Thực trạng sụp đổ dây chuyền của các ngân hàng và các định chế tà

Một phần của tài liệu Luận văn: BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ THÔNG TIN KẾ TOÁN TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2008 doc (Trang 38 - 89)

tài chính do khủng hoảng các khoản nợ cho vay bất động sản bắt nguồn từ nƣớc Mỹ.

Trong khi vào giữa năm 2003 lãi suất căn bản của FED chỉ có 1% thì vào giữa năm 2006 nó đã tăng lên đến 5,25%3, bắt buộc các ngân hàng thương mại phải đẩy lãi suất cho vay tiền mua nhà lên cao hơn nhiều nữa. Tình hình lãi suất cao đã khiến cường độ vay để mua nhà giảm lại. Giá nhà bắt đầu trượt dốc vì cung vượt cầu. Nhiều người không bán được nhà và không đủ tiền trả lãi vay vì lãi suất tăng. Hệ quả là họ đành bỏ nhà cho ngân hàng trưng thu lại.

Việc ngày càng nhiều người không có khả năng trả nợ ngân hàng mỗi tháng dẫn đến việc trị giá của các MBS bị tụt dốc. Các ngân hàng thương mại hoặc các công ty cho vay thế chấp còn giữ lại phần lớn các khoản vay cho mình thay vì bán lại cho Fannie Mae chẳng hạn cũng nhìn dòng vốn và tín dụng của mình bị cạn kiệt khi phải đương đầu với tỷ lệ mất khả năng trả nợ ngày càng cao của người vay thuộc nhóm dưới chuẩn.

Hàng loạt ngân hàng đầu tư lần lượt công bố các khoản lỗ khổng lồ vàc sụp đổ dây chuyền. UBS, Merrill Lynch, Citi, Bear Stearns, Lehman Brothers và hàng loạt tên tuổi khác đều không nằm ngoài vòng xoáy khủng hoảng và sụp đổ.

2.1.3. Thực trạng về sự kém minh bạch hóa của thông tin kế toán tài chính và năng lực kiểm tra gíam sát của chính phủ không theo kịp sự phát triển của thị trƣờng.

Sau khi cuộc khủng hoảng xảy ra, nước Mỹ mới nhìn nhận một nguyên nhân cơ bản dẫn đến khủng hoảng là những yêu cầu của pháp luật về sự minh bạch hóa thông tin kế toán tài chính và năng lực kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước đã không bắt kịp với những biến đổi sâu rộng của thị trường trong hơn hai mươi năm qua. Kể từ thập niên 1980, thị trường tài chính Mỹ và thế giới đã nhanh chóng phát triển các công cụ chứng khoán phái sinh và mở rộng hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ và đầu tư. Chứng khoán phái sinh và chứng khoán hóa, mặc dù giúp tăng nguồn tài chính và phân tán rủi ro, đã dẫn đến việc giá cả của trái phiếu và cổ phiếu ngày càng xa rời giá trị đích thực của tài sản bảo đảm.

3.GS. Trần Văn Thọ, PGS.Trần Lê Anh, “Khủng hoảng tài chính Mỹ và những ảnh hưởng ”Báo Thanh niên, (số 290), 19.[12]

Không một cơ quan nhà nước, đơn vị kiểm toán hay phân tích tín dụng và tài chính có đủ thông tin và khả năng nhìn xuyên qua hàng loạt các thao tác chứng khoán để có thể đánh giá chính xác giá trị và độ rủi ro của các khoản đầu tư và tài sản nằm trên sổ sách của các công ty tài chính và ngân hàng. Thêm vào đó nhiều thao tác này lại được che đậy qua hoạt động đầu cơ của các quỹ đầu tư (Hedge funds), một loại hình quỹ đầu tư nắm giữ tới gần 3000 tỉ đô la giá trị tài sản nhưng không hề phải cáo bạch tài sản với công chúng và gần như không chịu sự giám sát của bất kì một cơ quan nhà nước nào.

