Biểu đồ 5.2 : Biểu đồ tổng hợp các chỉ số kinh tế ở Việt Nam năm 2005-2013
5.2. Các khuyến nghị
Để có thể hiểu rõ hơn về tác động của bong bóng, bài viết tìm hiểu thêm về tác động của bong bóng trong thị trường chứng khốn đối với các chỉ số kinh tế Việt Nam. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho thị trường chứng khốn Việt Nam.
5.2.1 Tìm hiểu tác động của bong bóng trong chứng khốn đối với các chỉ số kinh tế Việt Nam
Bong bóng hình thành khi nhu cầu của nhà đầu tư với một loại cổ phiếu lên quá cao, bản chất của nó giống như bong bóng xà phịng khơng được cấu tạo từ một vật liệu có thực, vỡ là kết quả tất yếu. Thơng thường, sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán sẽ là một giai đoạn suy thoái kinh tế.
Theo Franklin và Douglas (1997) việc bong bóng vỡ trên các thị trường tài sản liên thông tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ dây chuyền, tác động của tín dụng có thể tạo ra hai trạng thái bong bóng:
- Dịch chuyển rủi ro. Nhà đầu tư vay tiền để đầu tư vào các tài sản chưa tồn tại.
Vào thời điểm này, dịch chuyển rủi ro khiến cho việc định giá vượt trội lên so với giá trị cơ bản của tài sản, sinh ra bong bóng. Bong bóng này làm cho khủng hoảng.
- Sự tăng trưởng tín dụng đột ngột gây ra bong bóng..
Cả hai trạng thái này đều có thể quan sát được, trên thị trường bất động sản liên thông với các thị trường tín dụng và thị trường chứng khốn. Những bong bóng giá tài sản thường có ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên bắt đầu với việc mở rộng tín dụng đi kèm với sự gia tăng giá đối với các tài sản như bất động sản và chứng khoán. Giai đoạn thứ hai của vụ nổ bong bóng và giá tài sản sụp đổ. Giai đoạn thứ ba được đặc trưng bởi nhiều công ty đã vay để mua các tài sản giá lạm phát. Ngân hàng và cuộc khủng hoảng ngoại hối có thể theo làn sóng này vỡ nợ.
Lee (2011) kiểm tra mối quan hệ giữa sự sụp đổ thị trường chứng khốn và nền kinh tế vĩ mơ. Trong một loạt các biến số kinh tế vĩ mô, tác giả đã chọn và đặt tầm quan trọng nhất với biến tốc độ tăng trưởng GDP thực. Kết quả nghiện cứu của tác giả cho thấy sự suy giảm trong lợi nhuận cổ phiếu trong một cuộc khủng hoảng của thị trường bong bóng có tương quan với sự suy giảm tăng trưởng GDP chủ yếu là trong ngắn hạn, trong khi cuộc suy thối dài hạn có tương quan với các yếu tố thứ cấp bao gồm cả việc giảm đầu tư và việc làm trong nền kinh tế. Đồng thời, một vụ tai nạn trong thị trường chứng khốn có thể dẫn đến một sự suy giảm niềm tin vào thị trường của nhà đầu tư quỹ, sau đó dẫn đến giảm đầu tư. Ngoài ra, mức độ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm khá đáng kể trong một cuộc khủng hoảng. Vì vậy, những gì gây tác động lên nền kinh tế vĩ mô sau sự bùng nổ của một bong bóng trong thị trường khơng chỉ là sự sụt giảm lợi nhuận cổ phiếu, mà là sự rối loạn trong hệ thống tài chính nói chung và ảnh hưởng của sự gián đoạn này lên các biến số kinh tế vĩ mô khác.
