Đặc điểm phát dục của dê cái Beetal

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA DÊ BEETAL THẾ HỆ THỨ 5 VÀ 6 NUÔI TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DÊ VÀ THỎ SƠN pdf (Trang 50 - 91)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

3.1.1.Đặc điểm phát dục của dê cái Beetal

* Tuổi và khối lượng động dục lần đầu

Tuổi động dục lần đầu là một chỉ tiêu cho biết sự thành thục về tính dục của gia súc. Tuổi động dục lần đầu sớm hay muộn đều liên quan đến khả năng sinh sản của gia súc. Tuổi động dục lần đầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Di truyền - giống, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh. Các giống dê khác nhau có tuổi động dục lần đầu khác nhau. Trong cùng một giống dê nếu được chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ có thời gian động dục lần đầu sớm và ngược lại. Dê thường động dục quanh năm, tuy nhiên ở những mùa thường xảy ra khô hạn nặng và kéo dài, dê giảm trọng và chịu nhiều stress về dinh dưỡng, chúng có thể không động dục trong mùa này vì lý do dinh dưỡng. Khối lượng động dục lần đầu cũng là một chỉ tiêu đánh giá sự thành thục của gia súc, cũng như tuổi động dục lần đầu, khối lượng động dục lần đầu cao hay thấp phụ thuộc vào giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và ngoại cảnh. Kết quả theo dõi một số đặc điểm phát dục của dê cái Beetal được trình bày ở bảng 3.1.

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy: Tuổi động dục lần đầu của dê cái Beetal ở thế hệ 5 sớm hơn thế hệ 6, nhưng không sai khác rõ rệt (P>0.05). Tuổi động dục lần đầu ở thế hệ 5 là 426.5 ngày, khi đó khối lượng là 24,1 kg; tuổi động dục của dê cái ở thế hệ 6 là 427,8 ngày, khối lượng là 23,8 kg.

Bảng 3.1: Một số đặc điểm phát dục của dê cái Beetal Chỉ tiêu Thế hệ 5(n = 21) Thế hệ 6 (n = 22) X ± mx Cv (%) X ± mx Cv (%) Tuổi ĐDLĐ (ngày) 426,5 ± 11,8 9,50 427,8 ± 10, 7 8,56 Khối lượng ĐDLĐ (kg) 24,1 ± 3,04 4,37 23,8 ± 4,02 5,13 Tuổi PGLĐ (ngày) 447,4 ± 11,8 7,25 448,6 ± 12,4 8,11 Khối lượng PGLĐ (kg) 26,5± 3,12 5,22 25,7± 4,11 5,76 Tuổi ĐLĐ (ngày) 595,3 ±15,6 3,29 596,8 ±14,4 4,02 Khối lượng ĐLĐ (kg) 27,5 ± 4,27 5,79 26,3 ± 4,27 6,05 P > 0.05

Theo dõi tuổi động dục lần đầu trên dê Ấn Độ ở giai đoạn đầu mới nhập về, Đinh Văn Bình và cộng sự,(1998)[2] cho biết: Tuổi động dục lần đầu của dê Jumnapari là 406,5 ngày; của dê Barbari là 213,1 ngày; của dê Beetal là 372,7 ngày. Như vậy, kết quả của chúng tôi về tuổi động dục lần đầu của dê Beetal chậm hơn của dê Beetal thời kì đầu mới nhập về là 53,8 - 55,1 ngày.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lin, (2002)[14] trên đàn dê Beetal thế hệ 2-3 cho thấy: Tuổi động dục lần đầu của dê cái là 354,3 - 362,7 ngày; khối lượng là 21,4 - 22,8 kg. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi động dục lần đầu của dê Beeetal thế hệ 5 và 6 dài hơn so với thế hệ 2 và 3 từ 64,8 - 73,3 ngày.

