Khả năng cho sữa của dê cái Beetal qua các lứa đẻ

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA DÊ BEETAL THẾ HỆ THỨ 5 VÀ 6 NUÔI TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DÊ VÀ THỎ SƠN pdf (Trang 66 - 91)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

3.2.2.Khả năng cho sữa của dê cái Beetal qua các lứa đẻ

Để tìm hiểu quy luật về khả năng cho sữa theo lứa đẻ, chúng tôi tiến hành theo dõi khả năng cho sữa của dê cái Beetal thế hệ 5, 6 qua các lứa đẻ khác nhau (từ lứa đẻ thứ nhất đến lứa đẻ thứ tư). Kết quả theo dõi được thể hiện qua bảng 3.7.

Bảng 3.7: Khả năng cho sữa của dê Beetal qua các lứa đẻ Chỉ tiêu Lứa Thế hệ 5 Thế hệ 6 n X mx n X mx NSS/ngày (gam) 1 15 982,0ab ± 101,0 13 832,0a ± 112,0 Chu kỳ (ngày) 15 176,5 ± 12,7 13 170,5 ± 10,6 SLS/chu kỳ (kg) 15 173,2ab ± 30,4 13 141,8a ± 34,2 NSS/ngày (gam) 2 13 1262,0c ± 115,0 12 1022,5b ± 108,0 Chu kỳ (ngày) 13 202,4 ± 14,4 12 194,6 ± 18,4 SLS/chu kỳ (kg) 13 255,1c ± 34,4 12 199,4b ± 42,2 NSS/ngày (gam) 3 10 1576,7d ± 95,6 10 1366,2c ± 90,6 Chu kỳ (ngày) 10 210,3 ± 7,4 10 215,6 ± 8,2 SLS/chu kỳ (kg) 10 313,2d ± 27,0 10 295,4d ± 27,0 NSS/ngày (gam) 4 10 1582,5d ± 98,3 10 1321,5c ± 98,3 Chu kỳ (ngày) 10 202,6 ± 9,2 10 192,6 ± 9,2 SLS/chu kỳ (kg) 10 320,5d ± 36,6 10 254,4c ± 36,6

a,b,c,d thể hiện mức độ sai khác của các số trung bình ở cùng các chỉ tiêu với P < 0,05

Kết quả bảng 3.7 cho thấy: Qua 4 lứa đẻ, các chỉ tiêu về khả năng cho sữa của dê Beetal ở thế hệ 6 đều thấp hơn đáng kể thế hệ 5 (khác biệt có ý nghĩa thống kê).

Năng suất sữa của dê Beetal có sự khác nhau giữa lứa đẻ thứ nhất với các lứa đẻ thứ 2, 3 và 4 (P < 0,05), ổn định ở lứa 3 và 4. Cụ thể, dê cái thế hệ 5 ở lứa đẻ thứ nhất năng suất sữa /ngày là 982,0 gam, đã tăng lên 1262,0 gam ở lứa đẻ thứ 2, đạt 1576,7 gam ở lứa đẻ thứ 3 và 1582,5 gam ở lứa thứ 4. Dê cái thế hệ 6 có năng suất sữa /ngày ở lứa đẻ thứ nhất là 832,0 gam, lứa đẻ thứ 2 đạt 1022,5 gam, lứa đẻ thứ 3 đạt 1366,2 gam và lứa đẻ thứ 4 đạt 1321,5 gam.

Song song với việc năng suất sữa tăng lên qua các lứa đẻ thì thời gian cho sữa của dê Beetal cũng tăng lên và ổn định ở lứa đẻ 2, 3 và 4, trung bình

từ 192,6 đến 210,3 ngày và thời gian cho sữa ở các lứa đẻ giữa 2 thế hệ 5 và 6 không có sự sai khác rõ rệt.

