Quy định của Bộ luật Hình sự năm2015 về tội làm giả con dấu, tài li ệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ ch ứ c

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức từ thực tiễn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước (Trang 30 - 41)

1.2.2.1 Nhận thức về áp dụng pháp luật hình sự đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

Áp dụng pháp luật (ADPL) được hiểu là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó cơ quan Nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật

24

thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. [31, tr.469]

Từ cơ sở khái niệm ADPL, tác giả rút ra khái niệm của áp dụng pháp luật hình sự như sau:

Áp dụng pháp luật hình sự (ADPLHS) là hình thức thực hiện pháp luật hình

sự, trong đó, nhà nước thơng qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể quan hệ pháp luật hình sự thực hiện những quy định của pháp luật hình sự hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật

để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt quan hệ

pháp luật hình sự.

ADPLHS diễn ra trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự bắt đầu ngay từ giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, xuyên suốt giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. ADPLHS do nhiều chủ thể tiến hành tùy theo từng giai đoạn TTHS. Ở giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, giai đoạn khởi tố và giai đoạn điều tra vụ án hình sự, hoạt động ADPLHS do cơ quan điều tra (CQĐT), cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, viện kiểm sát thực hiện. Sang đến giai đoạn xét xử, hoạt động ADPLHS do viện kiểm sátvà Tòa án thực hiện.

2.2.2.2. Ni dung áp dng pháp lut hình s đối vi ti làm gi con du, tài liu của cơ quan, tổ chc; ti s dng con du, tài liu gi của cơ quan, tổ chc

- Định tội danh đối vi ti làm gi con du, tài liu của cơ quan, tổ chc; ti

s dng con du, tài liu gi của cơ quan, tổ chc:

Theo giáo trình định tội danh và QĐHP của Học viện tòa án: “Định ti là hot

động thc tin áp dng pháp lut hình s nhm cá biệt hóa các quy định ca BLHS vào từng trường hp hành vi nguy him cho xã hi c th xảy ra, được thc hin

trên cơ sở xác định đầy đủ, chính xác, khách quan các tình tiết c th ca hành vi

được thc hin và tính tiết khác ca v án, nhn thức đúng nội dung quy phm pháp lut hình s quy định cu thành ti phạm tương ứng và xác định s phù hp gia các du hiu ca mt cu thành ti phm nhất định vi các tình tiết c th ca hành

25

vi được thc hin và các tình tiết khác ca v án, bằng các phương pháp và thông

qua các giai đoạn nhất định“. [20, tr.12]

Định tội danh là một trong những giai đoạn của ADPLHS, về lý luận là một trong những khái niệm của khoa học luật hình sự, tuy nhiên, luật thực định chưa quy định cụ thể về vấn đề này. Xung quanh khái niệm này cịn có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau có thể kể đến như:

Theo quan điểm của GS.TSKH Lê Cảm: “Định tội danh là một quá trình

nhận thức lý luận có tính lơgic, là dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cũng như pháp luật tố tụng hình sự và được tiến hành trên cơ sở các chứng cứ tài liệu thu thập được và các tính tiết thực tế của vụ án hình sự để xác định sự

phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi tương ứng do luật hình sự quy định nhằm

đạt được sự thật khách quan, tức đưa ra sự đánh giá chính xác tội phạm về mặt pháp lý hình sự, làm tiền đề cho việc cá thể hóa và phân tích trách nhiệm hình sự

một cách cơng minh, có căn cứ và đúng pháp luật” [3]

Theo GS.TS. Võ Khánh Vinh “Định tội danh là việc xác định và ghi nhận về

mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự” [43, Tr.9]

Từ nghiên cứu các khái niệm nêu trên và nghiên cứu quy định tại Điều 249 BLHS năm 2015, tác giả rút ra khái niệm về định tội danh đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:

Định tội danh ti làm gi con du, tài liu của cơ quan, tổ chc; ti s dng

con du, tài liu gi của cơ quan, tổ chc là việc xác định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 341 BLHS về

ti làm gi con du, tài liu của cơ quan, tổ chc; ti s dng con du, tài liu gi

của cơ quan, tổ chc.

Đặc điểm của việc định tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:

26

Một là, Định tội danh đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ

chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức là hoạt động ADPL vào thực tiễn.

Hai là, Định tội danh đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức là hoạt động nhận thức.

Ba là, Định tội đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức là q trình tư duy lơgíc.

Bốn là, Định tội danh tội đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ

chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức mang tính sáng tạo, khoa học.

Năm là, Định tội danh đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ

chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức là hoạt động độc lập của các chủ thể có thẩm quyền.

Sáu là, định tội danh đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được thực hiện trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các trình tự, thủ tục được quy định trong BLTTHS.

Tùy theo các cơ sở căn cứ của việc phân loại khác nhau, việc định tội danh đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được phân chia thành các trường hợp khác nhau:

Trước hết, căn cứ vào các yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản được quy định

trong BLHS, định tội danh đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được phân chia trên cơ sở bốn yếu tố cấu thành tội phạm: khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan.