Đối với Việt Nam, bắt nguồn từ sự tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế, trong đó có sự quá nóng của thị trường chứng khoán từ những tháng đầu năm 2007. Nhiều người thu được lợi nhuận từ việc mua đi, bán lại chứng khoán để rồi chuyển sang hiện thực hóa lợi nhuận bằng cách đầu cơ bất động sản và mua xe ôtô, vay tiền ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Cổ phiếu của Cơng ty kinh doanh tốt thì giá cao, kinh doanh kém thì giá thấp hơn, nhưng đại đa số là cao hơn mệnh giá. Hơn nữa, các ngân hàng thương mại mạnh tay cấp phát tín dụng với khối lượng
lớn... cịn nhà đầu tư thì vay ngân hàng mua cổ phiếu, lấy cổ phiếu thế chấp để rồi lại tiếp tục vay ngân hàng đầu tư cổ phiếu để chờ giá lên là bán lấy lãi. Quy trình đó đã làm cho giá trị cổ phiếu tăng vọt nhanh chóng, vượt khỏi giá trị thực của nó nhiều lần tạo thành bong bóng. Nếu cứ thế tiếp diễn, thì “bong bóng” có thể tiếp tục phình to, độ phình của bong bóng có thể lên nữa và lên nữa cho đến khi hết khả năng chịu đựng của nền kinh tế thì xì hoặc nổ, tạo ra nguy cơ khủng hoảng (tapchicongsan, 2008).
Từ đó có thề nói khi bong bóng trong thị trường chứng khốn hình thành, các chỉ số cơ bản như nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi, mức tăng cung tín dụng, tăng trưởng kinh tế cũng lớn lên cùng bong bóng chứng khốn. Giữa bong bóng chứng khốn và các chỉ số trong nền kinh tế có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Điều này đựơc thấy rõ khi bong bóng chứng khốn hình thành vào năm 2006-2007 các chỉ số cơ bản nêu trên đều tăng, cịn khi bong bóng nổ vào năm 2008, kết quả nền kinh tế Việt Nam đã rơi vào tình trạng lạm phát rất cao năm, tăng trưởng chậm lại, các chỉ số khác đều giảm. Ngồi ra, sự hình thành bong bóng chứng khốn vào năm 2006-2007 cùng với việc thay đổi chính sách và các sự kiện trong thời gian này đã vực dậy thị trường BĐS Việt Nam sau thời kỳ dài bị đóng băng. Điều đó cho thấy bong bóng chứng khốn có những hệ lụy khủng khiếp. Tuy nhiên, nó cũng là một cơ hội tuyệt vời để vực dậy những thị trường khác, thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế.
Để tìm hiểu rõ hơn về những tác động của bong bóng trên thị trường chứng khoán đến nền kinh tế Việt Nam, bài viết sẽ cung cấp một số dữ liệu để cho thấy rõ hơn về vấn đề này thông qua các chỉ số cơ bản của nền kinh tế như nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngồi, mức tăng cung tín dụng, chỉ số lạm phát, tốc độ tăng trưởng và tác động của hiện tượng này đối với thị trường BĐS
5.2.1.1. Bong bóng trong TTCK và các chỉ số kinh tế ở Việt Nam
Vốn đầu tư trực tiếp-gián tiếp nước ngoài
Ngay sau khi gia nhập WTO năm 2006, Việt Nam đã thu hút được một lượng tiền lớn bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI). Trong năm 2007, khối ngoại đã giải ngân lên tới 22.875 nghìn tỷ đồng góp phần tạo nền hai con sóng lớn trong thị trường chứng khốn năm 2007. Cụ thể, Vn-Index đã tăng 23% trong năm 2007 phá mốc 1100 điểm, đạt đỉnh 1.179,32 điểm.
Năm 2008 dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán giảm đáng kể so với năm 2007, theo UBCKNN dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi vào thị trường chứng khốn giảm mạnh và làm tài khoản đầu tư gián tiếp vào Việt Nam thâm hụt 400 triệu đô la năm 2008, chính điều này làm giá chứng khoán giảm sâu vào cuối năm 2008. Đây cũng là giai đoạn bong bóng chứng khốn xì hơi.
Thu hút FDI của năm 2009 giảm sút khá mạnh so với năm 2008. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, FDI đăng ký năm 2009 đạt 21.48 tỷ USD, giảm hơn 70% so với năm trước.
Tăng trưởng tín dụng
Năm 2007 cơ cấu huy động vốn tín dụng đã có những thay đổi sang các lĩnh vực khác như: đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản, vàng và cho vay tiêu dùng. Nguyên nhân của sự chuyển dịch luồng vốn tín dụng là do sự phát triển của thị trường chứng khốn. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng cuối năm 2007 đã đạt 52% so với năm 2006, mức kỷ lục từ trước đến nay của hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam.