Tuổi động dục lần đầu của dê Beetal nuôi ở Ấn Độ là 460 ngày, khối lượng đạt được là 19,7 kg (N.S.Singh và O.P.S.Sangar, 1985) (Nguồn Nguyễn Kim Lin, 2002[14]). Như vậy, so với dê Beetal nuôi tại Ấn Độ thì tuổi động dục lần đầu của dê Beetal thế hệ 5, 6 sớm hơn 32,2 - 33,5 ngày.

Qua các kết quả nghiên cứu về tuổi động dục lần đầu trên đàn dê Beetal nuôi ở Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ ở thế hệ 5, 6 cho thấy đàn dê này đã

có tuổi động dục lần đầu dài hơn so với dê Beetal khi mới nhập về và các thế hệ 2, 3 và đặc biệt lại sớm hơn so với dê Beetal nuôi tại Ấn Độ. Như vậy đàn dê Beetal thế hệ 5, 6 có đặc điểm phát dục kém hơn so với các đời đầu khi mới nhập về, mặc dù vẫn áp dụng quy trình nuôi dưỡng giống như trước, ở các thế hệ này có thể đã có sự thoái hóa về giống do cận huyết.

* Tuổi và khối lượng phối giống lần đầu

Trong nuôi dê sinh sản, chúng ta phải có kế hoạch theo dõi động dục lần đầu của dê để có kế hoạch phối giống cho dê vào thời điểm thích hợp. Nên phối giống cho dê khi đã bỏ qua 1 - 2 chu kỳ động dục đầu. Nhìn chung, nếu phối ngay ở chu kỳ động dục lần đầu thì ở thời điểm này con vật chưa phát triển hoàn toàn về thể vóc cho nên sẽ ảnh hưởng đến kết quả sinh sản. Nếu không phát hiện được động dục lần đầu chúng ta sẽ không có kế hoạch cho việc phối giống lần đầu đúng thời điểm sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.

Tuổi và khối lượng phối giống lần đầu của dê cái Beetal ở thế hệ 5 và thế hệ 6 không có sự sai khác rõ rệt (P>0,05). Tuổi và khối lượng phối giống lần đầu của dê cái Beetal tương ứng là 447,4 - 448,6 ngày khi đó khối lượng cơ thể đạt được là 26,5 - 25,7 kg.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tuổi động dục lần đầu dài hơn từ 62.9 - 64,1 ngày so với kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Bình và cộng sự, (1998)[2] tác giả cho biết: Tuổi phối giống lần đầu của một số giống dê Ấn Độ trong thời gian đầu mới nhập là 384,5 ngày ở dê Beetal, 421,5 ngày ở dê Jumnapari và 227,6 ngày ở dê Barbari.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lin, (2002)[14] trên đàn dê Beetal thế hệ 2-3 cho thấy: Tuổi phối giống lần đầu của dê cái nuôi ở trại giống của trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây là 398,5 - 401,3 ngày; khối lượng đạt được là 23,6 - 24,2 kg. Như vậy, tuổi phối giống lần đầu của dê Beetal thế hệ 5, 6 muộn hơn thế hệ 2, 3 từ 48,9 - 49,8 ngày.

Như vậy, chỉ số về tuổi phối giống lần đầu của dê Beetal thế hệ 5 và 6 cũng muộn hơn nhiều so với các đời đầu.

* Tuổi đẻ lứa đầu và khối lượng sau đẻ lần đầu

Đây là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh được thời gian đưa con vật vào khai thác sớm hay muộn. Các giống dê khác nhau, điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc và ngoại cảnh khác nhau thì có tuổi đẻ lứa đầu khác nhau. Ngoài ra, tuổi đẻ lứa đầu còn phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật phối giống.

Khối lượng sau đẻ lần đầu là một chỉ tiêu sinh sản phản ánh điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc trong thời gian mang thai.

