Thực trạng nguồn nhân lực, năng lực tổ chức và quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM doc (Trang 57 - 112)

c/ Thị phần huy động vốn từ nền kinh tế

2.2.6/ Thực trạng nguồn nhân lực, năng lực tổ chức và quản lý

Về nguồn nhân lực:

Tính đến 31/12/2010, tổng số nhân viên toàn hệ thống VIB là 3.243 cán bộ. Trong đó các cán bộ nhân viên có trình độ từ Cao đẳng, Đại học chiếm 88,4%; trình

độ trên Đại học chiếm 3,1%. VIB được coi là một ngân hàng trẻ với 71,3% nhân viên có tuổi đời dưới 30 tuổi. Con người luôn được xác định là tài sản quý giá nhất của VIB, với phương châm này việc đào tạo đội ngũ nhân viên luôn được Ban lãnh đạo chú trọng. Số lượng nhân sự tăng dần theo tốc độ phát triển kinh doanh của VIB qua từng năm.

Biểu đồ 2.15: Số lượng nhân sự của VIB

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Về cơ cấu tổ chức:

VIB đã chuyển đổi thành công sang cơ cấu mô hình tổ chức mới theo chiến lược kinh doanh tổng thể giai đoạn 2009 - 2013. Dự án Chuyển đổi Hệ thống chi nhánh được triển khai từ năm 2009, trong đó VIB đưa ra một mô hình kinh doanh và dịch vụ mới, với diện mạo công sở mới, hướng theo chuẩn mực quốc tế và đặt khách hàng vào vị trí trung tâm. Năm 2010, VIB đã thực hiện chuyển đổi thành công 61 đơn vị tại 3 trên 9 vùng kinh doanh của VIB trên khắp cả nước. Theo đó, tại các chi nhánh được chuyển đổi cán bộ nhân viên đã thực sự nâng cao hiệu quả làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, phát triển năng lực cá nhân.

Từ cuối năm 2009, VIB tiến hành thành lập một số đơn vị mới như khối quản lý rủi ro, khối nghiệp vụ tổng hợp, văn phòng quản lý sự thay đổi, tái cấu trúc lại khối khách hàng doanh nghiệp, khối khách hàng cá nhân, triển khai thi điểm cơ cấu vùng và hệ thống chi nhánh kiểu mới...với cơ cấu quản lý theo từng khối, từng vùng.

2.2.7/ Thực trạng về chất lƣợng dịch vụ

Những năm trước đây, do việc nâng cao chất lượng dịch vụ không được đặt lên mục tiêu hàng đầu, chất lượng dịch vụ không có gì vượt trội so với các ngân hàng

khác thậm chí chất lượng dịch vụ còn yếu kém so với các ngân hàng TMCP đang cạnh tranh như: Ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam…Do đó, với mục tiêu đẩy mạnh chất lượng dịch vụ từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2009, VIB đã làm việc tích cực với đối tác BCG (The Boston Consulting Group) - đơn vị tư vấn chiến lược kinh doanh hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và hoàn tất bộ chiến lược kinh doanh mới cho VIB.

Từ lúc triển khai vào đầu năm 2010, dự án đã có những bước triển khai bài bản từ đào tạo nguồn lực bằng cách tổ chức nhiều khóa đào tạo nghiệp vụ phù hợp và nâng cao về kỹ năng, thông qua việc áp dụng các mô hình kinh doanh và dịch vụ mới. Ngoài ra diện mạo cảm quan tại các chi nhánh cũng được cải thiện đáng kể theo hướng phục vụ tối đa các nhu cầu giao dịch của khách hàng. Trong năm 2009, VIB tiếp tục nâng cấp Trung tâm dịch vụ khách hàng (Call Center), biến trung tâm thành người bạn tin cậy, chuyên cung cấp thông tin, tư vấn và giải đáp các yêu cầu của khách hàng 24/24h mỗi ngày và 7 ngày trong tuần với năng lực có thể phục vụ gần 20 khách hàng cùng một thời điểm.