Nhưng ngay sau đó, trong năm 2008 Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam hai lần tuyên bố tăng lãi suất cơ bản lên 8.75% vào tháng một và 14% vào tháng sáu năm 2008, để thực hiện mục tiêu thắt chặt tiền tệ ngăn ngừa lạm phát. Điều này làm VN-Index giảm sâu trong những tháng tiếp, trở về mốc 300 điểm. Đồng thời, các nhà đầu tư lại rất e ngại việc vay tiền với lãi suất cao để đầu tư vào thị trường nhiều rủi ro tiềm ẩn, nên trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng tín dụng Việt Nam đã giảm rất nhiều so với năm 2007 đạt ở mức 31-32%.
Chính sách hỗ trợ tín dụng và việc nới rộng chính sách tiền tệ với lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, tái cấp cấp vốn và tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua, đã bơm một lượng tín dụng lớn vào nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng năm 2009 đạt xấp xỉ mức 38%, cao hơn mức 27% của năm 2008 và cao hơn mức mục tiêu của chính phủ. Đây là năm TTCK được phục hồi từ đáy 243,66 điểm lên 633,21 điểm.
Tăng trưởng kinh tế
Kinh tế Việt Nam từ 2007 đến 2012 đã trải qua một giai đoạn vơ cùng khó khăn. Từ năm 2000 đến 2007, nền kinh tế luôn đạt tốc độ tăng trưởng tốt với mức tăng bình quân là 6,7%/năm thì trong 5 năm gần đây, mức tăng trưởng này chỉ đạt 4,5%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm là do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra từ năm 2008. Cụ thể GDP năm 2012 chỉ đạt mức tăng trưởng 5,03%, mức thấp nhất kể từ năm 1999.
Lạm phát
Năm 2008, việc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ ngăn ngừa lạm phát được thực hiện nhưng chính sách tiền tệ này khơng đi đơi với một chính sách tài khóa thắt chặt, đầu tư cơng khơng hiệu quả vẫn tràn lan và chính nó làm phản tác dụng với chính sách thắt chặt tiền tệ làm lạm phát năm 2008 tăng ở mức phi mã gần 23%. Đây cũng là giai đoạn thị trường chứng khoán đang lao dốc.
Năm 2009, chính phủ quyết tâm hơn trong việc phịng chống lạm phát, và đạt được những thành quả nhất định. Lạm phát tính theo cuối kỳ năm 2009 chỉ ở mức 6.52%, tính trung bình cả năm đạt 6.88%. Lạm phát năm 2009 được kiểm soát nhờ cộng hưởng của giá cả nguyên vật liệu thế giới giảm, tổng cầu tiêu dùng trong nước cũng giảm.
Biểu đồ 5.2: Biểu đồ tổng hợp các chỉ số kinh tế ở Việt Nam năm 2005-2013
5.2.1.2. Bong bóng trong TTCK và thị trường bất động sản ở Việt Nam
Bất động sản là tài sản có giá trị lớn, nên mọi giao dịch đầu tư kinh doanh bất động sản đòi hỏi một lượng vốn lớn và lượng vốn đó sẽ huy động từ thị trường vốn, một trong số đó là thị trường chứng khốn.
Giai đoạn năm 2006-2007, khi thị trường BĐS đang ở thời kì đóng băng lần thứ hai thì TTCK tăng mạnh với sự chạm ngưỡng 300 điểm đầu năm 2006, và luôn giữ mức 1000 điểm đầu năm 2007. “Cơn sốt chứng khốn” đã tỏa hơi nóng
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Đồ thị tổng hợp các chỉ số kinh tế ở Việt Nam hàng năm
Lạm phát
Tốc độ tăng trưởng GDP Tăng trưởng tín dụng
làm tan băng thị trường BĐS. Kết quả cổ phiếu BĐS tăng đều, liên tục trong hơn một năm 2007 khiến ai tham gia cũng “phải” thắng, TTCK và thị trường BĐS sôi động, tấp nập chưa từng thấy trong lịch sử. Có thể kết luận, “cơn sốt chứng khốn” chính là tác nhân dẫn đến “cơn sốt bất động sản”.
Cuối năm 2007, Ngân Hàng Nhà Nước đưa ra chỉ thị 03 quy định hạn chế cho vay chứng khốn, nhằm kìm lại sự tăng trưởng q nóng của chứng khốn. TTCK lúc này trở nên xuống dốc thảm hại, quy luật kinh tế chỉ ra rằng tăng trưởng thì ln đi kèm bong bóng, việc dùng địn bẩy tài chính khi “bong bóng nổ” sẽ xảy ra biến cố. Các nhà đầu tư chứng khoán phải bán tống bán tháo chứng khoán và BĐS lại là kênh để các nhà đầu tư chọn để gửi đồng vốn của mình vì đây là kênh đầu tư có khả năng sinh lợi lớn nhất trong lúc này. Như vậy trong gian đoạn này, thị trường BĐS tăng trưởng mạnh trong khi TTCK bắt đầu lao dốc.