Tuổi đẻ lứa đầu và khối lượng sau đẻ lứa đầu của dê Beetal thế hệ thứ 5 tương đương với thế hệ thứ 6. Cụ thể, tuổi đẻ lứa đầu và khối lượng sau đẻ lứa đầu của dê Beetal thế hệ thứ 5 là 595,3 ngày, khối lượng đạt được là 27,5 kg; ở thế hệ thứ 6 tương ứng là 596,8 ngày và 26,3 kg.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tuổi đẻ lứa đầu cũng muộn hơn từ 40,3 - 52,3 ngày so với kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Bình, (1998)[2] và Nguyễn Kim Lin, (2002)[14] khi nghiên cứu trên đàn dê Ấn Độ. Cụ thể:

Theo Đinh Văn Bình, (1998)[2] dê Beetal thế hệ 1 có tuổi đẻ lứa đầu là 544,5 ngày. Nghiên cứu của Nguyễn Kim Lin, (2002)[14] trên đàn dê Beetal thế hệ 2-3 cho thấy: Dê Beetal có tuổi để lứa đầu là 552,3 - 556,5 ngày; khối lượng đạt được là 27,3 - 28,1 kg.

Ở Ấn Độ, N.S.Singh và O.P.S.Sangar, (1985) cho biết: Tuổi đẻ lần đầu của dê Beetal là 559 - 721 ngày, khối lượng đạt được là 27 - 43 kg (Nguồn Nguyễn Kim Lin, 2002[14]).

Qua theo dõi nghiên cứu về một số đặc điểm phát dục của dê Beetal nuôi ở Viêt Nam thế hệ 5, 6 chúng tôi thấy dê Beetal đã có khả năng phát dục chậm hơn nhiều so với thời kỳ đầu mới nhập về, có thể đàn dê này đã bị thoái hóa do cận huyết sau 15 năm nuôi tại Việt Nam.

Đinh Văn Bình và cộng sự, (2001)[4] cho biết: Tuổi đẻ lần đầu của dê Bách Thảo là 427,5 ngày; khi đó khối lượng đạt được là 32,77 kg. Đinh Văn Bình và cộng sự, (2005)[7] cho biết: Tuổi đẻ lứa đầu của dê Boer thuần là 553 ngày; khối lượng sau đẻ lần đầu của dê Boer là 53,9 kg. Theo Nguyễn Thị Mai, (2000)[18] tuổi đẻ lứa đầu của dê Bách Thảo là 11 - 12 tháng.

3.1.2. Khả năng sinh sản của dê đực Beetal

- Phẩm chất tinh dịch

Ngoài việc theo dõi khả năng sinh sản của dê cái, chúng tôi đã tiến hành theo dõi khả năng sinh sản của con đực. Con đực có vai trò cực kỳ quan trọng, một cá thể đực có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sinh sản của một hay nhiều con cái và khả năng sinh trưởng ở đời con. Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh sản của dê đực, ở đây chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch và kết quả phối giống.

Chúng tôi đã tiến hành lấy tinh của 5 dê đực mỗi thế hệ (5 và 6), kiểm tra 8 lần trong 2 năm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2: Chất lượng tinh dịch dê đực Beetal

Chỉ tiêu Đơn vị Thế hệ 5 (n=5) Thế hệ 6 (n=5) * ở Ấn Độ X ± mx X ± mx Thể tích (V) ml 1,32 ± 0,15 1,15 ± 0,15 1,69 ± 0.03 Hoạt lực (A) % 82,1 ± 3,75 72,8 ± 4,15 84,3 ± 6,0 Nồng độ (C) tỷ/ml 3,65b± 0,09 3,16a± 0,12 3,18 ± 0,1 VAC tỷ 3,95b± 0,09 2,65a ± 0,08 4,53 ± 0.06 pH 6,72 ± 0,01 6,78 ± 0,01 6,52 ± 0,01 Tỷ lệ kỳ hình (K) % 5,32 ± 0,42 6,22 ± 0,45 5,4 ± 0,23

* Ở Ấn Độ: theo N.S.Singh và O.P.S.Sangar, 1985 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi chú: a,b giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác theo hàng ngang với P <0,05

