Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu đề tài: " thực trạng sản xuất và kinh doanh của công ty TNHH một thành viên điện tử bìn hòa" ppt (Trang 25 - 80)

a. P

1.4.2 Một số kinh nghiệm

Nghiên cứu một số nhận thức cơ bản về phân phối, tổng quan về siêu thị và lịch sử hình thành, phát triển siêu thị của các nước, có thể rút ra một số kinh nghiệm trong sự phát triển hoạt động siêu thị tại Tp.HCM như sau:

- Với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới, thích hợp với sự thay đổi trong văn minh tiêu dùng của xã hội thì việc phát triển hệ thống siêu thị là một tất yếu. Vì vậy sự hình thành và phát triển siêu thị tại Việt Nam cũng như tại thị trường Tp.HCM là phù hợp với quy luật phát triển đó.

- Sự phát triển siêu thị cần được đặt trong tổng thể phát triển chung của hoạt động thương mại nhằm làm đa dạng hơn trong các hình thức bán lẻ, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, kích thích tăng trưởng sức sản xuất góp phần trong sự phát triển chung của nền kinh tế.

- Tổ chức hoạt động kinh doanh của siêu thị cần được cân đối, hài hòa giữa diện tích sử dụng kinh doanh với diện tích cho các công trình tiện ích, giữa hàng hóa trưng bày kinh doanh với trang thiết thiết bị hỗ trợ… nhằm tạo tâm lý thuận tiện nhất trong chức năng phục vụ khách hàng, phù hợp với đặc trưng riêng của siêu thị.

Tóm tắt chương I

Phân phối là các hoạt động liên quan đến việc tổ chức điều hành, lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Trong nền kinh tế ngày nay, hầu hết các nhà sản xuất đều không bán hàng hóa trực tiếp cho người sử dụng cuối cùng mà hoạt động này được thực hiện bởi các trung gian. Các nhà trung gian này tập hợp thành kênh phân phối và siêu thị là một trung gian trong kênh phân phối đó.

Siêu thị là một loại cửa hàng bán lẻ đặc biệt với những đặc trưng cơ bản sau: - Phương thức bán hàng được áp dụng phổ biến là phương thức tự phục vụ. Đây là phương thức bán hàng mà khách hàng có quyền tự do lựa chọn hàng hóa.

- Hàng hóa bán tại siêu thị thường rất đa dạng phong phú (từ vài ngàn đến vài chục ngàn mặt hàng khác nhau) bao gồm cả hàng thực phẩm và phi thực phẩm, phục vụ trực tiếp cho tiêu dùng cá nhân.

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ bán hàng của siêu thị thường được đầu tư trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối hiện đại để đảm bảo sự tiện nghi, thoải mái cho khách hàng.

- Quy mô của siêu thị tương đối lớn, bởi vì siêu thị lấy quan điểm khách hàng tự phục vụ và chi phí thấp, lợi nhuận thấp làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh, do đó để đảm bảo tính kinh tế trong hoạt động theo quy mô đòi hỏi siêu thị phải có quy mô hợp lý mới có thể tiêu thụ được khối lượng hàng hóa lớn đủ để bù đắp chi phí kinh doanh và có mức lợi nhuận hợp lý.

Qua khảo sát hệ thống phân phối ở các nước Châu Aâu, Mỹ người ta thấy rằng, sự ra đời của siêu thị là sự đổi mới của phương thức bán hàng từ những cửa hàng tổng hợp vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, siêu thị đầu tiên có thương hiệu MINIMART của Vũng Tàu – Sinhanco đã khai trương tháng 10/1993 tại trung tâm quận 1 Tp.HCM. Sau đó, trên phạm vi cả nước, siêu thị đã hình thành và phát triển ở các thành phố lớn như Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu. Đến nay, số siêu thị đang triển khai hoạt động kinh doanh là khoảng 160 siêu thị, trong đó có 68 siêu thị khai thác kinh doanh trên địa bàn Tp.HCM.

Tuy nhiên, để phát triển hệ thống siêu thị tương ứng với sự phát triển chung của nền kinh tế, phù hợp với văn minh, đô thị hóa của thành phố, các nhà quản lý cũng cần đặt sự phát triển của siêu thị trong tổng thể phát triển chung của hoạt động thương mại, cân đối, hài hòa giữa diện tích sử dụng kinh doanh với diện tích cho các công trình tiện ích, giữa hàng hóa trưng bày kinh doanh với trang thiết thiết bị hỗ trợ… nhằm tạo tâm lý thuận tiện nhất trong chức năng phục vụ khách hàng, phù hợp với đặc trưng riêng của siêu thị, làm đa dạng hơn trong các hình thức bán lẻ, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, kích thích tăng trưởng sức sản xuất góp phần trong sự phát triển chung của nền kinh tế.

CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC SIÊU THỊ TẠI TPHCM

2.1 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LOẠI HÌNH SIÊU THỊ TẠI TP.HCM 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Từ khi siêu thị đầu tiên xuất hiện trên thị trường TpHCM vào tháng 10 năm 1993 cho đến nay sau quá trình thử nghiệm, phát triển và cạnh tranh, hệ thống siêu thị đang triển khai hoạt động kinh doanh tại TpHCM đã tăng lên đến 68 siêu thị. Tốc độ phát triển của các siêu thị tại TpHCM được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 1: Tốc độ gia tăng siêu thị tại TpHCM

7 12 20 23 29 35 42 51 62 66 68 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1995 1996 1997 199 8 199 9 200 0 2001 2002 2003 2004 06/2 005

Nguồn: Sở thương mại TpHCM tháng 08/2005

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự thay đổi trong văn minh thương mại, hệ thống mạng lưới siêu thị tại TpHCM cũng đã phát triển tương ứng và phù hợp với nhu cầu đó. Từ giai đoạn đầu thử nghiệm chỉ với 3 siêu thị vào cuối năm 1993, qua thời gian hơn 10 năm, tốc độ phát triển số lượng siêu thị đã gia tăng khá nhanh, nhất là trong những năm đầu của thế kỷ 21 và đến nay số siêu thị đang triển khai hoạt động tại TpHCM đã tăng gấp 13 lần so với giai đoạn đầu khi loại hình kinh doanh này mới hoạt động. Số lượng siêu thị tại TpHCM hiện nay đã chiếm 42,5% (68/160) trong tổng số siêu thị đang hoạt động trên toàn thị trường Việt Nam.

Trong tổng số 68 siêu thị đang hoạt động kinh doanh tại TpHCM, có 5 hệ thống siêu thị lớn mà hình ảnh thương hiệu của các hệ thống này đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng thành phố. Đó là:

- Hệ thống CO-OPMART : với 18 siêu thị - Hệ thống CITIMART : với 08 siêu thị

- Hệ thống BIGC : với 03 siêu thị - Hệ thống METRO : với 02 siêu thị

Hệ thống các siêu thị đang triển khai hoạt động kinh doanh tại TpHCM được phân bổ tại địa bàn các Quận – Huyện với số lượng cụ thể như sau:

Bảng 1: Hệ thống các siêu thị tại Tp.HCM

STT Quận – Huyện Số lượng Tỷ lệ (%) Dân số (người) (người/siêuthị)Tỷ lệ

1 Quận 1 15 22,06 199.247 13.283 2 Quận 2 1 1,47 123.968 123.968 3 Quận 3 4 5,88 201.425 50.356 4 Quận 4 1 1,47 182.493 182.493 5 Quận 5 4 5,88 171.966 42.992 6 Quận 6 6 8,82 241.902 40.317 7 Quận 7 3 4,41 156.895 52.298 8 Quận 8 0 0 359.194 - 9 Quận 9 1 1,47 199.150 199.150 10 Quận 10 11 16,18 235.442 21.404 11 Quận 11 3 4,41 229.837 76.612 12 Quận 12 0 0 282.864 - 13 Quận Gò Vấp 1 1,47 443.419 443.419 14 Quận Tân Bình 5 7,35 392.521 78.504 15 Quận Tân Phú 0 0 361.747 - 16 Quận Bình Thạnh 5 7,35 422.875 84.575 17 Quận Phú Nhuận 4 5,88 175.668 43.917 18 Quận Thủ Đức 1 1,47 329.231 329.231 19 Quận Bình Tân 0 0 384.889 - 20 Huyện Củ Chi 0 0 287.807 - 21 Huyện Hóc Môn 0 0 243.462 - 22 Huyện Bình Chánh 3 4,41 298.623 99.541 23 Huyện Nhà Bè 0 0 72.271 - 24 Huyện Cần Giờ 0 0 66.097 - Tổng cộng 68 100,00 6.062.993 89.162

Nguồn: Tổng hợp từ Sở Thương mại TpHCM tháng 08/2005

Nhận xét: Tuy chưa được phân bổ đồng đều, tương ứng với mật độ dân số và các yếu tố kinh tế – chính trị khác nhưng nhìn chung hệ thống siêu thị đã được phát triển rộng khắp trên địa bàn TpHCM, siêu thiï đã có mặt tại 16/24 quận huyện trong thành phố.