Để tìm hiểu một cách sâu rộng nguyên nhân và thực trạng khủng hoảng kinh tế tài chính Mỹ, đề tài sẽ phân tích các đại diện cho sự sụp đổ và khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ năm 2008 là ngân hàng đầu tư Lehman Brothers Holding Inc và hai vụ lừa đảo tài chính nổi tiếng của quỹ đầu tư Bennard Madoff và ngân hàng Stanford International Bank để chứng minh thông tin kế toán của các tập đoàn kinh tế này chưa thật sự hữu ích cho mục đích ra quyết định kinh tế của các đối tượng sử dụng thông tin là doanh nghiệp, chính phủ, nhà đầu tư…Đồng thời, chính bản thân các tập đoàn tài chính này cũng xem nhẹ vai trò thông tin kế toán trong kiểm soát rủi ro và ra quyết định kinh doanh, chính phủ Mỹ không sử dụng thông tin kế toán để kiểm soát và quản lý hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế và những nhà đầu tư cũng không sử dụng thông tin kế toán như một công cụ trợ giúp đắc lực cho các quyết định đầu tư.

2.2. PHÂN TÍCH THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÌNH BÀY TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH LEHMAN BROTHERS VÀ TÀI CHÍNH CỦA ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH LEHMAN BROTHERS VÀ NGUYÊN NHÂN SỤP ĐỔ.

2.2.1. Lehman Brothers Holding Inc đã hình thành và phát triển nhƣ thế nào?

Lehman Brothers Holding Inc được thành lập năm 1850 bởi ba anh em Henry, Emanuel và Mayer Lehman người Do Thái từ Đức di cư sang. Là một tập đoàn chứng khoán và tập đoàn ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của Hoa Kỳ. Lĩnh vực chính của tập đoàn là ngân hàng đầu tư, buôn bán cổ phiếu và trái phiếu, nghiên cứu thị trường, quản lý đầu tư, và ngân hàng tư nhân. Tập đoàn đặt trụ sở chính ở Thành phố New York, và hai trụ sở khác ở London và Tokyo, cũng như nhiều văn phòng đại diện khắp thế giới.

2.2.2. Vì sao Lehman Brothers Holding Inc sụp đổ?

Ngày 15/9/2008 là ngày làm chấn động phố Wall với sự kiện sụp đổ của một định chế tài chính lớn thứ tư nước Mỹ về quy mô.

Sau cái chết của Lehman, một câu hỏi lớn được đặt ra cho chính phủ Mỹ, cho ban lãnh đạo Lehman Brothers và những nhà đầu tư phố Wall là họ đã làm gì trước khi Lehman sụp đổ? Để tìm hiểu rõ về nguyên nhân sụp đổ của Lehman Brothers cũng như khẳng định lại vai trò thông tin kế toán đối một doanh nghệp và với nền kinh tế, đặc biệt là đối với vấn đề khủng hoảng kinh tế, sau đây đề tài sẽ đi sâu vào phân tích những thông tin kế toán trên Báo cáo thường niên năm 2006 đã được kiểm toán bởi Easnt & Young để làm rõ thêm vấn đề.

2.2.3. Phân tích thông tin trên Báo cáo tài chính của Lehman Brothers Holding Inc. Holding Inc.

2.2.3.1. Phân tích Báo cáo thu nhập của Lehman Brothers Holding Inc qua các năm. qua các năm.

Bảng 2.1: Báo cáo thu nhập hợp nhất của Lehman Brothers CONSOLIDATED STATEMENT OF INCOME

