Khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế.
Một định nghĩa khác với cách hiểu ngày nay là trong học thuyết Kinh tế chính trị của Mác-Lênin. Từ ngữ này chỉ khoảng thời gian biến chuyển rất nhanh sang giai đoạn suy thoái kinh tế. Khủng hoảng kinh tế của Karl Marx vốn vẫn được dùng thịnh hành trong Kinh tế chính trị Marx. Khủng hoảng kinh tế đề cập đến quá trình tái sản xuất đang bị suy sụp tạm thời. Thời gian khủng hoảng làm những xung đột giữa các giai tầng trong xã hội thêm căng thẳng, đồng thời nó tái khởi động một quá trình tích tụ tư bản mới.
Tuy nhiên với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 hiện nay nó đã mang nhiều đặc điểm khác với các khái niệm khủng hoảng trước đó do quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế và sự phát triển lớn mạnh của thị trường tài chính thế giới. Theo các chuyên gia kinh tế thì cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 này là kết quả của năng lực ứng phó của các nhà nước với các trạng thái phát triển chưa từng có trong tiền lệ của toàn cầu hóa. Nếu nói đây là khủng hoảng tài chính như thuật ngữ chúng ta vẫn dùng trước đây đối với cuộc khủng hoảng châu Á thì không đúng, mà
phải nói đây là khủng hoảng của nền kinh tế tài chính mới đúng. Bởi vì, trên thực tế tài chính đã trở thành một nền kinh tế chứ không phải chỉ là công cụ phục vụ kinh tế như trước đây nữa. Sự khủng hoảng của kinh tế thế giới hiện nay thực chất là sự khủng hoảng của nền kinh tế tài chính và khủng hoảng trong việc các chính phủ không đủ cảnh giác, không đủ kinh nghiệm, thậm chí không đủ kiến thức để quản lý nền kinh tế tài chính.
Khủng hoảng kinh tế tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố
của nền kinh tế do không đáp ứng được đầy đủ nghĩa vụ bổn phận kinh tế của mình. Khủng hoảng tài chính xảy ra khi nhu cầu tiền vượt quá nguồn cung. Nhu cầu tiền mặt của người dân hay của các nhà đầu tư nước ngoài đã gây sức ép cho hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính khiến cho hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán có thể sụp đổ. Trong nền kinh tế thế giới hiện đại sự lây lan của khủng hoảng tài chính thường đi kèm với suy thoái kinh tế kéo dài. Một số dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế tài chính là:
Các ngân hàng thương mại không hoàn trả được các khoản tiền gởi của người gởi tiền.
Các khách hàng vay vốn kể cả khách hàng loại A cũng không thể hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.
Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá cố định.
Theo quy luật của sự phát triển, khi lên đến điểm phát triển cực đại và chịu tác động mạnh mẽ của nền kinh tế, chính trị, xã hội, nền kinh tế đó sẽ chuyển sang thời kỳ đi xuống suy thoái khủng hoảng. Khủng hoảng tài chính bao gồm khủng hoảng ngân hàng, khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng nợ nần
Khủng hoảng kinh tế tài chính tác động lên tất cả các bộ phận còn lại và làm mất uy tín của nền kinh tế. Sự giảm xuống của những chỉ số như Dow Jones hay Nasdaq chính là một trong những biểu hiện. Tức là năng lực huy động vốn của các nền kinh tế công nghiệp không còn bình thường như trước nữa, và điều đó sẽ dẫn đến giảm phát. Mà đã giảm phát thì thất nghiệp, thất nghiệp thì thị trường tiêu thụ giảm đi, thị trường tiêu thụ giảm đi tức là toàn bộ nền kinh tế công nghiệp sẽ bị giảm đi
4.1.2. Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế tài chính
Khủng hoảng kinh tế tài chính xảy ra do một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Nền kinh tế không thực hiện được các nghĩa vụ thanh toán do
gặp phải vấn đề thanh khoản, khả năng thanh toán hoặc do cố tình chiếm dụng vốn. Tình trạng mất khả năng thanh toán bắt nguồn từ các vụ phá sản, kinh doanh thua lỗ và các vấn đề về chi tiêu của Chính phủ. Bản thân Chính phủ cũng gặp khó khăn trong việc tìm tài trợ khi gặp khó khăn về thanh toán do những kỳ vọng không sáng sủa mặc dù trong điều kiện bình thường nền kinh tế hoàn toàn có khả năng chi trả. Sự mất khả năng thanh toán thường có tính dây chuyền.
