Giải pháp về hoạt động cấp tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM doc (Trang 100 - 103)

c/ Thị phần huy động vốn từ nền kinh tế

3.2.3/ Giải pháp về hoạt động cấp tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất tại VIB. Vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của VIB, nhóm giải pháp tăng dư nợ tín dụng, được tác giả đề xuất như sau:

3.2.3.1/ Về chính sách tín dụng:

* Đối với nhóm khách hàng tín dụng hiện tại có tình hình tài chính và lịch sử tín dụng tốt, tác giả đề xuất nhóm các biện pháp sau:

- Tăng cường các chính sách ưu đãi về lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi, ưu tiên phục vụ các dịch vụ… cho các khách hàng có quan hệ nhiều năm liền để tiếp tục tài trợ cho các dự án mới của khách hàng nhằm giữ vững dư nợ của các khách hàng hiện hữu.

- Tăng tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo, tăng tỷ lệ tài trợ cho các dự án vay vốn. - Thường xuyên theo dõi tình hình trả lãi, nợ gốc và tái tục kịp thời các hợp đồng hạn mức gần đến hạn để phục vụ kịp thời cho hoạt động kinh doanh của khách hàng.

- Giới thiệu các dịch vụ mới, tư vấn các biện pháp hạn chế rủi ro về lãi suất, tỷ giá hối đoái để các doanh nghiệp kinh doanh và sử dụng vốn vay hiệu quả hơn. - Mở rộng việc tài trợ thương mại cho khách hàng có L/C xuất khẩu không đủ tài

sản đảm bảo hoặc phát hành L/C có mức ký quỹ phù hợp với từng đối tượng khách hàng, dựa trên một cơ chế kiểm soát rủi ro cụ thể.

* Đối với nhóm khách hàng mới, tác giả đề xuất nhóm các biện pháp sau:

- Tăng cường mở rộng nhóm khách hàng mới là các nhà cung cấp, bên mua hàng của các khách hàng của VIB giới thiệu.

- Tăng cường hình thức cho vay đồng tài trợ với các ngân hàng bạn đối với các dự án lớn, đặc biệt là các dự án xuất nhập khẩu do trong việc tiếp cận cho vay các dự án lớn mà nguồn vốn VIB chưa đủ đáp ứng hết nhu cầu vay của khách hàng - Phát triển phân khúc nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh

nghiệp tư nhân và khách hàng cá nhân là khách hàng mục tiêu cần phát triển để mở rộng thị phần.

- Quan tâm theo dõi tình hình nợ có vấn đề trên toàn hệ thống, từ đó có biện pháp thích ứng với từng đối tượng khách hàng nhằm bảo đảm tỷ lệ nợ có vấn đề dưới mức cho phép.

- Chỉnh sửa sản phẩm và phát triển mạnh sản phẩm cho vay thấu chi là hình thức cho vay rất phổ biến. Đối với các khách hàng có dòng tiền chuyển toàn bộ về VIB và là khách hàng có lịch sử tín dụng tốt, VIB có thể cho vay thấu chi không cần tài sản đảm bảo. Đây cũng là một dịch vụ tiện ích cung cấp thêm cho khách hàng tiền gửi có nhu cầu cần vốn thanh toán tạm thời, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của khách hàng được thông suốt.

* Chính sách tín dụng chung:

- Thường xuyên điều chỉnh cơ cấu danh mục đầu tư – căn cứ phân tích xếp hạng tín nhiệm và dự báo, phân tích ngành theo các biến động của nền kinh tế vĩ mô - Giảm tỷ trọng dư nợ của các ngành rủi ro lớn như vận tải đường biển, sắt thép; - Tăng dư nợ ở đối tượng khách hàng xếp loại từ A trở lên do rủi do tín dụng thấp

và giảm dư nợ ở đối tượng khách hàng từ BB trở lên;

- Giảm thiểu tiến tới có kế hoạch loại bỏ các khách hàng có xếp hạng tín dụng BBB trở xuống; đặc biệt có kế hoạch xử lý đối với khách hàng hạng D.

- Giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 2%

- Giao kế hoạch tín dụng cho từng đơn vị kinh doanh trên cơ sở phân tích chất lượng Khách hàng theo kết quả xếp hạng tín dụng và các yếu tố khác như môi trường đầu tư, triển vọng ngành…

- Tăng cường công tác cảnh báo rủi ro tín dụng và có chính sách tín dụng phù hợp với năng lực của từng đơn vị kinh doanh.

3.2.3.2/ Đối với quy trình phê duyệt tín dụng, giám sát tín dụng:

Hiện tại, quy trình phê duyệt tín dụng tại VIB rất chặt chẽ thông qua quy định thẩm quyền phê duyệt tín dụng rõ ràng ở các cấp bậc. Tuy nhiên với quy trình phê duyệt hiện tại thì vấn đề nợ xấu vẫn là một điều tồn tại. Vì vậy, nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tuy nhiên để tăng trưởng thị phần tín dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, tác giả đề xuất các nhóm biện pháp sau:

- Đẩy nhanh tốc độ phê duyệt tín dụng đối với những khoản vay nhỏ bằng cách đưa ra thời gian phê duyệt và giám sát thời gian phê duyệt cụ thể cho cấp phê duyệt.

- Tăng cường số ngày phê duyệt tín dụng trong tuần theo thứ tự ưu tiên của các khoản vay chứ không giới hạn như hiện nay (thứ 3, thứ 5 ngày trình hội đồng tín dụng; thứ 4, thứ 6 ngày trình ủy ban tín dụng)

- VIB cần tăng cường số thành viên của hội đồng tín dụng, ủy ban tín dụng theo phân quyền phê duyệt, theo ngành hàng chứ không như hiện nay chỉ tập trung vào một số lãnh đạo cao cấp dẫn đến việc khi các lãnh đạo cao cấp bận công tác thì công tác phê duyệt bị chậm trễ ảnh hưởng đến khách hàng. - Cần đưa thêm vào ủy ban tín dụng, hội đồng tín dụng, thành phần phê duyệt

những cán bộ làm công tác kinh doanh trực tiếp chứ không phải đơn thuần là các cán bộ làm công tác thẩm định để có những cái nhìn thực tế hơn khi phê duyệt rủi ro cho VIB.

- Nâng cấp hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo từng nhóm khách hàng, xây dựng nhiều bộ chỉ tiêu xếp hạng để hoàn thiện hệ thống hiện tại.

- Xây dựng các chương trình cảnh báo rủi ro tín dụng

- Đối với các khoản vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân, VIB cần xây dựng quy trình phê duyệt, phần mềm phê duyệt đơn giản theo một số tiêu chí tín dụng được lựa chọn, nếu khách hàng đáp ứng các tiêu chí đó thì khoản vay được duyệt. Có như thế thời gian phê duyệt nhanh, đáp ứng được nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân.

3.2.3.3/ Đối với quy trình giao dịch tín dụng, giám sát tín dụng, tác giả đề xuất các nhóm biện pháp sau:

- Đẩy nhanh tốc độ xử lý các giao dịch tín dụng từ các đơn vị kinh doanh chuyển cho phòng giao dịch tín dụng tập trung

- Xây dựng ban pháp chế chứng từ dành riêng cho việc tư vấn, kiểm soát lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, hợp đồng cầm cố và các chứng từ pháp lý trong hoạt động tín dụng.

- Chuẩn hóa công tác giám sát tín dụng nội bộ với quy trình, quy chế cụ thể

- Tăng cường nhân sự cho bộ phận giám sát tín dụng đảm bảo tất cả các hồ sơ tín dụng đều được giám sát đầy đủ thay vì chỉ chọn mẫu một số hồ sơ tín dụng, hoặc chỉ đến hạn tái cấp hạn mức tín dụng mới giám sát như hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM doc (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)