Năm 2008 được đánh giá là năm bất thường của TTCK và thị trường BĐS. Với thị trường BĐS, sự tăng trưởng nóng vẫn tiếp diễn nhưng nó đã đi tới thời điểm đỉnh cao. Bong bóng bắt đầu vỡ khi chính sách thắt chặt tiền tệ được áp dụng tháng 4/2008, các ngân hàng bị cắt nguồn cung, làn sóng tháo chạy bắt đầu, giá tụt dốc khơng phanh, thị trường BĐS rơi vào cảnh lao đao. Còn với TTCK, sau quá trình giảm điểm sâu, TTCK đã tìm lại được sự cân bằng vào tháng bảy năm 2008. Thế nhưng ngày 15/9/2008 khi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và tồn cầu xảy ra, là một cú sốc mạnh làm cả hai thị trường đều sụt giảm nặng nề.
Vẫn chưa kết thúc, khi nền kinh tế thế giới đang được dự đốn là hồi phục thì cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu xảy ra năm 2009, một lần nữa gây ảnh hưởng tích cực đến kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam trở nên suy giảm trầm trọng, và thị trường BĐS và TTCK cũng khơng nằm ngồi vịng quay đó. Những ngày tháng đó, tồn kho, nợ xấu BĐS lớn chưa từng có trong khi TTCK liên tục chứng kiến những lần chạm đáy mới.
Thị trường BĐS và TTCK đã trở nên trì trệ và trở nên kém hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư trong một thời gian dài đến năm 2011-2012. Đã có những lần
có những cơn sốt nhẹ xảy ra, tạo kì vọng cho sự hồi phục nhưng chỉ là những ảo tưởng.
Năm 2013, đã có nhiều điểm tích cực ở cả hai thị trường BĐS và TTCK. TTCK đã có những dấu hiệu phục hồi, tuy chưa có những bước tiến như năm 2006. Trong khi đó, thị trường BĐS cũng đã được nhận định là chạm đáy, đang có cơ hội hồi phục.
Nhìn chung, sự bùng nổ của thị trường chứng khoán vào năm 2006-2007 cùng với việc thay đổi chính sách và các sự kiện trong thời gian này đã vực dậy thị trường BĐS Việt Nam sau thời kỳ dài bị đóng băng. Bong bóng chứng khốn đã tạo ra cơn sốt giá nhà đất, nhưng ngay sau đó, khi giá chứng khoán đột ngột sụt giảm đã kéo giá bất động sản về giá trị thực vào cuối 2007. Cho thấy thị trường BĐS và TTCK là hai thị trường cùng hỗ trợ nhau, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
5.2.2. Các khuyến nghị
Qua tìm hiểu tác động của bong bóng trên thị trường chứng khốn đối với các chỉ số kinh tế cho thấy giữa bong bóng chứng khốn và các chỉ số trong nền kinh tế vĩ mơ có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Như theo phân tích trên cho thấy, giai đoạn năm 2007 khi bong bóng trên TTCK hình thành dẫn đến nền kinh tế Việt Nam đã rơi vào tình trạng lạm phát rất cao năm 2008, tăng trưởng chậm lại, các chỉ số khác đều giảm. Tuy nhiên, bong bóng cũng là một cơ hội để vực dậy những thị trường khác, thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế, và thị trường bất động sản là một ví dụ điển hình. Đồng thời, bong bóng cũng là một cơ hội cho những nhà đầu tư thích lướt sóng, kinh doanh để kiếm lời.
Thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn vô cùng hiệu quả nên việc kiểm định hiện tượng bong bóng trong TTCK là cần thiết. Điều đó, giúp cho nhà đầu tư cũng như các nhà hoạch định chính sách có những thơng tin quan trọng và hữu ích trong việc đưa ra những chiến lược của mình. Vì vậy, để TTCK Việt Nam hoạt động hiệu quả thì việc duy trì niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế
Việt Nam và việc xây dựng để hoàn thiện hệ thống tin, chính sách của các nhà