Thứ hai: Các nhà nghiên cứu cho rằng có một sự tương quan giữa nỗ lực
nhằm tự do hoá các thị trường tài chính và số lượng các cuộc khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng tài chính thường đi kèm với những nỗ lực nhằm tự do hoá thị trường tài chính. Vậy tự do hoá tài chính có nhất thiết dẫn đến khủng hoảng tài chính và việc xảy ra các cuộc khủng hoảng tài chính có thể là một lý do phản đối việc bãi bỏ các quy định và tự do hoá tài khoản vốn.
Thứ ba: Thành phần chính của các cuộc khủng hoảng tài chính là các thông
tin không đối xứng. Thông tin không đối xứng có vai trò chính yếu trong các giao dịch tài chính. Nó đưa người vay tới những hành vi cơ hội nguy hiểm và là mầm mống cho những kỳ vọng xấu của người cho vay về người đi vay. Thông tin không cân xứng khiến cho người đi vay và người gửi tiền do họ khó khăn trong việc phân biệt giữa vấn đề thanh khoản và tình trạng mất khả năng thanh toán, qua đó dẫn đến việc người sở hữu bán đi những tài sản bằng ngoại tệ của nước gặp khó khăn.
1.4.3. Thông tin kế toán có thật sự hữu ích trong việc dự báo các vấn
đề kinh tế vĩ mô?
Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, vấn đề được nhiều người đặt ra là: Thực tế hiện nay, thông tin kế toán được cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin như doanh nghiệp, chính phủ, nhà đầu tư, các giới nghiên cứu kinh tế, công chúng…chưa hữu ích và thuyết phục để những đối tượng này có thể dự báo được tương lai cho doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. Hoặc nếu một số nhà nghiên cứu kinh tế như Paul Krugman…có thể dự báo chính xác tình hình kinh tế từ nhiều năm trước đó nhưng những điều họ nói đã không đủ sức thuyết phục chính phủ, giới kinh doanh và công chúng.
Vậy, phải chăng thông tin kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp chỉ giúp người sử dụng thông tin nhìn vào tình hình bên trong doanh nghiệp, về những gì đã
xảy ra trong quá khứ chứ thông tin kế toán chưa thật sự là kênh thông tin quan trọng để những đối tượng này đánh giá tương lai phát triển cũng như xác định những rủi ro kinh doanh mà doanh nghiệp đang gặp phải? Phải chăng thông tin kế toán chưa thật sự là công cụ để chính phủ thực hiện tốt chức năng quản lý, kiểm soát và dự báo vĩ mô nền kinh tế, cũng như thông tin kế toán chưa thực sự là tư liệu đầy đủ và thuyết phục giúp các nhà kinh tế có thể sử dụng để nghiên cứu và phân tích, từ đó tham mưu cho chính phủ về những vấn đề đang xảy ra trong mỗi doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung?
Tiếp theo đề tài, chương 2 sẽ nêu lên thực trạng thông tin kế toán của nền kinh tế khủng hoảng. Thông qua việc phân tích thông tin kế toán trên các Báo cáo tài chính của một số đại diện cho cuộc khủng hoảng năm 2008, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ những điều vừa mới trình bày ở trên.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2008
2.1. THỰC TRẠNG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI VÀ VAI TRÒ THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ VAI TRÒ THÔNG TIN KẾ TOÁN
2.1.1. Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới năm 2008 xảy ra? ra?
Nguyên nhân trực tiếp và rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính lần này là sự nổ bong bóng của thị trường bất động sản tại Mỹ, Có ba yếu tố chính đã khởi tạo nên bong bóng trong thị trường bất động sản:
Thứ nhất, bắt đầu từ năm 2001, để giúp nền kinh tế thoát khỏi trì trệ, Cục
Dự trữ liên bang Mỹ FED đã liên tục hạ thấp lãi suất, dẫn đến việc các ngân hàng cũng hạ lãi suất cho vay tiền mua bất động sản. Vào giữa năm 2000 thì lãi suất cơ bản của FED là trên 6% nhưng sau đó lãi suất này liên tục được cắt giảm, cho đến giữa năm 2003 thì chỉ còn 1%.
