh không thành thạo kĩ năng, nắm chắckiến thức sẽ viết lặp lại những gì đã phân tích ở trên hoặc suy diễn một cáchtùy tiện.
Mơ hình khái quát của kiểu bài này như sau: a) Mở bài
- Giới thiệu khái quát về vị trí và phong cách tác giả, giới thiệu tác phẩm. - Giới thiệu hai chi tiết đặc sắc của hai tác phẩm.
* Cảm nhận chi tiết 1 theo các bước:
- Hoàn cảnh dẫn đến sự xuất hiện của chi tiết và vị trí của chi tiết trong tác phẩm. - Đặc điểm và tần số xuất hiện của chi tiết.
- Ý nghĩa của chi tiết:
+ Thể hiện số phận, tích cách, phẩm chất nhân vật.
+ Giá trị tư tưởng: giá trị hiện thực và nhân đạo, tư tưởng yêu nước của tác phẩm… + Nghệ thuật: ngôn ngữ giọng điệu khi kể về chi tiết. Chi tiết thúc đẩy cốt truyện, thể hiện tính cách nhân vật, làm nên tiếng nói nghệ thuật độc đáo của nhà văn như thế nào ?
* Cảm nhận chi tiết 2 theo các bước nêu trên. * So sánh hai chi tiết
- Điểm tương đồng: + Nội dung+ Nghệ thuật - Điểm khác biệt: + Nội dung+ Nghệ thuật *Lí giải nguyên nhân
c) Kết bài
- Khẳng định vai trò hai chi tiết. - Sức sống của hai chi tiết
*Cách 2: Phân tích song song được hiểu song hành so sánh trên mọi bình diện của hai đối tượng.Cách này hay nhưng khó, địi hỏi khả năng tư duy chặt chẽ,
lôgic, sự tinh nhạy trong phát hiện vấn đề học sinh mới tìm được luận điểm của bài viết và lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu phù hợp của cả hai văn bản để chứng minh cho luận điểm đó. Ứng dụng cách viết này học sinh khơng phân tích lần lượt từng tác phẩm như cách một mà phân tích so sánh song song trên các bình diện: Xuất xứ - cảm hứng- hình tượng - chất liệu và giọng điệu trữ tình.
Mơ hình khái quát của kiểu bài này như sau: Mở bài:
- Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)
- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh
Thân bài:
- Điểmgiống nhau
+ Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản) + Luận điểm .....
- Điểm khác nhau
+ Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản) + Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản) + Luận điểm.....
Kếtbài
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu - Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
* Trong thực tế không phải đề nào chúng ta cũng có thể áp dụng theo đúng khn mẫu cách làm như đã trình bày ở trên. Phải tùy thuộc vào cách hỏi trong mỗi đề cụ thể mà ta áp dụng theo cách nào và áp dụng sao cho linh hoạt, phù hợp. Cũng có khi vận dụng đầy đủ các ý của phần thân bài, cũng có khi phải cắt bỏ một phần cho hợp với yêu cầu trọng tâm của đề hay dụngý của người viết.