Các bước vẽ tượng toàn thân nam

Một phần của tài liệu Giáo trình Hình họa Tạo hình (Ngành Thiết kế thời trang) (Trang 131 - 136)

IV. VẼ TƯỢNG TOÀN THÂN NAM

3. Các bước vẽ tượng toàn thân nam

3.1. Bước 1:

Trướckhi bắt đầu vẽ ta tập trung quan sát tượng để có thể giữ được hình ảnh đó trong đầu, sau đó ở trên giấy vẽ xác định cấu trúc hình. Sau khi lấy độ dài của đầu tượng làm chuẩn và xác định vị trí, dùng tay giơ thẳng que đo để đo tỷ lệ độ dài, độ rộng của tượng toàn thân nữ. Đo độ dài của tượng toàn thân gấp khoảng 7 đến 7,5 lần của độ dài của đầu tượng (tuỳ theo góc đứng mà độ dài khác nhau). Tiếp theo xác định vị trí của 5 điểm cịn lại và dựng bằng nét kỹ hà. Sau đó vẽ khung ngồi hình chữ nhật nhẹ nhàng trên giấy. Và xác định trục mặt, trục giữa của tượng toàn thân. Xác định hai điểm ở 2 vai, 2 điểm đầu ngực và hai điểm ở 2 hơng của tượng tồn thân. Dùng dây dọi và dựng bằng nét kỹ hà. Chú ý trục toàn thân, phải xác định đúng vị trí của chân trụ nếu khơng khi dựng hình ta có cảm giác như tượng bị đổ về phía trước hoặc phía sau.

3.2. Bước 2:

- Sau khi đã xác định tất cả các vị trí, ta đi vào dựng khn mặt. Căn cứ vào tỷ lệ giữa độ rộng dài và vị trí ở phần đầu vẽ ra hình khối bên ngồi của đầu. Sau đó dùng các đường thẳng vẽ ra các đường biên của phần đầu. Rồi lấy vị trí của mũi và mắt làm chuẩn vẽ ra các tuyến trục giữa ngang và thẳng đứng ở phần đầu. Sau đó lấy trục giữa và theo quan hệ tỉ lệ giữa cơ quan ngũ quan của phần đầu, định ra các vị trí của ngũ quan. Khi đã dựng xong phần đầu, ta dùng dây dọi để đo và so sánh giữa phần đầu với phần ngực, phần hơng của tượng tồn thân. Dựng những nét thẳng để xác định độ rộng của vai, eo, hông.

- Trên cơ sở vẽ phần đầu, sau đó theo thứ tự vẽ phần cổ, phần ngực và phần hông, chân và tay của tượng toàn thân. Đầu, cổ, ngực, hơng, tay, chân lần lượt có một số sự biến đổi về hướng. Chú ý đối chiếu trên dưới và tương ứng với nhau. Khi vẽ tay, chân chúng ta phải chú ý phối cảnh xa gần, trước sau của tượng toàn thân. Dùng dây dọi để so sánh và xác định các điểm ở tay và chân của tượng. Xác định 2 điểm ở hai đầu gối và xem chân nào là chân trụ của tượng. Tất cả đều dựng bằng nét kỹ hà, sau đó chúng ta mới chỉnh sửa lại bằng nét cong như tượng mẫu.

- Khi vẽ các đường mép biên cố gắng trước tiên dùng các đường thẳng và trên những nguyên tắc chung theo lối từ lớn đến nhỏ, từ ngoài vào trong, từ vng đến trịn, từ hình thể đến cục bộ.

-Vẽ các đường mép biên không thể đơn giản lý giải là những đường nét biên phía bên ngồi của những mặt phẳng mà cần phải có quan niệm lập thể, cường điệu

đường giáp ranh sáng tối, dùng đường có nặng có nhẹ, có thực có ảo. Trong giai đoạn vẽ các đường mép biên thì cần phải chú ý biểu hiện được cản giác nổi nhất định cũng như là tạo ra cảm giác về không gian.

3.3. Bước 3:

- Khi vẽ xong các sắc độ đậm, nhạt, trung gian và vẽ ra kết cấu hình thể đại thể và các đường nét gãy trạng thái động, chú ý trọng điểm vào các đường giáp ranh sáng tối nổi bậc.

- Mục đích của bước này là vẽ ra hiệu quả chỉnh thể của các độ đậm nhạt sáng tối của kết cấu hình thể và trên cơ sở đó khắc họa sâu hơn, huấn luyện sinh viên xác lập các quan niệm về quan sát chỉnh thể.

3.4. Bước 4:

- Sau khi tô đại thể sáng tối từ một bộ phận nào đó bắt đầu vẽ kỹ, nói chung bắt đầu từ mũi và mắt, sau đó từ đường giáp ranh sáng tối, đồng thời lấy đường giáp ranh sáng tối làm mốc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài tiến hành phân chia dần dần các bộ phận, đồng thời cần phải chú ý so sánh đối chiếu lẫn nhau và quan tâm tới các quan hệ chỉnh thể, mỗi một lần vẽ sâu đều cần phải tạm thời ngưng một chút hiệu chỉnh thử lại một chút sau đó lại tiến hành vẽ kỹ tiếp.

- Cần nói rõ thêm là do các bài tập được làm trong thời gian ngắn, khi vẽ nền không nên tồn nhiều thời gian và sức lực. Nền chỉ là bộ phận phụ của tượng thạch cao, tăng thêm mức độ nào đó về cảm giác khơng gian, cho nên nền không nhất thiết phải vẽ được quá đầy đủ và quá chi tiết.

Bước 1 Bước 2

Bước 3: Bước 4:

4. Bài mẫu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoạ sĩ Gia Bảo, Bước đầu học vẽ - 35 Tác phẩm hình hoạ than và chì, Nhà xuất bản Mỹ Thuật.

2. .Hoạ sĩ Uyên Huy, Vấn đề cơ bản của vẽ hình hoạ - Phương pháp vẽ đầu tượng, Nhà xuất bản Lao Động- Xã hội.

3. Hoạ sĩ Gia Bảo, Ký hoạ tĩnh vật, Nhà xuất bản Mỹ Thuật. 4. Hoạ sĩ Gia Bảo, Vẽ tĩnh vật đơn thể, Nhà xuất bản Mỹ Thuật.

5. Hoạ sĩ Gia Bảo, Phương pháp vẽ ngũ quan, Nhà xuất bản Mỹ Thuật. 6. Hoạ sĩ Gia Bảo, Vẽ tổ hợp kỹ hà thạch cao- Nhà xuất bản Mỹ Thuật. 7. Hoạ sĩ Gia Bảo, Các hình kỷ hà thạch cao, Nhà xuất bản Mỹ Thuật.

8. Hoạ sĩ Gia Bảo, Bước đầu của nghệ thuật vẽ kết cấu người, Nhà xuất bản Mỹ Thuật.

9. Tác giả Triệu Khắc Lễ, Hình họa 1, Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm, năm

2008.

10.Tác giả Triệu Khắc Lễ, Hình họa 2, Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm, năm

Một phần của tài liệu Giáo trình Hình họa Tạo hình (Ngành Thiết kế thời trang) (Trang 131 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)