Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại

Một phần của tài liệu Luận văn: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM doc (Trang 29 - 112)

1.2.1/ Thu nhập của ngân hàng

Thu nhập của ngân hàng thương mại bao gồm 6 khoản mục lớn, được phân loại theo hệ thống tài khoản kế toán của các TCTD Quyết định số 479/2004/QĐ- NHNN ngày 29/04/2004 và Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/07/2006:

a/ Thu nhập từ hoạt động tín dụng bao gồm: thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay, thu lãi từ đầu tư chứng khoán, thu lãi cho thuê tài chính, thu khác từ hoạt động tín dụng.

b/ Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ bao gồm: thu từ dịch vụ thanh toán, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu từ dịch vụ ngân quỹ, thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý,

thu từ dịch vụ tư vấn, thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm, thu phí nghiệp vụ chiết khấu, thu từ cung ứng dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ két, thu khác.

c/ Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối bao gồm thu về kinh doanh ngoại tệ, thu về kinh doanh vàng, thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.

d/ Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác bao gồm: thu về kinh doanh chứng khoản, thu từ nghiệp vụ mua bán nợ, thu từ các công cụ tài chính phái sinh khác, thu về hoạt động kinh doanh khác.

e/ Thu lãi góp vốn mua cổ phần. f/ Thu nhập khác

1.2.2/ Chi phí của ngân hàng

Chi phí của NHTM bao gồm 10 khoản mục lớn, được phân loại theo hệ thống tài khoản kế toán của các TCTD Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004 và Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/07/2006:

a/ Chi về hoạt động tín dụng bao gồm: trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, trả lãi phát hành giấy tờ có giá, trả lãi tiền thuê tài chính, chi phí khác.

b/ Chi phí hoạt động dịch vụ bao gồm: chi về dịch vụ thanh toán, cước phí bưu điện về mạng viễn thông, chi về ngân quỹ (vận chuyển, bốc xếp tiền, kiểm đếm, phân loại và đóng gói tiền, bảo vệ tiền, chi khác), chi về nghiệp vụ ủy thác và đại lý, chi về dịch vụ tư vấn, chi phí hoa hồng môi giới, chi khác.

c/ Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối bao gồm: chi về kinh doanh ngoại tệ, chi về kinh doanh vàng, chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.

d/ Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí bao gồm: chi nộp thuế, chi nộp các khoản phí, lệ phí, chi thuế thu nhập doanh nghiệp.

e/ Chi phí hoạt động kinh doanh khác bao gồm: chi về kinh doanh chứng khoán, chi phí liên quan nghiệp vụ cho thuê tài chính, chi về các công cụ tài chính phái sinh khác, chi về hoạt động kinh doanh khác.

f/ Chi phí cho nhân viên bao gồm: lương và phụ cấp, chi trang phục giao dịch và phương tiện bảo hộ lao động, các khoản chi để đóng góp theo lương, chi trợ cấp, chi công tác xã hội, chi ăn ca cho cán bộ, nhân viên TCTD.

g/ Chi cho hoạt động quản lý và công cụ bao gồm: chi về vật liệu và giấy tờ in, công tác phí, chi đào tạo, huận luyện nghiệp vụ, chi nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, sáng kiến, cải tiến, chi bưu phí và điện thoại, chi xuất bản tài liêu, tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị, khuyến mãi, chi mua tài liệu, sách báo, chi về các hoạt động đoàn thể của TCTD, các khoản chi phí quản lý khác.

h/ Chi về tài sản bao gồm khấu hao cơ bản tài sản cố định, bảo dưỡng và sửa chữa tài sản, mua sắm công cụ lao động, chi bảo hiểm tài sản, chi thuê tài sản.

i/ Chi phí dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng bao gồm chi dự phòng, chi phí nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi của khách hàng.

j/ Chi phí khác.

1.2.3/ Lợi nhuận của ngân hàng

Lợi nhuận của NHTM là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu phải thu trừ đi tổng các khoản chi phí phải trả hợp lý hợp lệ. Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của NHTM bao gồm lợi nhuận hoạt động nghiệp vụ và lợi nhuận các hoạt động khác.

Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu – Tổng chi phí Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp – Thuế thu nhập

Thuế suất thuế thu nhập đối với các NHTM hiện nay là 25%.

1.2.4/ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại

Các NHTM hoạt động đều nhằm mục tiêu lợi nhuận, dưới áp lực phải hạ thấp chi phí trong điều kiện cạnh tranh với những định chế tài chính khác. Hiệu quả được xem xét trên quan điểm biến đổi đầu vào thành đầu ra.