Thứ nhì, chính sách chung của chính phủ lúc bấy giờ là khuyến khích và
tạo điều kiện cho dân nghèo và các nhóm dân da màu được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà. Việc này phần lớn được thực hiện thông qua hai công ty được bảo trợ bởi chính phủ là Fannie Mae và Freddie Mac. Hai công ty này giúp đổ vốn vào thị trường bất động sản bằng cách mua lại các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại, biến chúng thành các loại chứng từ được bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp (mortgage-backed securities - MBS), rồi bán lại cho các nhà đầu tư ở Phố Wall, đặc biệt là các ngân hàng đầu tư khổng lồ như Bear Stearns và Merrill Lynch.
Thứ ba, sự biến đổi các khoản cho vay thành các công cụ đầu tư cho nên
thị trường tín dụng để phục vụ cho thị trường bất động sản không còn là sân chơi duy nhất của các ngân hàng thương mại hoặc các công ty chuyên cho vay thế chấp bất động sản nữa. Nó đã trở nên một sân chơi mới cho các nhà đầu tư, có khả năng huy động dòng vốn từ khắp nơi đổ vào, kể cả dòng vốn ngoại quốc.
Với ba lý do trên, thị trường bất động sản trở nên rất nhộn nhịp, kéo theo việc lên giá bất động sản liên tục. Do đó, một bong bóng đã thành hình trong thị trường bất động sản.
2.1.2. Thực trạng sụp đổ dây chuyền của các ngân hàng và các định chế tài chính do khủng hoảng các khoản nợ cho vay bất động sản bắt nguồn từ tài chính do khủng hoảng các khoản nợ cho vay bất động sản bắt nguồn từ nƣớc Mỹ.
Trong khi vào giữa năm 2003 lãi suất căn bản của FED chỉ có 1% thì vào giữa năm 2006 nó đã tăng lên đến 5,25%3, bắt buộc các ngân hàng thương mại phải đẩy lãi suất cho vay tiền mua nhà lên cao hơn nhiều nữa. Tình hình lãi suất cao đã khiến cường độ vay để mua nhà giảm lại. Giá nhà bắt đầu trượt dốc vì cung vượt cầu. Nhiều người không bán được nhà và không đủ tiền trả lãi vay vì lãi suất tăng. Hệ quả là họ đành bỏ nhà cho ngân hàng trưng thu lại.
Việc ngày càng nhiều người không có khả năng trả nợ ngân hàng mỗi tháng dẫn đến việc trị giá của các MBS bị tụt dốc. Các ngân hàng thương mại hoặc các công ty cho vay thế chấp còn giữ lại phần lớn các khoản vay cho mình thay vì bán lại cho Fannie Mae chẳng hạn cũng nhìn dòng vốn và tín dụng của mình bị cạn kiệt khi phải đương đầu với tỷ lệ mất khả năng trả nợ ngày càng cao của người vay thuộc nhóm dưới chuẩn.
Hàng loạt ngân hàng đầu tư lần lượt công bố các khoản lỗ khổng lồ vàc sụp đổ dây chuyền. UBS, Merrill Lynch, Citi, Bear Stearns, Lehman Brothers và hàng loạt tên tuổi khác đều không nằm ngoài vòng xoáy khủng hoảng và sụp đổ.
2.1.3. Thực trạng về sự kém minh bạch hóa của thông tin kế toán tài chính và năng lực kiểm tra gíam sát của chính phủ không theo kịp sự phát triển của thị trƣờng.
Sau khi cuộc khủng hoảng xảy ra, nước Mỹ mới nhìn nhận một nguyên nhân cơ bản dẫn đến khủng hoảng là những yêu cầu của pháp luật về sự minh bạch hóa thông tin kế toán tài chính và năng lực kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước đã không bắt kịp với những biến đổi sâu rộng của thị trường trong hơn hai mươi năm qua. Kể từ thập niên 1980, thị trường tài chính Mỹ và thế giới đã nhanh chóng phát triển các công cụ chứng khoán phái sinh và mở rộng hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ và đầu tư. Chứng khoán phái sinh và chứng khoán hóa, mặc dù giúp tăng nguồn tài chính và phân tán rủi ro, đã dẫn đến việc giá cả của trái phiếu và cổ phiếu ngày càng xa rời giá trị đích thực của tài sản bảo đảm.