2.1.2 Giới thiệu về mô hình tổ chức các siêu thị tại Tp.HCM

Từ khi xuất hiện loại hình siêu thị tại TpHCM cho đến nay các siêu thị thường tổ chức hoạt động dưới 2 hình thức sau:

- Siêu thị độc lập: thường được các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân áp dụng đối với các siêu thị riêng lẻ và trong giai đoạn đầu khi mới xâm nhập, tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này. Vì thế, mô hình tổ chức hoạt động đối với các siêu thị độc lập cũng khá đơn giản, tương ứng với quy mô và năng lực của hình thức này.

- Hệ thống siêu thị (Chuỗi siêu thị): là hệ thống gồm nhiều siêu thị dưới sự quản lý của một tổ chức hay cơ quan chủ quản. Đây là mô hình tổ chức kinh doanh khá thành công của thương hiệu Sài Gòn Co-opmart trong thời gian vừa qua.

2.2 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC SIÊU THỊ TẠI TPHCM SIÊU THỊ TẠI TPHCM

2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy

Trong quá trình triển khai hoạt động dưới hai hình thức là siêu thị độc lập và hệ thống siêu thị như trên, phần lớn hệ thống các siêu thị tổ chức bộ máy hoạt động theo mô hình ma trận với phòng ban chuyên trách, quản lý theo từng lĩnh vực chuyên môn đối với tất cả các siêu thị cùng trong một hệ thống.

Sơ đồ 4: Mô hình tổ chức của hệ thống siêu thị

Ban Giám đốc

Phòng

Kinh doanh MarketingPhòng NC&PTPhòng Nhân sựPhòng Tài chínhPhòng

Siêu thị 1

Với việc tổ chức theo hình thức này đã mang lại nhiều tác động tích cực như: - Tận dụng và phối hợp các nguồn lực một cách tối ưu nhất.

- Các bộ phận chức năng được chuyên môn hóa hơn, phát huy năng lực một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất.

- Công tác quản lý được tập trung chuyên môn hóa cao, mang tính khoa học hơn.

- Công tác phục vụ khách hàng tại các siêu thị trong hệ thống được nâng cao hơn tương ứng với từng khu vực, địa bàn thị trường.

- Tạo sự cạnh tranh tích cực hơn nữa đối với đội ngũ nhân viên, nâng cao ý thức phục vụ khách hàng nhiều hơn.

Thực tế đã chứng minh việc tổ chức theo mô hình hệ thống siêu thị là hợp lý và có ưu thế hơn so với hình thức còn lại. Các siêu thị độc lập khó có thể cạnh tranh khi các nguồn lực còn nhiều hạn chế. Tiêu biểu cho sự thành công này phải kể đến hệ thống Sài Gòn Co-opmart. Hiện tại, hệ thống Sài Gòn Co-opmart đã triển khai hoạt động được 18 siêu thị trên thị trường TpHCM, doanh thu chiếm hơn 50% thị phần toàn thành phố và dự kiến trong thời gian sắp tới, Sài Gòn Co-opmart sẽ gia tăng số lượng siêu thị trong hệ thống của mình lên đến 40 siêu thị.

2.2.2 Quy mô hoạt động

Từ những ngày đầu xuất hiện với chỉ một vài siêu thị có quy mô nhỏ, số lượng mặt hàng còn nhiều hạn chế thì đến nay số lượng siêu thị có quy mô lớn đã gia tăng đáng kể, hàng hóa được trưng bày kinh doanh trong siêu thị cũng đã rất đa dạng về chủng loại, phong phú về mặt hàng. Theo Quyết định số: 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/09/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành về quy chế hoạt động, phân loại quy mô siêu thị thì hiện tại quy mô của các siêu thị tại TpHCM được thể hiện qua biểu đồ:

Biểu đồ 2: Quy mô của các siêu thị tại TpHCM

Loại 3: 15 Loại 2: 14 Loại 1: 39

Nhìn chung, tương ứng với tốc độ phát triển của thành phố lớn như TpHCM, mức sống của người được nâng lên, nhu cầu tiêu dùng gia tăng tương ứng từ đó quy mô hoạt động của các siêu thị cũng phát triển mở rộng, phù hợp với tính chất, mục đích kinh doanh của loại hình bán lẻ siêu thị, đáp ứng theo sự thay đổi trong văn minh tiêu dùng của người dân. Ngày nay, phần lớn các siêu thị đang triển khai hoạt động tại TpHCM là siêu thị loại 1, với số lượng là 39 siêu thị, chiếm 57,35% toàn bộ số lượng trên thị trường thành phố. Đây là nền tảng khá thuận lợi trong việc phát triển hệ thống mạng lưới siêu thị trong thời gian sắp tới.