Phân tích hiệu quả là một giai đoạn quan trọng của công tác quản trị ngân hàng, là cơ sở đánh giá quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh, xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh và kiến nghị những giải pháp xử lý, là cơ sở cho những quyết định kịp thời và đúng đắn. Các chỉ tiêu trong nhóm này giúp cho ngân hàng đánh giá được hiệu quả của quá trình kinh doanh bằng cách so sánh kết quả kinh doanh đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Các hoạt động chủ yếu NHTM gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, đầu tư và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Do vậy các nhà quản trị ngân hàng cần phải đo lường hiệu quả cho từng hoạt động. Thông thường các NHTM thường dùng các chỉ tiêu sau:

1.2.4.1. Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trƣởng tín dụng:

Nguồn vốn tạo lập từ hệ thống ngân hàng là chủ yếu, chủ yếu là từ nguồn vốn huy động tiền gửi của các cá nhân và tổ chức kinh tế. Nếu lấy vốn huy động cho vay quá lớn thì dễ dẫn đến nguy cơ ẩn chứa nhiều rủi ro cho ngân hàng. Các ngân hàng có thể gặp nguy cơ bị rủi ro thanh khoản do kỳ hạn các khoản cho vay chưa phù hợp với cơ cấu và kỳ hạn vốn huy động. Tuy nhiên nếu quản lý tốt và đảm bảo đúng các tỷ lệ quy định về bảo đảm an toàn vốn hoạt động, NHTM có thể đạt được lợi nhuận rất lớn từ nguồn vốn huy động này. Vì vậy, công tác huy động vốn tiền gửi luôn đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn luôn phải tương ứng với tốc độ tăng trưởng tín dụng và ngược lại. Các NHTM cần cẩn trọng khi tốc độ tăng trưởng của tín dụng quá cao so với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động vì như vậy sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản cho ngân hàng hoặc nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thì NHTM cũng không tối đa hóa được lợi nhuận từ hoạt động tín dụng.

1.2.4.2. Hiệu suất sử dụng vốn:

Hiệu suất sử dụng vốn được tính theo công thức: Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dư nợ

(1.1)

Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn của ngân hàng. Thông thường theo cách nhìn của nhiều người, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn huy động được để cho vay. Tuy nhiên, ngoài kênh tín dụng trực tiếp cho khách hàng của mình, ngân hàng còn nhiều kênh kinh doanh khác như kinh doanh ngoại hối, hoạt động trên thị

trường tiền tệ liên ngân hàng, đầu tư vốn…Do đó, chỉ tiêu này chỉ mang tính tương đối giúp chúng ta so sánh khả năng cho vay và huy động vốn của một ngân hàng.

1.2.4.3.Tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng:

Hiện nay tại Việt Nam hoạt động tín dụng chiếm từ 70%- 85% tổng lợi nhuận của NHTM. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng. Lợi nhuận ở đây phản ánh chênh lệch giữa chi phí đầu vào (lãi suất huy động) và thu lãi đầu ra.

1.2.4.4. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin – NIM)

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi, tất cả chia cho tích sản sinh lãi. NIM được các chủ ngân hàng quan tâm theo dõi vì nó giúp cho ngân hàng dự báo trước khả năng sinh lãi của ngân hàng thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và việc tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất. NIM cũng được sử dụng để đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua việc soát chặt chẽ tài sản

sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất.

1.2.4.5. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (Non interest Margin - MN): Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi (thu phí dịch vụ) với mức chi phí ngoài lãi(tiền lương, sửa chữa, bảo hành thiết bị, chi phí tổn thất tín dụng…)

Tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng =

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

(1.2)

Tổng dư nợ tín dụng

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên = Thu nhập lãi – Chi phí lãi (1.3)

Tài sản Có sinh lãi

MN = Thu nhập ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi

(1.4)

1.2.4.6. Tỷ lệ sinh lời hoạt động

Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM): phản ánh hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ.

1.2.4.7. Tỷ lệ lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ:

Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng thu từ hoạt động. Chỉ tiêu này càng lớn thì ngân hàng càng hoạt động có hiệu quả và an toàn, đa dạng hóa các nguồn thu từ hoạt động. Ngoài ra, nó còn chứng tỏ ngân hàng có nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng.

1.2.4.8. Tỷ lệ tài sản sinh lời

Cho thấy tài sản sinh lời chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản của ngân hàng. Khi tỷ lệ này giàm, sẽ làm giảm mức thu nhập hiện tại của ngân hàng.