2.2.8/ Vị thế thương hiệu, chiến lược xây dựng thương hiệu

Chiến lược tái định vị thương hiệu (thực hiện với tư vấn của Interbrand - tổ chức tư vấn thương hiệu hàng đầu thế giới) được coi là viên gạch đầu tiên, là nền tảng để thúc đẩy chiến lược kinh doanh. Năm 2009, VIB đã triển khai thành công dự án tái định vị thương hiệu, thực hiện chiến dịch truyền thông về sự kiện, hệ thống nhận diện thương hiệu mới được triển khai trên toàn hệ thống. Chiến lược kinh doanh tổng thể giai đoạn 2009 - 2013 được VIB khởi động bằng dự án tái định vị thương hiệu, xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu hoàn toàn mới và đặc biệt ấn tượng và đã được ra mắt vào ngày 09/09/2009.

Ngoài ra công tác truyền thông thương hiệu của VIB cũng đã được triển khai tốt thể hiện qua việc thương hiệu của VIB hiện diện thường xuyên trên các chương trình Hội nhập trên VTV1, chương trình truyền hình trực tiếp nhân sự kiện giới thiệu chiến lược thương hiệu mới, quảng cáo quy mô trên toàn quốc chiến lược

thương hiệu mới trên nhiều kênh: tivi, báo in, báo mạng… Cùng với việc truyền thông ra bên ngoài VIB cũng đã thực hiện tốt công tác truyền thông nội bộ qua Bản tin của VIB.

2.3/ Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010: Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010:

2.3.1/ Chênh lệch giữa thu nhập và chi phí

Chênh lệch thu- chi từ năm 2006-2010 có sự tăng trưởng mạnh sau khi có sụt giảm đáng kể vào năm 2008. Nếu giai đoạn năm 2007-2008 chênh lệnh thu chi giảm mạnh khoảng 54% thì từ năm 2008 đến 2010 tốc độ tăng trưởng chênh lệch thu chi trung bình là 123%.

Bảng 2.3. Cơ cấu thu chi của VIB từ năm 2006 - 2010

ĐVT: triệu đồng

Cơ cấu thu chi Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

- Thu nhập lãi 1.030.878 1.949.745 4.098.267 3.721.763 6.821.796 - Thu từ các khoản phí & dịch vụ 53.187 91.785 145.539 203.138 303.864 - Lãi/lỗ thuần từ hoạt động KD ngoại tệ (3.490) 13.714 69.389 122.213 97.562 - Lãi thuần từ đầu tư chứng khoán 44.141 80.642 (78.302) 67.443 12.798 - Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 6.273 17.372 10.395 9.931 19.196 - Thu nhập khác 42.196 29.155 68.671 164.726 119.359

1. Tổng thu nhập 1.173.185 2.182.413 4.313.959 4.289.214 7.374.575

- Chi phí lãi 641.805 1.240.563 3.279.493 2.586.595 4.727.048 - Chi trả phí & dịch vụ 11.311 23.614 36.369 46.873 72.514 - Chi phí nhân viên và hoạt động quản lý

công cụ

180.877 357.691 550.952 798.955 1.119.263 - Chi phí khấu hao 17.675 30.266 55.126 67.647 71.567 - Các chi phí hoạt động khác 13.699 34.008 88.098 62.482 40.649 - Dự phòng rủi ro tín dụng 107.812 70.572 73.476 112.351 292.301 - Chi phí thuế TNDN 53.916 116.877 61.601 151.095 260.304

2. Tổng chi phí 1.027.095 1.873.591 4.145.115 3.825.998 6.583.646

3. Chênh lệch thu-chi 146.090 308.822 168.844 463.216 790.929

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Trong giai đoạn này, nguồn thu nhập chủ yếu là từ thu nhập lãi, thu nhập lãi năm 2007 chiếm 90%, năm 2008 thu nhập lãi chiếm đến 95% tổng thu nhập tăng 110%, trong khi chi phí lãi năm 2008 tăng đến 164%, tuy nhiên chi phí lãi chỉ chiếm đến 79% tổng chi phí. Nhưng đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm

lợi nhuận của năm 2008. Mặc dù, nguồn thu nhập từ phí và dịch vụ tăng 59% so với năm 2007, nguồn thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2008 tăng 405% so với năm 2007 cũng không thể bù lại chi phí lãi quá cao trong năm 2008 do những biến động về lãi suất đầu vào và đầu ra quá lớn.

