PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH BẰNG PHƯƠNG TRÌNH

Một phần của tài liệu 4031044 (Trang 73 - 79)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH BẰNG PHƯƠNG TRÌNH

ĐVT: Triệu đồng LN / Tài sản có Năm 2004 = 1,03% Năm 2005 = 0,79% Năm 2006 = 1,11% LN/DT Năm 2004 = 0,39% Năm 2005 = 0,35% Năm 2006 = 0,45% DT/Tài sản có Năm 2004 = 2,66 lần Năm 2005 = 2,22 lần Năm 2006 = 2,47 lần Lợi nhuận thuần 2004 = 207 2005 = 175 2006 = 236

Doanh thu thuần

2004 = 38.588 2005 = 35.588 2006 = 37.786

Doanh thu thuần

2004 = 38.588 2005 = 35.588 2006 = 37.786 Tài sản có 2004 = 14.523 2005 = 16.000 2006 = 15.291

Doanh thu thuần

2004 = 38.588 2005 = 35.588 2006 = 37.786 Tổng chi phí 2004= 38.504 2005= 35.482 2006= 37.570 Vốn lưu động 2004 = 9.546 2005 = 11.303 2006 = 10.874 Vốn cố định 2004 = 4.977 2005 = 4.697 2006 = 4.417 Chi phí QL 2004 = 562 2005 = 862 2006 = 978 Chi phí tài chính 2004= 663 2005= 713 2006= 786 Vốn bằng tiền 2004 = 352 2005 = 302 2006 = 388

Khoản phải thu

2004 = 1.227 2005 = 587 2006 = 523 Giá vốn HB 2004 = 37.279 2005 = 33.907 2006 = 35.806 Thuế TNDN 2004 = 58 2005 = 49 2006 = 66 Hàng tồn kho 2004 = 7.967 2005 = 10.414 2006 = 9.963 (Nguồn: Tổng hợp từ bảng các tỷ số tài chính)

Sơ đồ DUPONT trình bày mối quan hệ giữa lợi nhuận trên vốn đầu tư, sự luân chuyển tài sản có, mức lợi nhuận trên doanh thu và mức nợ. Qua sơ đồ trên ta thấy: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có chịu tác động bỡi hai nhân tố đó là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ở bên trái sơ đồ) và doanh thu trên tổng tài sản có (bên phải sơ đồ)

Bên trái sơ đồ khai triển mức lợi nhuận trên doanh thu thuần. Các loại chi phí được trình bày ở cuối sơ đồ khi cộng lại ta được tổng chi phí. Lấy doanh thu trù tổng chi phí sẽ được lãi thuần. Khi chia lợi nhuận thuần cho doanh thu ta được doanh lợi tiêu thụ.

Bên phải sơ đồ triển khai số vịng quay của tồn bộ vốn. Từ cuối sơ đồ đi lên ta có hàng hố tồn kho, khoản phải thu, vốn bằng tiền cộng vốn cố định sẽ tạo ra tổng vốn công ty sử dụng. Doanh thu tiêu thụ chia cho toàn bộ số vốn cho biết số vòng quay vốn.

Ỵ Đánh giá: Lợi nhuận trên tài sản có trong năm 2005 thấp nhất 0,79% và năm 2006 là cao nhất 1,11%, cho thấy trong năm 2005 hiệu quả sử dụng vốn của công ty không khả quan nhưng trong năm 2006 là một dấu hiệu tốt, công ty cần tiếp tục đẩy lên cao hơn nữa tỷ lệ này trong những năm tới. Qua sơ đồ ta thấy tỷ lệ này chịu sự tác động của 2 nhân tố lợi nhuận trên doanh thu (bên trái sơ đồ) và doanh thu trên tài sản có (bên phải sơ đồ) vì vậy muốn nâng cao tỷ lệ này công ty cần kết hợp đồng bộ nâng cao 2 nhân tố trên.

Phân tích bên trái sơ đồ ta thấy: Để nâng cao tỷ lệ lợi nhuận trên doanh

thu công ty phải nâng cao lợi nhuận thuần, sao cho tốc độ tăng của lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Mà biện pháp tốt nhất để nâng cao lợi nhuận là kiểm soát tốt tổng chi phí. Do đó đi sâu phân tích các khoản mục chi phí ta thấy:

Chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí, nhưng chi phí giá vốn hàng bán thì khó kiểm sốt bởi vì hàng hố cơng ty nhận từ nhà cung cấp nên giá vốn hàng bán do nhà cung cấp chi phối, cơng ty chỉ có thể làm

giá vốn hàng bán ở những phần trên, kết hợp với tình hình doanh thu, trong năm tới có thể cơng ty phải tiếp tục nâng cao tỷ lệ giá bán hàng hoá đầu ra so với giá mua đầu vào ở một mức độ cho phép nhằm giảm tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu.

Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng qua ba năm, chủ yếu là lương cơng nhân viên, chi phí vận chuyển, điện, nước, điện thoại…. Dự báo chi phí này sẽ tiếp tục tăng trong nhũng năm tới do nhà nước có chính sách giao cho các doanh nghiệp tự định giá bán xăng dầu, do đó có thể giá xăng dầu sẽ tăng vì hiện nay nhà nước đang trợ giá mơt phần. Chi phí tiền lương thì khơng thể giảm được. Vì thế cơng ty chỉ có thể kiểm sốt bằng cách sử dụng đúng mục đích các nguồn điện, nước, cước viễn thơng… nhằm tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên nhìn chung chi phí quản lý tăng trong năm tới là khơng tránh khỏi.

Chi phí tài chính là khoản chi phí cơng ty cần kiểm sốt tốt hơn, ta thấy chi phí tăng qua ba năm, đồng thời tốc độ tăng của chi phí cũng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Vì thế trong những năm tới cơng ty phải có kế hoạch kiểm sốt tốc độ chi phí này, bằng cách giảm hàng tồn kho nhằm làm giảm khoản đi vay ngân hàng, tính tốn nhu cầu vốn từng giai đoạn để có kế hoạch sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn.

Đối với chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, vì đây là nghĩa vụ đối với nhà nước công ty không thể can thiệp được.

Phân tích bên phải sơ đồ ta thấy: Vịng quay tồn bộ vốn trong 2 năm 2005 và 2006 là không hiệu quả bằng năm 2004, do công ty mở rộng hàng tồn kho làm cho vốn lưu động tăng lên năm 2005 là 11 tỷ và năm 2006 là 10 tỷ. Một doanh nghiệp chỉ được xem là hoạt động có hiệu quả khi số vịng quay vốn càng ngày càng tăng lên vì đều đó chứng tỏ rằng đồng vốn của doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả cao, nhưng muốn số vịng quay vốn gia tăng thì đều đó phụ thuộc vào hai yếu tố đó là doanh thu và vốn.

Về doanh thu, ta thấy doanh thu giảm mạnh trong năm 2005, và tăng trở lại trong năm 2006, như đã phân tích ở phần doanh thu nguyên nhân là do tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn buộc cơng ty phải nâng giá bán hàng hố đầu ra, bên cạnh đó chính sách thu tiền bán hàng cũng một phần ảnh hưởng đến

tình hình doanh thu. Trong năm tới cơng ty cần đẩy mạnh tình hình doanh thu hơn nữa, bằng cách nới rộng chính sách thu tiền bán hàng. Bên cạnh đó cơng ty nên mở rộng thị trường bán lẽ sẽ giúp thu tiền bán hàng nhanh chóng, gia tăng doanh thu, phân tán rủi ro phải phụ thuộc vào một số khách hàng lớn.

Về vốn cố định, ta thấy tài sản cố định giảm qua các năm nguyên nhân là khấu hao hằng năm, trong hai năm qua cơng ty khơng có hoạt động đầu tư vào tài sản cố định, do trong năm 2004 công ty đã đầu tư khoản 350 triệu để sữa chữa một số thiết bị văn phòng và mua một chiếc xe tải. Tình hình tài sản cố định của cơng ty hiện nay vẫn cịn tốt nên trong vài năm tới chưa cần thiết đầu tư thêm.

Về vốn lưu động, ta thấy khoản mục vốn bằng tiền không biến động lớn trong ba năm qua, tuy nhiên tỷ số thanh toán nhanh của cơng ty theo phân tích ở phần trước là thấp và có xu hướng giảm, công ty nên chú ý nâng dần khoản mục vốn bằng tiền nhằm hạn chế rủi ro thanh toán. Khoản mục khoản phải thu giảm mạnh trong hai năm 2005 và 2006 làm cho kỳ thu tiền bình quân chỉ còn 5-6 ngày, thời gian này là quá ngắn và có thể sẽ gây khó khăn cho người mua, vì thế cơng ty nên mở rộng thời gian thu tiền bán hàng hơn nữa để nâng cao doanh thu và áp dụng chính sách thu tiền linh hoạt hơn như chiết khấu thanh tốn để khuyến khích khách hàng thanh toán đúng hạn. Về khoản mục hàng tồn kho tăng mạnh trong hai năm 2005 và 2006, nhưng vịng quay hàng tồn kho thì giảm, do tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho, vì thế trong năm tới cơng ty nên giảm bớt lượng hàng tồn kho nhằm làm giảm bớt chi phí tồn trữ và tiết kiệm chi phí lãi vay do công ty phải vay ngắn hạn ngân hàng để dầu tư cho tài sản lưu động mà chủ yếu là hàng tồn kho.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC

5.1. NHỮNG TỒN TẠI CỦA CƠNG TY .

Qua tồn bộ q trình phân tích chúng ta có cái nhìn tổng qt về tình hình tài chính của cơng ty TNHH thương mại Vạn Phúc như sau:

5.1.1. Về cơ cấu tài chính

Nhìn chung trong hai năm 2005 và 2006 công ty đã mở rộng quy mô hoạt động so với năm 2004. Tuy nhiên việc mở rộng quy mô trong năm 2005 là khơng phù hợp làm cho tình hình tài chính của công ty không được khả quan lắm. Năm 2006 quy mơ có giảm đơi chút, tình hình tài chính có phần khởi sắc. Đi sâu vào tình hình cụ thể ta thấy:

Về cơ cấu tài sản:

Vốn bằng tiền: Tương đối ổn định và có xu hướng tăng trong tương lai, nhưng hiện tại vốn bằng tiền là tương đối thấp điều này làm cho rủi ro trong thanh tốn của cơng ty khá cao, do đó cơng ty nên tăng lượng vốn bằng tiền lên dần nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán.

Khoản phải thu: Giảm mạnh trong hai năm 2005 và 2006, và có xu

hướng tiếp tục giảm, kỳ thu tiền bình quân khá ngắn 5-6 ngày, mặc dù điều này sẽ giúp cho lượng vốn không bị khách hàng chiếm dụng nhưng biện pháp thu tiền quá chặt như thế sẽ làm giảm doanh thu, cơng ty cần có chính sách thu tiền nới lỏng và linh hoạt hơn nữa.

Hàng tồn kho: Tăng mạnh trong 2 năm 2005 và 2006, chứng tỏ công ty

mở rộng quy mô kinh doanh bằng cách đầu tư vào hàng tồn kho, nhưng trong năm 2005 mở rộng quy mô hàng tồn kho là khơng đúng lúc làm cho chi phí tồn kho và chi phí lãi vay tăng nhưng doanh thu thì lại giảm, dẫn đến một loạt bất ổn trong tình hình tài chính. Năm 2006 thì khả quan hơn, hàng tồn kho có giảm đồng thời tình hình kinh doanh thuận lợi, tuy nhiên lượng hàng tồn kho vẫn cịn cao so với tình hình tiêu thụ do đó trong năm tới cơng ty nên tính tốn giảm

lượng hàng tồn kho cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, giải phóng được lượng vốn tồn động trong hàng tồn kho.

Tài sản cố định: Giảm qua các năm, nguyên nhân là hao mòn luỹ kế. Như

đã phân tích ở phần phưong pháp DUPONT, trong năm 2004 đã có một đợt đầu tư nâng cấp tài sản cố định, tình hình tài sản cố định của cơng ty hiện nay vẫn còn tốt nên trong năm tới chưa cần thiết đầu tư thêm.

Về cơ cấu nguồn vốn:

Nợ phải trả của công ty tương đối cao chiếm trên 70% tổng nguồn vốn, cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của cơng ty cịn thấp. Vốn hoạt động của công ty phụ thuộc quá nhiều vào sự tài trợ bên ngoài, cụ thể:

Vay ngân hàng: Chiếm tỷ lệ khá cao trong nợ phải trả, và lẽ dĩ nhiên

nguồn vốn này phải chịu chi phí tài chính khơng nhỏ. Trong năm 2005 vay ngân hàng tăng cao để mở rộng quy mô hàng tồn kho, nhưng do kinh doanh không hiệu quả nên nợ ngân hàng tăng so với đầu năm. Sang năm 2006 công ty đã cố gắng giảm vay ngân hàng bằng cách huy động các nguồn vốn như giảm hàng tồn kho, sử dụng lợi nhuận trong kinh doanh. Nhưng tỷ lệ nợ vay ngân hàng này vẫn còn khá cao làm cho gánh nặng chi phí tài chính của cơng ty cũng tăng đều qua các năm, không những thế tốc độ tăng của chi phí lãi vay nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận cho thấy hiệu quả sử dụng vốn vay là chưa tốt. Do đó trong thời gian tới cơng ty phải kiểm sốt tốt nợ ngắn hạn, dần làm giảm tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn để chủ động hơn về mặt tài chính.

Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp: Tăng cao trong hai năm 2005 và

2006 do lượng hàng mua dự trữ tăng cao. Đây là nguồn vốn khơng chịu chi phí, nhưng cơng ty cũng phải chú ý thanh tốn tiền hàng đúng hạn để tạo uy tín với nhà cung cấp, nhằm xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài sau này.

Nguồn vốn chủ sở hữu: Tăng qua các năm do lợi nhuận giữ lại tăng, cho

thấy cơng ty kinh doanh có lời trong những năm qua. Trong 2 năm 2004 và 2005 vốn chủ sở hữu không đủ trang trải cho tài sản dài hạn nên đã sủ dụng nợ ngắn

tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên tỷ lệ vốn chủ sở hữu cịn thấp so với tổng tổng nguồn vốn, cơng ty cần tiếp tục đẩy mạnh tốc độ tăng vốn chủ sở hữu nữa để chủ động hơn về mặt tài chính.

Một phần của tài liệu 4031044 (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)