Tỷ lệ tài sản sinh lời = Tổng tài sản sinh lời (1.7)

Tổng tài sản

Trong đó, tổng tài sản sinh lời bao gồm các khoản cho vay, các khoản cho thuê, đầu tư chứng khoán (hay bằng tổng tài sản- tài sản không sinh lời)

Ngoài việc đo lường hiệu quả cho từng hoạt động, các nhà quản trị cần tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho tất cả các hoạt động. Ðánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, người ta sử dụng các chỉ tiêu sau đây:

1.2.4.9.Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản – ROA

Chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận thuần (lãi ròng) với tổng tài sản Có trung bình – gọi là hệ số ROA (Return on Asset)

NPM = Thu nhập sau thuế

(1.5) Tổng thu từ hoạt động Tỷ lệ lợi nhuận từ KD dịch vụ = Thu nhập từ hoạt động KD dịch vụ (1.6) Tổng thu từ hoạt động

ROA = Lợi nhuận thuần

(1.8)

Tổng tài sản (Tài sản Có bình quân)

Ý nghĩa: Một đồng Tài sản Có tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản Có (tích sản). Tài sản Có sinh lời càng lớn thì hệ số nói trên càng lớn.

1.2.4.10.Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE

Là chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận thuần với vốn tự có bình quân của ngân hàng. Chỉ tiêu này được phản ánh qua hệ số ROE (Return on Equity)

ROE = Lợi nhuận thuần

(1.9)

Vốn chủ sở hữu(Vốn tự có bình quân)

Ý nghĩa: một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khả năng sinh lời trên một đồng vốn của ngân hàng. Hệ số càng lớn, khả năng sinh lời tài chính càng lớn.

1.2.4.11.Tỷ suất doanh lợi

Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi là chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận thuần với số tài sản Có sinh lời.

Tỷ suất sinh lợi =

Lợi nhuận thuần

(1.10)

Tổng tài sản Có sinh lời Trong đó tài sản Có sinh lời bao gồm:

- Các khoản cho vay - Ðầu tư chứng khoán - Tài sản Có sinh lời khác

Chỉ tiêu này cho thấy hiệu suất sinh lời của tài sản Có sinh lời. Tỷ suất này càng gần ROA thì hiệu suất sử dụng tài sản của ngân hàng càng lớn.

1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM:

Trước sự tăng trưởng vượt bậc về số lượng các ngân hàng tại Việt Nam với tổng cộng khoảng 100 ngân hàng bao gồm NHTM trong nước và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Chính sự tăng trưởng về số lượng và quy mô hoạt động này đã

dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam về thị phần, về chất lượng dịch vụ, về giá...

Bên cạnh đó tình hình nền kinh tế thế giới những năm gần đây có những chuyển biến bất lợi khi các cuộc khủng hoảng kinh tế, suy thoái kinh tế mới nổ ra liên tục khiến các ngân hàng lâu đời, có tên tuổi quy mô lớn trên thế giới bị sụt đổ. Hệ thống ngân hàng Việt Nam với quy mô vốn, tổng tài sản còn thấp, hệ số an toàn vốn còn yếu, kinh nghiệm quản trị ngân hàng còn ít sẽ dễ bị tổn thương hơn trước các áp lực của khủng hoảng kinh tế.

Đây chính là những thách thức cho các NHTM trong nước phải có một sự đổi mới một cách toàn diện nếu không muốn bị tụt lại phía sau thậm chí bị sáp nhập hoặc mua lại bởi các ngân hàng khác. Vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là một vấn đề quan trọng luôn đặt lên hàng đầu của ban quản trị, ban điều hành của ngân hàng.

Kết luận chƣơng I

Chương I của luận văn đã đề cập tổng quan về ngân hàng thương mại cũng như những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả họat động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Trong chương tiếp theo, tác giả sẽ đi vào phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) để đánh giá hiệu quả hoạt động, những thành tựu đã đạt được, đồng thời so sánh với hoạt động của các ngân hàng TMCP khác tại Việt Nam để tìm ra những hạn chế, những điểm cần khắc phục, thay đổi để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của VIB.

2.1/ Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam:

2.1.1/ Sơ lược quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB) được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996 theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, trụ sở đặt tại 198B Tây Sơn, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập Ngân hàng Quốc Tế bao gồm các cá nhân và doanh nhân hoạt động thành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Sau 15 năm hình thành và phát triển, VIB luôn tăng trưởng ổn định và bền vững đặc biệt từ năm 2003 trở lại đây, VIB luôn đạt tốc độ tăng trưởng vượt bậc, hoàn thành trên 200% kế hoạch ở các chỉ tiêu. Hiện nay VIB đã trở thành 1 trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 94 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng, mạng lưới chi nhánh hơn 130 đơn vị kinh doanh trên cả nước. Ngày 11/10/2010, một sự kiện đặc biệt nổi bật của VIB tại Đại hội cổ đông lần 2 năm 2010. Đây là đại hội đầu tiên của ngân hàng này sau khi Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) chính thức trở thành cổ đông chiến lược

Một phần của tài liệu Luận văn: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM doc (Trang 29 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)