In million 2007 2006 2005 2004

REVENUE

Principal transactions $9,197 $9,802 $7,811 $5,699

Investment banking 3,903 3,160 2,894 2,188

Commission 2,471 2,050 1,728 1,537

Interest and devidends 41,693 30,284 19,043 11,032

Asset management and other 1,739 1,413 944 794

Total revenue 59,003 46,709 32,420 21,250

Interest expense 39,746 29,126 17,790 9,674

Net revenue 19,257 17,583 14,630 11,576

NON-INTEREST EXPENSE

Compensation and benefit 9,494 8,669 7,231 5,730

Technology and communications 1,145 974 834 764

Brokerage, clearance and distribution fees 859 692 548 488

Occupancy 641 539 490 421

Professional fees 466 364 282 252

Business development 376 301 234 211

Total non-personal expenses 3,750 3,009 2,588 2,328

Total non-interest expenses 13,244 11,678 9,801 8,058

Income before tax and cumulative effect of

accounting change 6,013 5,905 4,829 3,518

Provision for income taxes 1,821 1,945 1,569 1,125

Dividends on trust preferred securities --- --- --- 24

Income befor cumulative effect of accounting change 4,192 3,960 3,260 2,369

Cumulative effect of accounting change --- 47 --- ---

Net income $4,192 $4,007 $3,260 $2,369

Net income applicable to common stock $4,125 $3,941 $3,191 $2,297 Earning per basic share

Before cumulative effect of accounting change $7.63 $7.17 $5.74 $4.18

Cumulative effect of accounting change --- 0.09 --- ---

Earning per basic share $7.63 $7.26 $5.74 $4.18

Earning per diluted share

Before cumulative effect of accounting change $7.26 $6.73 $5.43 $3.95

Cumulative effect of accounting change --- $0.08 --- ---

Earning per diluted share $7.26 $6.81 $5.43 $3.95

Dividends paid per common share $0.60 $0.48 $0.40 $0.32

“Nguồn: Lehman Brothers Holding Inc 2006 Annual report”.

Doanh thu hằng năm của Lehman Brothers diễn biến nhƣ thế nào?

Từ năm 2004, doanh thu của Lehman tăng lên hằng năm. Doanh thu năm 2004 là 11,567 tỷ USD, năm 2005 là 14,630 tỷ USD, năm 2006 là 17,583 tỷ USD, năm 2007 là 19,257 tỷ USD. Tỷ lệ tăng doanh thu từ 2004 đến 2005 là 20%, năm 2005 đến 2006 là 20%, năm 2006 đến 2007 là 10% .

Sau đây là bảng mô tả chi tiết về tình hình tăng giảm doanh thu:

Bảng 2.2

Tình hình tăng giảm doanh thu của Lehman Brothers

In million 2007 2006 2005 2004 %Thay đổi REVENUE 2007/ 2006 2006/ 2005 2005/ 2004 Principal transactions $9,197 $9,802 $ 7,811 $5,699 (6%) 25% 37% Investment banking 3,903 3,160 2,894 2,188 24 9 32 Commission 2,471 2,050 1,728 1,537 21 19 12

Interest and devidends 41,693 30,284 19,043 11,032 38 59 73

Asset management and other 1,739 1,413 944 794 23 50 19

Total revenue 59,003 46,709 32,420 21,250 25 44 53

Interest expense 39,746 29,126 17,790 9,679 36 64 84

Net revenue 19,257 17,583 14,630 11,576 10% 20% 26%

Principal transaction, commissions anhd net interrest revenue

13,615 13,010 10,792 8,594 5% 21% 26%

Net interest revenue 1,947 1,158 1,253 1,358 7% (8%) (8%)

“Nguồn: Lehman Brothers Holding Inc 2006 annual report”.

Doanh thu của Lehman Brothers chủ yếu là từ hoạt động ở thị trường vốn (Capital Markets), từ hoạt động quản lý quỹ đầu tư (Investment Management) và ngân hàng đầu tư (Investment banking). Cụ thể:

Principal transactions : Chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động chính tăng 25% từ

2005 đến 2006, chủ yếu là thu nhập cố định (Fixed income) từ nợ và đầu tư cổ phiếu. Thu nhập cố định từ thị trường vốn gồm lãi từ các khoản nợ tín dụng, nợ cho vay thế chấp thương mại và bất động sản (credit product, commercial mortgage and real estate). Ngoài ra còn là thu nhập từ mua bán cổ phiếu.

Commission: Chỉ tiêu doanh thu từ hoa hồng và phí liên quan đến các hoạt

động trung gian, môi giới, tư vấn đầu tư tăng 19% từ 2005 đến 2006, 21% từ 2006 đến 2007.