Tương ứng với doanh thu đóng góp vào lợi nhuận thì trong cơ cấu chi phí của VIB chi phí lãi chiếm 67% đến 72%, chi phí nhân viên và quản lý công cụ chiếm từ 17% đến 20%, chi phí dịch vụ chiếm khoảng 1% và các chi phí hoạt động khác chiếm khoảng 1%. ĐVT: triệu đồng - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 2006 2007 2008 2009 2010 146,090 308,822 168,844 463,216 790,929

Biểu đồ 2.16: Chênh lệch thu chi của VIB qua các năm

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

2.3.2/ Hiệu suất sử dụng vốn:

ĐVT: %

Biểu đồ 2.17: Hiệu suất sử dụng vốn của VIB qua các năm

Hiệu suất sử dụng vốn của VIB giai đoạn năm 2006 - 2010 có sự thay đổi tương ứng với sự thay đổi của lợi nhuận trong giai đoạn 2006 – 2010. Nếu năm 2006 là hiệu suất sử dụng vốn là 60.97%, năm 2007 hiệu suất sử dụng vốn là 53,59% khi mức chênh lệch thu chi của năm 2007 tăng trưởng mạnh thì đến năm 2008 đạt 62,09% tuy nhiên năm 2008 là năm sụt giảm lợi nhuận mạnh của VIB. Đến năm 2009 và 2010, hiệu suất sử dụng vốn đạt đến 55,66% vào năm 2009 và 50,76% vào năm 2010 và tương ứng là những năm tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tăng mạnh.

Điều này cho thấy trong giai đoạn 2006 đến 2010 việc sử dụng nguồn vốn huy động được để cho vay càng nhiều là việc đầu tư không hiệu quả do từ năm 2008 đến nay là những năm khó khăn đối hoạt động cho vay của ngân hàng do tình hình lãi suất biến động mạnh ảnh hưởng mạnh đến chi phí lãi và thu nhập từ lãi. Việc tăng trưởng tín dụng quá mạnh đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn trong giai đoạn này có thể nói không hiệu quả vì tình hình kinh tế vĩ mô có quá nhiều biến động ảnh hưởng đến nợ xấu tăng làm tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Vì vậy, một trong những chính sách của VIB là tăng trưởng tín dụng thận trọng giảm bớt kênh tín dụng trực tiếp cho khách hàng của mình mà VIB còn nhiều kênh kinh doanh khác như hoạt động trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, đầu tư vốn…

2.3.3/ Tỷ lệ tài sản sinh lời

ĐVT: %

Biểu đồ 2.18: Tỷ lệ tài sản sinh lời của VIB qua các năm

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Trong giai đoạn 2006 – 2010 thì năm 2007 là năm có tỷ lệ tài sản sinh lời thấp nhất chiếm 60% còn năm 2008 là năm có tỷ lệ tài sản sinh lời của VIB cao nhất chiếm 71%. Tuy năm 2006 và năm 2008 là các năm tỷ lệ tài sản sinh lời cao nhất

nhưng do dư nợ của năm 2006 và năm 2008 chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản tuy nhiên lợi nhuận từ tín dụng lại thấp dẫn đến lợi nhuận năm 2006 và năm 2008 thấp.

Từ năm 2009 đến nay, VIB đã cơ cấu lại tỷ lệ cho vay trong tổng tài sản nên dẫn đến tỷ suất tài sản sinh lợi chỉ chiếm ở mức 63% đến 64% tương ứng với mức tăng trưởng lợi nhuận. Việc tăng trưởng tỷ suất tài sản sinh lợi từ năm 2009 đến nay song song với tăng trưởng lợi nhuận của VIB là một trong những định hướng quan trọng trong nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của VIB.

2.3.4/ Tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng:

ĐVT: %

Biểu đồ 2.19: Tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng qua các năm

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Qua biểu đồ ta thấy tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng năm 2008 là cao nhất trong giai đoạn năm 2006-2010, nguyên nhân là do trong năm này có biến động lãi suất vay rất lớn lãi suất đầu ra rất cao đến 21%/năm dẫn đến thu nhập từ lãi tăng mạnh mặc dù trong năm 2008 chi phí lãi tăng tương ứng. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng tại VIB đang có sự tăng trưởng bền vững. Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng của VIB đang có chiều hướng tốt dần, đồng thời cũng do nợ xấu chiếm tỷ trọng ngày càng giảm trong 2 năm 2009 - 2010.

2.3.5/ Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

Nhìn chung tỷ lệ thu nhập lãi cận biên phát triển theo xu hướng tăng từ năm 2006 đến 2010 sau khi có sự giảm nhẹ vào năm 2007 và năm 2009 điều này cho thấy việc kiểm soát tài sản sinh lời của VIB rất hiệu quả. Nguyên nhân là do công

tác dự báo trước khả năng sinh lãi của các tài sản sinh lời của VIB tốt, vì vậy VIB có thể tối đa hoá lợi nhuận của các tài sản này.