2.2.3 Hoạt động phân phối tại các siêu thị 2.2.3.1 Phương thức bán hàng 2.2.3.1 Phương thức bán hàng

Các siêu thị đều áp dụng phương thức bán hàng tự phục vụ. Đây là phương thức bán hàng văn minh, tiến bộ phù hợp với xu thế mua sắm của người dân trong thời đại công nghiệp và đây cũng chính là một trong những yếu tố đặc trưng quan trọng hẫn dẫn thu hút khách hàng đến với loại hình bán lẻ siêụ thị.

Theo sự phân tích tâm lý khách hàng thì quá trình mua sắm hàng hóa tại siêu thị diễn tiến theo trình tự như sau: Chú ý – quan tâm – có hứng thú với hàng hóa – ham muốn – quyết định mua sắm. Rõ ràng quá trình diễn biến tâm lý như vậy chịu niều tác động từ bên ngoài như: sự trưng bày, giới thiệu hàng hóa, giá cả, sự cần thiết, hấp dẫn của món hàng và không gian thích hợp tại nơi mua sắm.

Hiện tại, các siêu thị đều rất chú trọng đến nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nên tại các siêu thị đang hoạt động kinh doanh tại Tp.HCM đều cố gắng thiết kế không gian bán hàng tiện nghi, thoải mái phù hợp với từng quy mô tương ứng. Hàng hóa trong siêu thị được trưng bày trên các kệ, tủ… một cách ngăn nắp, gọn gàng, dễ thấy, dễ lựa chọn và thuận lợi cho việc lấy các hàng hóa này.

Với phương thức bán hàng tự phục vụ mà các siêu thị đang áp dụng đã tạo điều kiện thuận lợi thỏa mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng, làm cho khách hàng có được toàn quyền lựa chọn và quyết định khi thực hiện hành vi mua hàng mà không gặp một trở ngại, phiền hà nào từ phía người bán.

Tuy nhiên, để thực hiện phương thức bán hàng này, nhà quản lý các siêu thị cũng phải phí tổn cho các chi phí giám sát, bảo vệ nhằm phòng tránh, ngăn chặn những vấn nạn thường thấy trong siêu thị như: trộm cắp, phá hỏng hàng hóa… Hiện nay, các siêu thị thường áp dụng các biện pháp chủ yếu là, yêu cầu khách hàng gửi giỏ xách trước khi vào siêu thị, hay sự dụng hệ thống camera, bảo vệ túc trực tại các gian hàng. Đây cũng chính là yếu tố làm giảm quyền tự do của khách hàng khi tham gia mua sắm tại siêu thị.

2.2.3.2 Khách hàng của siêu thị

Trong giai đoạn đầu hoạt động của loại hình siêu thị, hàng hóa được mua bán trao đổi phần lớn là hàng ngoại, giá cả thường cao hơn so với thị trường bên ngoài. Vì vậy, khách hàng đến với siêu thị thường thuộc nhóm đối tượng có mức thu nhập khá và cao. Như vậy, trong giai đoạn đầu mới xuất hiện và đi vào hoạt động, siêu thị tại Tp.HCM chủ yếu chỉ nhằm mục đích phục vụ cho một nhóm đối tượng khách hàng.

Tuy nhiên, sau quá trình triển khai hoạt động, theo thời gian siêu thị cũng từng bước thực hiện đúng phương châm, tính chất phục vụ của mình. Đối tượng khách hàng của siêu thị theo đó cũng gia tăng nhiều hơn, đa dạng hơn. Ngày nay, những người có mức thu nhập từ trung bình trở lên thuộc mọi tầng lớp xã hội đều có thể tham gia mua sắm thông qua hệ thống bán lẻ là siêu thị. Số lượt khách hàng viếng thăm các siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh vào mỗi ngày bình thường được thống kê qua bảng sau:

Bảng 2: Mật độ viếng thăm siêu thị tại Tp.HCM

Số lượt (lượt/ngày) Số siêu thị Tỷ lệ (%)

Dưới 2.000 3 4,41 Từ 2.001 đến 3.000 12 17,65 Từ 3.001 đến 4.000 14 20,59 Từ 4.001 đến 5.000 19 27,94 Từ 5.001 đến 6.000 15 22,06 Trên 6.001 5 7,35 Tổng cộng 68 100.00

Nguồn: Sở Thương mại TpHCM tháng 08/2005

Nhận xét: Theo kết quả điều tra, thu thập thông tin, trong số những người có đến siêu thị, tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị chiếm khá cao, chiếm tỷ lệ 87,54%. Điều này thể hiện việc mua sắm tại siêu thị đã trở nên khá phổ biến, thông dụng, tiện ích đối với người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu đề tài: " thực trạng sản xuất và kinh doanh của công ty TNHH một thành viên điện tử bìn hòa" ppt (Trang 25 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)