Sản lượng sữa/ chu kỳ tăng lên qua các lứa đẻ và ổn định ở lứa thứ 3 và thứ 4. Sự khác biệt về chỉ tiêu này giữa các lứa đẻ khá rõ rệt (P < 0,05). Dê cái Beetal thế hệ 5 ở lứa đẻ thứ nhất có sản lượng sữa/chu kỳ đạt 173,2 kg, lứa đẻ thứ 2 đạt 255,1 kg, lứa thứ 3 đạt 313,2 kg và lứa thứ 4 đạt 320,5 kg, sản lượng sữa lứa thứ 4 cao hơn 85% so với lứa thứ nhất. Dê cái thế hệ thứ 6 có sản lượng sữa/chu kỳ ở các lứa đẻ 1, 2, 3 và 4 tương ứng là 141,8; 199,4; 295,4 và 254,4 kg.

Grossman và cộng sự, (1986)[40] công bố: Sản lượng sữa của các giống dê sữa ôn đới ở Mỹ có khác nhau theo lứa đẻ. Khả năng cho sữa của chúng tăng dần từ lứa đẻ 1 đến 4, sau đó giảm xuống ở lứa thứ 5.

3.2.3. Một số chỉ tiêu về thành phần dinh dưỡng của sữa dê Beetal

Ngoài việc theo dõi khả năng cho sữa của dê Beetal, chúng tôi đã tiến hành phân tích một số chỉ tiêu chính về thành phần dinh dưỡng của sữa dê ở cả 2 thế hệ, kết quả được trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8: Thành phần dinh dưỡng của sữa dê Beetal

Chỉ tiêu Đơn vị Thế hệ 5 Thế hệ 6

Vật chất khô % 13,72 13,65

Protein tổng số % 3,80 3,77

Lipit tổng số % 4,79 4,82

Khoáng tổng số % 0,81 0,84

Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy: Hầu hết các chỉ tiêu về thành phần dinh dưỡng sữa dê Beetal đều ổn định qua các thế hệ, không có sự sai khác đáng kể giữa hai thế hệ 5 và 6, tỷ lệ vật chất khô đạt 13,6 - 13,7%, Protein đạt 3,77 - 3,8%, Lipit đạt 4,8% và khoáng đạt 0,81 - 0,84%.

Kết quả nghiên cứu trên cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nguyễn Kim Lin, 2002[14] cho biết: Tỷ lệ vật chất khô, protein, lipit và khoáng ở thế hệ 1 đạt được tương ứng là 13,87; 3,88; 4,83 và 0,84%, ở thế hệ 2 là 13,8; 3,82; 4,81 và 0,83%, thế hệ 3 là 13,7; 3,8; 4,79; 0,82%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với kết quả nghiên cứu ở Ấn Độ trên dê Beetal. Theo S.N Singh và O.P.S Sangar, (1985)[36] tỷ lệ vật chất khô, protein, lipit và khoáng của sữa dê Beetal đạt tương ứng là 13,6; 3,74; 4,74 và 0,82%.

3.2.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn cho sản xuất sữa của dê Beetal

Để xác định hiệu quả sử dụng thức ăn cho sản xuất sữa của dê cái Beetal, chúng tôi đã tiến hành theo dõi và xác định tiêu tốn thức ăn ở mỗi thế hệ 10 dê cái sinh sản lứa đẻ thứ 2 - 3 vào tuần thứ 4 - 8 của chu kỳ vắt sữa. Lượng thức ăn cho ăn và thức ăn thừa ra sẽ được theo dõi hàng ngày để xác định lượng thức ăn ăn vào. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 3.9.

Bảng 3.9: Tiêu tốn VCK và protein thô thức ăn/1 kg sữa sản xuất ra

Chỉ tiêu Thế hệ 5(n=10) Thế hệ 6 (n=10)

X mx X mx

Vật chất khô (gam) 1305,2a ± 52,2 1382,2b ± 50,6

Protein (gam) 138,7 ± 6,2 148,8 ± 7,3

a,b thể hiện mức độ sai khác của các số trung bình ở cùng các chỉ tiêu với P < 0,05

Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy: Tiêu tốn vật chất khô thức ăn cho 1 kg sữa sản xuất ra giữa thế hệ 5 và thế hệ 6 có sự sai khác nhau khá rõ rệt (P<0.05). Ở thế hệ 5 tiêu tốn vật chất khô cho 1 kg sữa sản xuất ra là 1305,2 gam và thế hệ 6 là 1382,2 gam. Tiêu tốn protein cho 1 kg sữa sản xuất ra ở thế hệ 5 cũng thấp hơn so với thế hệ 6 (138,7 gam so với 148,8 gam).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lin, (2002)[14] trên dê Beetal các thế hệ trước. Tác giả cho biết:

Tiêu tốn vật chất khô và protein cho 1kg sữa tiết ra ở thế hệ 1 là 1238,8 và 131,6 gam; ở thế hệ 2 tương ứng là 1245,5; 142,8 gam và thế hệ 3 là 1241,7; 140,3 gam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở Ấn Độ, C.Devendra và Marca Burns, 1983 [35] cho biết: Tiêu tốn vật chất khô và protein cho 1 kg sữa tiết ra trên dê Beetal là 1271 và 180,8 gam.

Như vậy, tiêu tốn vật chất khô để sản xuất ra 1 kg sữa ở thế hệ 6 đều cao hơn các thế hệ trước đó, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng thức ăn cho sản xuất sữa của dàn dê Beetal thế hệ 6 nuôi tại Việt Nam đã có xu thế kém hơn so với các thế hệ trước đó và so với giống gốc nuôi ở Ấn Độ.

3.3. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trƣởng của dê Beetal

3.3.1. Khối lượng của dê đực và dê cái Beetal ở một số thời điểm sinh trưởng

Khối lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng sinh trưởng của đàn dê, phản ánh chất lượng của con giống cũng như tình hình chăn nuôi và là một trong những chỉ tiêu xác định hiệu quả của phương án chăn nuôi. Trong cùng một giống, sinh trưởng và phát triển chịu ảnh hưởng rất lớn vào tính biệt, để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của tính biệt đến sinh trưởng, chúng tôi tiến hành theo dõi khối lượng của dê Beetal thế hệ thứ

5 và thứ6 nuôi tại trại giống trung tâm theo từng tính biệt đực, cái ở các tháng

tuổi khác nhau. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.10 và bảng 3.11.

Kết quả ở bảng 3.10 và 3.11 cho thấy: Sinh trưởng tích lũy của dê Beetal tăng dần từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi. Khối lượng cơ thể của dê ở các thời điểm khảo sát giữa 2 thế hệ không có sự khác biệt rõ rệt (P>0,05). Nhưng nhìn chung khối lượng của dê thế hệ 6 từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi đều thấp hơn chút ít so với thế hệ 5, nhưng từ thời điểm 15 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi thì tốc độ sinh trưởng của 2 thế hệ gần như nhau. Dê Beetal nuôi tại trại giống trung tâm thế hệ thứ 5 có khối lượng sơ sinh ở con đực đạt 3,15 kg, con cái đạt 2,85 kg. Ở thời điểm 3 tháng tuổi, khối lượng dê đực đạt 13,1 kg, dê cái

đạt 11,8 kg. Ở các thời điểm 9, 12, 15, 18, 21 và 24 tháng tuổi dê đực có khối lượng tương ứng là 23,0; 29,0; 34,9; 39,9; 43,8 và 47,0 kg, dê cái tương ứng là 22,2; 27,0; 29,4; 31,1; 32,3 và 33,5 kg.

Bảng 3.10: Khối lượng của dê đực Beetal tại một số thời điểm sinh trưởng

(Đơn vị :kg/con) Tháng tuổi Thế hệ 5 Thế hệ 6 n X ± mx n X ± mx Sơ sinh 41 3,15 ± 0,06 44 2,94 ± 0,05 3 38 13,12 ± 0,18 42 12,35 ± 0,20 6 34 18,72 ± 0,48 40 18,22 ± 0,41 9 30 23,06 ± 0,85 38 22,26 ± 0,97 12 25 29,03 ± 0,65 28 28,18 ± 0,35 15 25 34,93 ± 0.52 27 34,93 ± 0.49 18 24 39,91 ± 0.48 25 39,93 ± 0.57 21 23 43,85 ± 0.68 24 43,44 ± 0.71 24 22 47,05 ± 0,62 23 46,75 ± 0,75 P>0.05

Khối lượng lúc 2 năm tuổi của dê đạt 80 - 85% khối lượng của dê trưởng thành. Sinh trưởng của dê phụ thuộc rất lớn vào chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc. Nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và ít phải chịu stress của môi trường dê sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh. Ngược lại, nếu không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, dê sẽ sinh trưởng chậm và sức đề kháng kém dẫn đến khả năng chống lại bệnh tật kém. Để đảm bảo cho dê sinh trưởng tốt, có sức đề kháng cao thì khi mới sinh ra phải đảm bảo cho dê con được bú sữa đầu, vì trong sữa đầu có hàm lượng kháng thể và dinh dưỡng cao.