ĐVT: %

Biểu đồ 2.20: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên qua các năm

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

2.3.6/ Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên:

ĐVT: %

Biểu đồ 2.21: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên qua các năm

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên của VIB đang giữ ở mức rất tốt đặc biệt trong các năm 2006, 2008 và 2010 tỷ lệ này đạt gần bằng 0% còn các năm còn lại chỉ ở mức -1,8% là do trong các năm này một số chi phí có sự gia tăng như chi phí hoạt động, chi phí tiền lương, chi phí dự phòng tín dụng…nhưng nhìn chung VIB có sự kiểm soát tốt các chi phí ngoài lãi của mình và nguồn thu nhập từ chi phí ngoài lãi đã có thể bù đắp được các chi phí hoạt động của VIB.

2.3.7/ Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ

Mặc dù hoạt động dịch vụ qua các năm chỉ chiếm khoảng 4% doanh thu nhưng do chi phí hoạt động dịch vụ rất thấp và không rủi ro nên tỷ suất sinh lợi từ hoạt động dịch vụ rất lớn đặc biệt trong năm 2008 do hoạt động tín dụng không tạo ra lợi

nhuận nhiều thì tỷ lệ lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ chiếm đến 65%, các năm còn lại tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ chiếm khoảng 30%.

Bảng 2.4. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ của VIB từ năm 2006 – 2010

ĐVT: %

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Tỷ lệ doanh thu từ hoạt động dịch vụ 4.53% 4.21% 3.37% 4.74% 4.12%

Tỷ lệ lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ 28.66% 22.07% 64.66% 33.73% 29.25%

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Trong chiến lược hoạt động kinh doanh, VIB vẫn luôn luôn đưa ra các chính sách nhằm tăng nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ bằng các chính sách phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện.

2.3.8/ Tỷ lệ sinh lời hoạt động:

ĐVT: %

Biểu đồ 2.22: Tỷ suất sinh lời hoạt động qua các năm

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Tỷ suất sinh lời hoạt động của VIB trong giai đoạn 2006 – 2010 được giữ ở mức khoảng 11% tuy nhiên năm 2008 tỷ lợi sinh lời hoạt động của VIB chỉ ở mức 4% cho thấy hiệu quả hoạt động của năm 2008 là kém nhất. Nhưng sau năm 2008, thì từ 2009 đến nay tỷ suất sinh lợi hoạt động đã tăng trưởng đáng kể và giữ ổn định ở mức 11% cho thấy việc quản lý hoạt động của VIB trong giai đoạn này là rất hiệu quả.

2.3.9/ Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân- ROAA:

Biểu đồ sau cho thấy từ năm 2006-2010, VIB đã quản lý rất tốt tài sản của mình thông qua thể hiện hệ số ROAA càng ngày càng tăng. Tốc độ tăng trưởng bình quân của hệ số ROAA từ năm 2007-2010 là 40% và thể hiện sự tăng trưởng khá vững.

ĐVT: %

Biểu đồ 2.23: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân qua các năm

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Trong giai đoạn 2007 – 2010 mặc dù tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản của VIB rất cao đạt 40% nhưng do tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận cũng tăng tương ứng, điều này đã giúp hệ số ROAA cao. Qua đó cho thấy công tác quản lý tài sản của VIB thực sự rất tốt trong giai đoạn này.

2.3.10/ Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân- ROAE

Cũng như ROAA, ROAE trong giai đoạn năm 2009-2010 đạt tỷ lệ rất cao nhưng năm 2008 thì đã sụt giảm đáng kể. Qua đó thấy được đồng vốn chủ sở hữu đã không được sử dụng một cách hiệu quả trong hai năm 2008 nhưng ngược lại đã tăng mạnh trong 2 năm 2009 -2010.

ĐVT: %

Biểu đồ 2.24: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu qua các năm

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

2.3.11/ Tỷ suất doanh lợi

Cũng như ROAA thì biến động của tỷ suất doanh lợi giai đoạn trên cũng diễn biến tương ứng. Tỷ suất doanh lợi của VIB cũng đạt gần với ROAA cho thấy hiệu

Một phần của tài liệu Luận văn: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM doc (Trang 57 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)