Interest and devidends and interest expense: Tổng doanh thu năm 2007 là 59

tỷ, trong đó doanh thu từ lãi và cổ tức là 41,693 tỷ USD, chiếm 70% tổng doanh thu của định chế tài chính này. Chỉ tiêu lợi tức, cổ tức và chi phí lãi vay thu được từ những tài sản và nợ phải trả của Lehman. Lợi tức ( Interest and devidends) thu được từ các công cụ tài chính là các loại chứng khoán thế chấp bằng khế ước vay bất động sản, lợi tức thu từ các hợp đồng cho vay cầm cố chứng khoán, hợp đồng cho vay theo nghiệp vụ Repo chứng khoán. Tuy nhiên đi kèm với các khoản thu từ lãi và cổ tức là

các khoản lãi vay. Lãi vay (Interest expense) từ hoạt động huy động vốn thông qua nghiệp vụ bán khống các công cụ tài chính trên thị trường chứng khoán, các hợp đồng đi vay cầm cố chứng khoán, hợp đồng đi vay Repo chứng khoán..

Investment banking: Doanh thu từ hoạt động ngân hàng đầu tư, bán và

phân phối số chứng khoán mới phát hành dưới hình thức bao tiêu (underwriting) và tư vấn đầu tư. Doanh thu từ hoạt động ngân hàng đầu tư năm 2006 là 3,160 tỷ USD, tăng 9% so với 2005, năm 2007 là 3,903 tỷ, tăng 24% so với năm 2006.

Asset management and other: Doanh thu từ quản lý quỹ đầu tư tăng 50%

từ 2005 đến 2006. Năm 2007 tăng 23% so với năm 2006. Đây cũng là một hoạt động mang tính chất đầu cơ (Hedge funds) nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ Mỹ trong thời gian qua.

Net income:

Từ năm 2004, lợi nhuận của Lehman tăng đều qua các năm, lợi nhuận năm 2004 là 2,369 tỷ USD, năm 2005 là 3,26 tỷ USD, tăng 36%, năm 2006 là 4,007 tỷ USD, tăng 23% và đến năm 2007 là 4,192 tỷ USD, tăng 4,6%.

Diluted Earning per share:

Thu nhập cổ phần cũng tăng dần đều qua các năm từ năm 2004 là 3,59 USD, 2005 là 5,43 USD, tăng 25%, năm 2006 là 6,81 USD, tăng 37% và năm 2007 là 7,26 USD, tăng 6,6%.

Nếu chỉ phân tích những thông tin kế toán trên Báo cáo thu nhập thì người sử dụng thông tin kế toán chỉ biết được thu nhập của Lehman Brothers hình thành chủ yếu từ những nguồn nào, họ chưa có đầy đủ thông tin để biết được bản chất thật sự của những hoạt động kinh doanh đó là gì và rủi ro gì đang tiềm ẩn từ những hoạt động này bởi vì chỉ tiêu lợi nhuận chưa phải là chỉ tiêu duy nhất để phản ánh sức khỏe và triển vọng phát triển của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, những nhà đầu tư phố Wall vẫn say sưa với một viễn cảnh doanh thu, lợi nhuận và thu nhập mỗi cổ phần hấp dẩn, họ đã đầu tư mua cổ phiếu của Lehman Brothers và có thời điểm đã đẩy giá cổ phiếu của Lehman Brothers lên 85USD một cổ phiếu mà không biết những gì đang chờ đợi họ ở phía trước.

Sự tồi tệ bắt đầu đến với Lehman Brothers!

Và sự tồi tệ bắt đầu gõ cửa Lehman vào năm 2008 khi lần đầu tiên ngân hàng này báo cáo lỗ 2,8 tỷ USD trong qúy 2 và phải huy động thêm 6 tỷ vốn. Cổ phiếu Lehman đã giảm từ đỉnh $85 vào năm 2007 xuống $15 trong một thời gian ngắn, thấp hơn nhiều so với giá trị sổ sách khoảng 30 $/ cổ phiếu.