Qua kết quả ở bảng 3.2 chúng tôi thấy: Các chỉ tiêu như lượng xuất tinh (V), hoạt lực (A), nồng độ (C) và tổng số tinh trùng tiến thẳng (VAC) của tinh

dịch dê đực Beetal thế hệ 5 đều cao hơn so với thế hệ 6, pH tinh dịch dê đực Beetal có giá trị trung bình 6,72 - 6,78, không thay đổi giữa thế hệ 5 và thế hệ 6, nhưng tỷ lệ kỳ hình ở thế hệ 6 lại cao hơn ở thế hệ 5. Cụ thể, nồng độ tinh trùng (C) của dê ở thế hệ 5 cao hơn rõ rệt so với thế hệ 6, thế hệ 5 đạt 3,65 tỷ/ml và thế hệ 6 đạt 3,16 tỷ/ml (P<0,05). Tổng số tinh trùng tiến thẳng giữa 2 thế hệ cũng khác nhau rõ rệt (P<0,05), thế hệ 5 đạt 3,95 tỷ và thế hệ 6 đạt 2,65 tỷ.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lin, (2002) [14] khi nghiên cứu trên đàn dê Beetal tác giả cho biết: Lượng tinh dịch của dê đực ở thế hệ 1, 2 và 3 đạt được tương ứng là 1,18; 1,37 và 1,39 ml. Nồng độ tinh trùng của dê đực ở thế hệ 1 là 3,37 tỷ/ml; thế hệ 2 là 3,73 tỷ/ml và thế hệ 3 là 3,61 tỷ/ml. Tổng số tinh trùng tiến thẳng của dê đực ở thế hệ 1 là 3,15 tỷ; ở thế hệ 2 là 3,99 tỷ và ở thế hệ 3 là 4,36 tỷ. Tỷ lệ kỳ hình của dê đực ở thế hệ 1, 2 và 3 tương ứng là 6,19; 5,51 và 5,25%. Như vậy, đàn dê Beetal thế hệ 6 có các chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch thấp hơn thế hệ 5 và các đời đầu, riêng tỷ lệ kỳ hình lại cao hơn so với các đời đầu.

Kết quả nghiên cứu trên đàn dê nuôi đại trà ở Ấn Độ (S.N Singh và O.P.S Sangar, 1985) cho biết: Lượng tinh dịch của dê đực Beetal đạt 1,69 ml, nồng độ đạt 3,18 tỷ/ml, tổng số tinh trùng tiến thẳng đạt 4,53 tỷ và tỷ lệ kỳ hình là 5,4% (nguồn Nguyễn Kim Lin, 2002[14]).

Từ kết quả trên chúng tôi thấy: Dê đực Beetal thế hệ 6 có các chỉ tiêu và chất lượng tinh dịch kém hơn so với các thế hệ trước và giống gốc, nguyên nhân chính có thể do sự thoái hóa vì cận huyết của con đực giống sau một thời gian dài không được làm tươi máu và chất lượng của đàn đực giống này cũng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sinh trưởng của đàn dê ở các thế hệ sau.

- Kết quả phối giống

Kết quả theo dõi về kết quả phối giống của dê đực thế hệ 5 và 6 được trình bày ở bảng 3.3

Bảng 3.3: Kết quả phối giống

Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

Thế hệ 5 Thế hệ 6

Số lần phối giống Lần 58 62

Số lần phối giống có chửa Lần 52 54

Tỷ lệ thụ thai % 89,6 87,1

Tỷ lệ xảy thai % 7,40 7,40

Tỷ lệ con sơ sinh sống % 95,5 95,0

Qua kết quả theo dõi về khả năng phối giống của dê đực thế hệ 5 và thế hệ 6 chúng tôi thấy rằng: Ở thế hệ 5 tỷ lệ thụ thai đạt 89,6%, tỷ lệ xảy thai là 7,4% và tỷ lệ con sơ sinh sống là 95,5%, ở thế hệ 6 kết quả đạt được tương đương như ở thế hệ 5.