3.GS. Trần Văn Thọ, PGS.Trần Lê Anh, “Khủng hoảng tài chính Mỹ và những ảnh hưởng ”Báo Thanh niên, (số 290), 19.[12]
Không một cơ quan nhà nước, đơn vị kiểm toán hay phân tích tín dụng và tài chính có đủ thông tin và khả năng nhìn xuyên qua hàng loạt các thao tác chứng khoán để có thể đánh giá chính xác giá trị và độ rủi ro của các khoản đầu tư và tài sản nằm trên sổ sách của các công ty tài chính và ngân hàng. Thêm vào đó nhiều thao tác này lại được che đậy qua hoạt động đầu cơ của các quỹ đầu tư (Hedge funds), một loại hình quỹ đầu tư nắm giữ tới gần 3000 tỉ đô la giá trị tài sản nhưng không hề phải cáo bạch tài sản với công chúng và gần như không chịu sự giám sát của bất kì một cơ quan nhà nước nào.
Để tìm hiểu một cách sâu rộng nguyên nhân và thực trạng khủng hoảng kinh tế tài chính Mỹ, đề tài sẽ phân tích các đại diện cho sự sụp đổ và khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ năm 2008 là ngân hàng đầu tư Lehman Brothers Holding Inc và hai vụ lừa đảo tài chính nổi tiếng của quỹ đầu tư Bennard Madoff và ngân hàng Stanford International Bank để chứng minh thông tin kế toán của các tập đoàn kinh tế này chưa thật sự hữu ích cho mục đích ra quyết định kinh tế của các đối tượng sử dụng thông tin là doanh nghiệp, chính phủ, nhà đầu tư…Đồng thời, chính bản thân các tập đoàn tài chính này cũng xem nhẹ vai trò thông tin kế toán trong kiểm soát rủi ro và ra quyết định kinh doanh, chính phủ Mỹ không sử dụng thông tin kế toán để kiểm soát và quản lý hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế và những nhà đầu tư cũng không sử dụng thông tin kế toán như một công cụ trợ giúp đắc lực cho các quyết định đầu tư.
2.2. PHÂN TÍCH THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÌNH BÀY TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH LEHMAN BROTHERS VÀ TÀI CHÍNH CỦA ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH LEHMAN BROTHERS VÀ NGUYÊN NHÂN SỤP ĐỔ.
2.2.1. Lehman Brothers Holding Inc đã hình thành và phát triển nhƣ thế nào?
Lehman Brothers Holding Inc được thành lập năm 1850 bởi ba anh em Henry, Emanuel và Mayer Lehman người Do Thái từ Đức di cư sang. Là một tập đoàn chứng khoán và tập đoàn ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của Hoa Kỳ. Lĩnh vực chính của tập đoàn là ngân hàng đầu tư, buôn bán cổ phiếu và trái phiếu, nghiên cứu thị trường, quản lý đầu tư, và ngân hàng tư nhân. Tập đoàn đặt trụ sở chính ở Thành phố New York, và hai trụ sở khác ở London và Tokyo, cũng như nhiều văn phòng đại diện khắp thế giới.
2.2.2. Vì sao Lehman Brothers Holding Inc sụp đổ?
Ngày 15/9/2008 là ngày làm chấn động phố Wall với sự kiện sụp đổ của một định chế tài chính lớn thứ tư nước Mỹ về quy mô.
Sau cái chết của Lehman, một câu hỏi lớn được đặt ra cho chính phủ Mỹ, cho ban lãnh đạo Lehman Brothers và những nhà đầu tư phố Wall là họ đã làm gì trước khi Lehman sụp đổ? Để tìm hiểu rõ về nguyên nhân sụp đổ của Lehman Brothers cũng như khẳng định lại vai trò thông tin kế toán đối một doanh nghệp và với nền kinh tế, đặc biệt là đối với vấn đề khủng hoảng kinh tế, sau đây đề tài sẽ đi sâu vào phân tích những thông tin kế toán trên Báo cáo thường niên năm 2006 đã