Bảng 2.3

Báo cáo thu nhập hợp nhất quý của Lehman Brothes trong năm 2008. In Millions of USD

(except for per share items)

3months ending 2008-08-31 3 months ending 2008-05-31 3 months ending 2008-02-29 Revenue 1,971.00 5,826.00 11,933.00

Other Revenue, Total 432.00 414.00 437.00

Total Revenue 2,403.00 6,240.00 12,370.00

Cost of Revenue, Total 5,306.00 6,908.00 8,863.00

Gross Profit -3,335.00 -1,082.00 3,070.00

Selling/General/Admin. Expenses, Total 2,797.00 3,174.00 2,679.00

Research & Development 68.00 87.00 89.00

Other Operating Expenses, Total 56.00 158.00 76.00

Total Operating Expense 8,227.00 10,327.00 11,707.00 Operating Income -5,824.00 -4,087.00 663.00 Income Before Tax -5,824.00 -4,087.00 663.00 Income After Tax -3,927.00 -2,774.00 489.00 Net Income Before Extra. Items -3,927.00 -2,774.00 489.00 Net Income -3,927.00 -2,774.00 489.00 Income Available to Common Excl. Extra Items -4,090.00 -2,873.00 465.00 Income Available to Common Incl. Extra Items -4,090.00 -2,873.00 465.00

Dilution Adjustment 0.00 0.00 -

Diluted Weighted Average Shares 691.20 559.30 572.80 Diluted EPS Excluding Extraordinary Items -5.92 -5.14 0.81 Dividends per Share - Common Stock Primary Issue 0.17 0.17 0.17 Diluted Normalized EPS -5.92 -5.14 0.81

Khi Lehman công bố khoảng lỗ khoảng 4,09 tỷ USD trong quý 3 năm 2008, giá cổ phiếu đã tụt dốc không phanh. Với một danh mục tài sản liên quan đến bất động sản rủi ro lên tới 60 tỷ, chiếm 10% tổng tài sản và gấp ba số vốn chủ sở hữu, cùng với một kế hoạch tái cơ cấu trên giấy thiếu tính khả thi, giá cổ phiếu đã giảm sâu hơn. Và kết cục vào ngày 15 tháng 9, Lehman tuyên bố phá sản sau nhiều cuộc đàm phán gỉai cứu không thành.

Bảng 2.4

Biểu đồ thể hiện doanh thu và lợi nhuận của Lehman qua các năm

Doanh thu

Lợi nhuận thuần

20 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 -1 -2 -3 -4 14,630 17,583 19,257 2005 2006 2007 2008 1,971 -3,927 3,260 4,007 4,192

Báo cáo thu nhập hợp nhất của Lehman đã nói lên điều gì?

Vì sao Lehman sụp đổ nhanh chóng như vậy? Và vì sao lại có nhiều nhà đầu tư phố Wall với đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm về thị trường tài chính thuộc hàng hiện đại nhất và lớn nhất của thế giới lại sa vào vũng lầy của cuộc khủng hoảng tài chính lần này?

Xét ở góc độ nhà đầu tƣ cổ phiếu của Lehman: Với một thực tế là sự thất

bại của nhiều nhà đầu tư tài chính, chứng khoán là họ quan tâm quá nhiều đến chỉ tiêu lợi nhuận của một công ty mà xem nhẹ Bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đôi khi chỉ tiêu lợi nhuận cao đã đánh lừa nhà đầu tư bởi vì bản thân Báo cáo thu nhập không cho biết bản chất hoạt động kinh tế là gì, lợi nhuận và cổ tức từ đâu mà có, rủi ro gì liên quan đến hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, dòng tiền và khả năng thanh toán của doanh nghiệp ra sao? Và nhiều nhà đầu tư phố Wall đã phải trả giá đắt cho sự tham lam mù quáng

Một phần của tài liệu Luận văn: BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ THÔNG TIN KẾ TOÁN TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2008 doc (Trang 38 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)