Bảng 3.11: Khối lượng của dê cái Beetal ở một số thời điểm sinh trưởng (Đơn vị :kg/con) Tháng tuổi Thế hệ 5 Thế hệ 6 n X ± mx n X ± mx Sơ sinh 43 2,85 ± 0,05 44 2,81 ± 0,05 3 40 11,84 ± 0,48 43 10,85 ± 0,26 6 36 17,06 ± 0,66 40 15,86 ± 0,58 9 32 22,25 ± 0,72 34 21,51 ± 0,89 12 30 27,04 ± 0,82 32 26,02 ± 0,77 15 30 29.47 ± 0.65 32 28.18 ± 0.76 18 30 31.14 ± 0.72 32 29.77 ± 0.68 21 30 32.37 ± 0.74 32 30.98 ± 0.85 24 30 33,52 ± 0,82 32 32,22 ± 0,77 P>0.05

Dê Beetal thế hệ thứ 6 có khối lượng sơ sinh ở con đực đạt 2,94 kg, con cái đạt 2,81 kg. Lúc 3 tháng tuổi, khối lượng dê đực đạt 12,3 kg, dê cái đạt 10,8 kg. Ở các thời điểm 9, 12, 15, 18, 21 và 24 tháng tuổi dê đực có khối lượng tương ứng là 22,2; 28,1; 34,0; 39,1; 43,4 và 46,7 kg, dê cái là 21,5; 26,0; 28,1; 29,7; 30,9 và 32,2 kg.

Ở các thời điểm sơ sinh và 3 tháng tuổi, khối lượng của dê đực không lớn hơn nhiều so với dê cái (P > 0.05), nhưng ở các thời điểm tiếp theo thì sự khác biệt về khối lượng của dê đực và dê cái càng rõ rệt ở cả 2 thế hệ (P < 0.05).

Tại các thời điểm khảo sát, khối lượng dê đực và dê cái giữa 2 thế hệ không có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05), nhưng nhìn chung khối lượng của cả dê đực và dê cái của thế hệ 6 có thấp hơn so với thế hệ 5.

Chúng tôi minh họa các kết quả theo dõi về khối lượng của dê ở thế hệ 5 và 6 qua đồ thị 2.

0 10 20 30 40 50 SS 3 6 9 12 15 18 21 24

Giai đoạn (tháng tuổi)

k

g/c

on

Đực TH 5 Đực TH 6 Cái TH 5 Cái TH 6

Đồ thị 3.2: Sinh trưởng tích luỹ của dê qua các tháng tuổi

Qua đồ thị trên chúng ta thấy: Tại các thời điểm khảo sát dê đực luôn có khả năng sinh trưởng cao hơn dê cái.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại các thời điểm theo dõi khảo sát cho thấy khả năng sinh trưởng của thế hệ 5, 6 thấp hơn không nhiều so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lin, (2002)[14]. Tác giả cho: Khối lượng của dê đực Beetal thế hệ 2 và 3 tại các thời điểm sơ sinh, 6, 9, 12 và 24 tháng tuổi tương ứng là: 3,4 - 3,5; 19,0 - 19,7; 24,1 - 25,3 kg; 31,3 - 31,8 và 49,4 - 51,4 kg. Khối lượng của dê cái Beetal thế hệ 2 và 3 tại các thời điểm sơ sinh, 6, 9, 12 và 24 tháng tuổi tương ứng là: 2,8 - 2,85; 15,4 - 15,9; 22,1 - 23,2; 25,2 - 26,7 và 33,4 - 34,8 kg. Cũng theo Nguyễn Kim Lin, (2002)[14] dê Beetal thế hệ thứ 2 và 3 nuôi ở khu vực gia đình có khối lượng sơ sinh dê đực đạt: 3,1- 3,2 kg; dê cái đạt 2,8 - 2,82 kg, 9 tháng tuổi dê đực đạt 21,8 - 22,3 kg; dê cái đạt 19,7 - 20,4 kg, 12 tháng tuổi dê đực đạt 28,2 - 28,8 kg; dê cái đạt 23,2 - 23,8 kg, 24 tháng tuổi dê đực đạt 47,3 - 48,1 kg; dê cái đạt 31,7 - 32,1 kg.