Cụ thể, trong tổng số 62 lần phối giống của dê đực có 54 lần phối giống có chửa, đạt tỷ lệ thụ thai là 87,1%. Và trong số 54 lần phối giống có chửa thì có 4 lần xảy thai, chiếm tỷ lệ 7,4%. Tỷ lệ con sơ sinh sống rất cao, đạt 95,0%. Kết quả phối giống của dê đực thế hệ 5 và thế hệ 6 không có sự khác biệt rõ rệt (P> 0,05).

Kết quả trên cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lin, (2002)[14] khi nghiên cứu trên đàn dê Beetal ở các thế hệ 2 và 3. Tác giả cho biết: Tỷ lệ thụ thai đạt được là 87,5%, tỷ lệ xảy thai là 6,8% và tỷ lệ sơ sinh sống là 93,5%. Kết quả nghiên cứu của Ngô Hồng Chín, (2005)[9] cho biết: Tỷ lệ thụ thai, tỷ lệ xảy thai và tỷ lệ con sơ sinh sống ở dê Beetal thế hệ thứ 4 tương ứng là: 82,7 - 90,9%; 4,17%; 95,0 - 98,2%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về kết quả phối giống của dê Beetal thế hệ 5 và 6 cũng tương đương với kết quả nghiên cứu trên một số giống dê khác nhập về từ Ấn Độ. Theo Ngô Hồng Chín, (2005)[9] tỷ lệ thụ thai, tỷ lệ

xảy thai và tỷ lệ con sơ sinh sống của dê Barbari là 89,3%; 4,5% và 96,5%, của dê Jumnapari tương ứng là 87,5%; 5,26% và 95,0%.

3.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá đặc điểm và khả năng sinh sản của dê cái Beetal

3.1.3.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của dê cái Beetal

Ngoài việc theo dõi các đặc điểm phát dục của dê cái, chúng tôi cũng tiến hành theo dõi các đặc điểm về sinh lý sinh sản. Do vậy, chúng tôi tiến hành đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản của dê cái Beetal. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4: Đặc điểm sinh lý sinh sản của dê cái Beetal

Đặc điểm Thế hệ 5 Thế hệ 6

**Ở Ấn Độ

n X ± mx n X ± mx

Chu kỳ động dục (ngày) 18 22,2  0,75 20 24,8  0,72 19.7-41.2

Thời gian động dục kéo dài (giờ) 18 38,7  3,8 20 40,2  3,3 42.3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian mang thai (ngày) 24 151,4  1,5 22 148,8  1,7 148

Thời gian động dục lại (ngày) Dao động (ngày)

29 147,5  24,2

(55-187)

36 156,5  20,2

(62-194)

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 20 308,2  11,8 20 315,4  10,6 282 - 367

* (P>0.05)

** Ở Ấn Độ: Theo N.S. Singh và O.P.S.Sangar, 1985

* Chu kỳ động dục

Chu kỳ động dục là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh sản của dê, những dê sinh sản tốt thường có chu kỳ động dục đều. Thời gian của một chu kỳ động dục đối với dê thường thay đổi theo từng giống, nhưng đối với mỗi giống thì khá ổn định.

Qua kết quả bảng 3.4 chúng tôi thấy: Chu kỳ động dục của dê Beetal thế hệ 5 và thế hệ 6 trung bình là 22,2 - 24,8 ngày.

Kết quả nghiên cứu chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lin, (2002)[14]. Theo tác giả, dê cái Beetal thế hệ 2 và 3 có chu kỳ động dục tương ứng là 26,9 - 27,4 ngày.

Theo N.S.Singh và O.P.S.Sangar, (1985) dê Beetal nuôi ở Ấn Độ có chu kỳ động dục từ 19,7 - 41,2 ngày (nguồn Nguyễn Kim Lin, 2002[14]).

* Thời gian mang thai

Thời gian mang thai là khoảng thời gian từ khi gia súc cái được phối

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA DÊ BEETAL THẾ HỆ THỨ 5 VÀ 6 NUÔI TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DÊ VÀ THỎ SƠN pdf (Trang 50 - 91)