Đối với công tác chuẩn bị kí kết hợp đồng

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – Thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH Đầu tư thương mại và Xây dựng Hoàn Thành (Trang 64 - 65)

Giao kết hợp đồng là một khâu rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại cơng ty. Nó có thể đem lại lợi ích một cách tối đa cho cơng ty, giúp công ty tránh được những rủi ro có thể xảy ra trong q trình thực hiện hợp đồng, đồng thời cịn góp phần đảm bảo lợi ích cho các bạn hàng của cơng ty, tạo sự uy tín và vị thế của cơng ty trên thương trường. Để việc ký kết hợp đồng đạt được nhiều kết quả tốt, hạn chế tốn nhiều thời gian thì cơng ty cần phải có những bước chuẩn bị cho việc đàm phán, kỹ càng, đặc là nội dung đàm phán. Phải xác định được rõ đàm phán những vấn đề gì và mục tiêu cần đạt đến của việc đàm phán là gì. Bên cạnh đó, văn hóa trong giao tiếp thể hiện trình độ cũng như khả năng hiểu biết của mỗi người, tạo dựng nên sự tin cậy và sự hợp tác lâu dài về sau này đối với bạn hàng của công ty. Do vậy, cần phải lưu ý đến văn hoá và trình độ kinh doanh của mỗi cơng ty thể hiện trong việc giao tiếp đàm phán và ký kết hợp đồng. Xây dựng và chuẩn bị các bản hợp đồng kinh doanh cũng đồng nghĩa với thành công trong các giao dịch kinh doanh cũng như việc thiết lập hình ảnh đẹp về cơng ty đối với các đối tác.

Ngồi ra cơng ty TNHH Đầu tư Thương mại và Xây dựng Hoàn Thành cần chú ý khi đánh giá đối tác cần đánh giá một cách thận trọng trước khi ký kết hợp đồng, các lĩnh vực cần đánh giá có thể kể đến như: tình hình tài chính, khả năng thanh tốn, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty cũng như đối tác để có thể tránh tình trạng khi hợp đồng được ký kết và đi vào thực hiện thì cơng ty lại khơng được thanh tốn vì cơng ty đối tác khơng thể thanh tốn hoặc đang lâm vào tình trạng phá sản.

Một điều cần phải lưu ý nữa phải kể đến đó là hiện nay trong nền kinh tế thị trường, những công ty ảo, công ty ma tồn tại khá nhiều ở dưới các hình thức khác nhau, nếu các cơng ty khơng tìm hiểu cẩn thận dễ trở thành nạn nhân của các vụ việc lừa đảo. Trước khi công ty ký kết hợp đồng với các đối tác cần phải tìm hiểu những thơng tin cần thiết đáng tin cậy, đảm bảo tránh những rủi ro có thể gây thiệt hại cho công ty về sau này.

Về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa, cơng ty cũng cần phải lưu ý và xem xét chủ thể đó là chủ thể đại diện theo pháp luật của công ty hay chỉ là người đại diện

theo ủy quyền của cơng ty đó. Nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cơng ty phải xem xét phạm vi được ủy quyền của người đó, trong hợp đồng cần phải ghi rõ và phải có giấy ủy quyền, để tránh những trường hợp đáng tiếc sau này xảy ra. Pháp luật Việt Nam có quy định về hợp đồng được ký kết trong phạm vi được ủy quyền thì người ủy quyền ký và phải chịu trách nhiệm như những gì mình ký, trong trường hợp người được ủy quyền ký vượt quá phạm vi được ủy quyền thì phần vượt quá đó sẽ bị coi là vơ hiệu. Như vậy, nếu hợp đồng được ký kết không đúng hoặc vượt quá phạm vi thẩm quyền đều trở nên vô hiệu hoặc vơ hiệu một phần, điều đó sẽ dẫn đến hậu quả bất lợi cho việc thực hiện hợp đồng về sau này.

Một vấn đề khác mà cơng ty cần lưu ý đó là việc lựa chọn Luật áp dụng. Trong các hợp đồng mà công ty đã ký kết gần đây thì căn cứ pháp luật: có những bản hợp đồng vẫn còn sử dụng BLDS năm 2005, Bộ luật dân sự 2015, Luật thương mại 2005. Tuy nhiên, một số hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai chủ thể đều là thương nhân có tư cách pháp nhân nhưng trong căn cứ chọn luật áp dụng chỉ ghi căn cứ theo Bộ luật dân sự 2015 và căn cứ vào nhu cầu của các bên mà không ghi căn cứ vào Luật thương mại 2005.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – Thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH Đầu tư thương mại và Xây dựng Hoàn Thành (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w