Ngô Hồng Chín, (2005)[9] nghiên cứu trên đàn dê ấn Độ thế hệ 4 cho biết: Dê Beetal có khối lượng sơ sinh, 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi đạt tương ứng là 3,5; 13,4; 22,3; 28,6 và 34,8 kg ở con đực và tương ứng là 3,1; 12,5; 20,1; 26,3 và 30,0 kg ở con cái.

Theo N.S. Singh và O.P.S. Sangar, 1985 (nguồn Nguyễn Kim Lin, 2002[14]) Dê Beetal nuôi ở Ấn Độ có khối lượng sơ sinh ở dê đực đạt được từ 3,3-3,9 kg; dê cái đạt được từ 2,7-3,3 kg. Lúc 6 tháng tuổi dê đực và dê cái có khối lượng tương ứng là 15,5-16,4 và 15,5 kg. Lúc 12 tháng tuổi dê đực và dê cái đạt khối lượng tương ứng là 28,6-30,4 và 21,8 kg; lúc 24 tháng tuổi dê đực và dê cái đạt khối lượng tương ng là 40,5-45,7 và 32,6 kg.

3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của dê đực và dê cái Beetal qua các giai đoạn tuổi

Từ kết quả theo dõi về sinh trưởng tích luỹ, chúng tôi xác định được tăng trọng tuyệt đối của dê đực và dê cái qua các giai được tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 3.12 và 3.13. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.12: Sinh trưởng tuyệt đối của dê đực Beetal qua các giai đoạn tuổi Đơn vị: gam/con/ngày Tháng tuổi Thế hệ 5 Thế hệ 6 n X ± mx Cv (%) n X ± mx Cv (%) SS - 3 38 110,79 ± 2,20 17,16 42 104,55 ± 3,15 18,22 3 - 6 34 62,22 ± 4,07 18,23 40 65,22 ± 6,05 22,03 6 - 9 30 48,22 ± 5,70 16,33 38 44,89 ± 5,62 18,24 9 - 12 25 66,33 ± 12,90 18,72 28 65,79 ± 11,52 17,28 12 - 24 22 50,05 ± 10,21 22,35 23 51,59 ± 11,21 19,35

Kết quả cho thấy ở giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi dê có cường độ sinh trưởng tuyệt đối là cao nhất, sau đó thì giảm dần. Cả dê đực và dê cái giữa thế hệ 5 và thế hệ 6 thì không có sự khác biệt rõ rệt (P>0,05).

Từ kết quả bảng 3.12 và bảng 3.13 cho thấy, dê Beetal thế hệ 5 ở giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi sinh trưởng tuyệt đối của dê đực và dê cái đạt được tương ứng là 110,8 và 99,9 gam/con/ngày, ở giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi tương ứng là 62,2 và 58,0 gam/con/ngày, ở giai đoạn từ 9 đến 12 tháng tuổi là

66,3 và 53,5 gam/con/ngày. Nhưng đến giai đoạn từ 12 đến 24 tháng tuổi sinh

trưởng tuyệt đối của dê cái giảm rõ rệt, chỉ đạt được 17,9 gam/con/ngày; trong khi đó ở dê đực vẫn đạt được là 50,0 gam/con/ngày.

Bảng 3.13: Sinh trưởng tuyệt đối của dê cái Beetal qua các giai đoạn tuổi

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA DÊ BEETAL THẾ HỆ THỨ 5 VÀ 6 NUÔI TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DÊ VÀ THỎ SƠN pdf (Trang 66 - 91)