+ Định tội danh đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo khách thể của tội phạm là định tội danh theo quan hệ quản lý, xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước về con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác.

+ Định tội danh tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo mặt khách quan của tội phạm là định tội

27

danh theo các dấu hiệu hành vi khách quan, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả cụ thể được quy định tại Điều 341 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

+ Định tội danh tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo chủ thể của tội phạm là định tội danh theo dấu hiệu chủ thể thường của tội này.

+ Định tội danh tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo mặt chủ quan của tội phạm là định tội danh theo dấu hiệu lỗi cố ý của tội này.

Tiếp theo, căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và vai trị của

nó đối với việc ADPL hình sự, cấu thành tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, định tội danh tội tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được phân loại chia thành định tội danh tội này theo cấu thành tội phạm cơ bản cụ thể được quy định ở Khoản 1 Điều 341 BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và định tội danh tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ

chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo cấu thành tội phạm tăng nặng được quy định tại khoản 2, 3 Điều 341 BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sungnăm 2017).

Cuối cùng, căn cứ vào tính chất đặc biệt của tội phạm, việc định tội danh tội

làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được phân loại chia thành định danh đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trong trường hợp đồng phạm và trường hợp có nhiều tội phạm.

- Quyết định hình phạt đối vi ti làm gi con du, tài liu của cơ quan, tổ

chc; ti s dng con du, tài liu gi của cơ quan, tổ chc:

Theo Điều 30 BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), “Hình pht là

biện pháp cưỡng chế nghiêm khc nht của Nhà nước được quy định trong B lut

28

ti nhằm tước b hoc hn chế quyn, li ích của người, pháp nhân thương mại

đó.” [36]

Quyết định hình phạt (QĐHP) là một trong những khái niệm cơ bản quan trọng của Luật hình sự Việt Nam, xác định hành vi nào là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm tới khách thểđược pháp luật hình sự bảo vệ, từ đó đưa ra các biện pháp cưỡng chế phù hợp nhất đối với người phạm tội. Do đó, có thể nhận thấy QĐHP là cầu nối, là một mắt xích quan trọng giữa tội phạm và hình phạt. Vì vậy, QĐHP là giai đoạn của ADPLHS được Tòa án thực hiện ngay sau việc định tội danh.

Hiện nay, pháp luật hình sự Việt Nam chưa có một văn bản chính thức nêu khái niệm QĐHP, khái niệm này chỉ được nghiên cứu dưới góc độ là một khái niệm khoa học luật hình sự mà chưa được quy định trong hệ thống văn bản pháp lý hình sự có tính chất chính thống. Theo PGS.TS. Lê Văn Đệ thì: "Quyết định hình pht là s la chn loi hình phạt và xác định mc hình pht c th trong phm vi lut

định để áp dụng đối với người phm ti c th" [12, tr.161]. Dưới góc độ của luật

TTHS, TS. Chu Thị Trang Vân đưa ra khái niệm như sau:"Quyết định hình pht là

một giai đoạn rt quan trng trong hoạt động xét x ca Tòa án nhân dân, là vic

Tòa án la chn loi hình pht và mc hình pht c th được quy định trong lut hình s tương ứng vi cu thành ti phm c th để áp dng với người phm ti, th hin trong bn án buc ti" [40, tr.55]. Vì vậy, khái niệm QĐHP có thể được nghiên cứu từ hai góc độ khác nhau, từ góc độ luật hình sự và từ góc độ luật TTHS. Theo giáo trình Luật hình sự Việt Nam: “Quyết định hình phạt là sự lựa chọn loại

hình phạt và xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội cụ thể”. [32]

QĐHP đối với chủ thể chịu TNHS là sự lựa chọn một trong số các hình phạt chính, đồng thời xác định mức hình phạt đối với loại hình phạt có mức độ khác nhau trong khung hình phạt được quy định. Nếu chế tài được quy định chỉ có một loại hình phạt chính và có các mức độ khác nhau thì QĐHP trong trường hợp này là xác định mức hình phạt trong phạm vi khung hình phạt được quy định.

29

QĐHP bổ sung là lựa chọn một hoặc một số loại hình phạt bổ sung có thể và xác định mức hình phạt trong khung quy định để áp dụng cùng với hình phạt chính. Nếu tên hai loại hình phạt trùng nhau thì chỉ áp dụng hình phạt chính.

Do vậy, QĐHP bao gồm QĐHP chính và QĐHP bổ sung. QĐHP theo nghĩa này được coi là nghĩa hẹp. QĐHP cũng có thể được hiểu theo các nghĩa rộng khác nhau như: QĐHP là QĐHP chính, QĐHP bổ sung và quyết định biện pháp tư pháp. Hiện nay, đa số các tác giả ghi nhận trong các sách, báo pháp lý là theo nghĩa hẹp.

Trên cơ sở phân tích trên và nghiên cứu Điều 341 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), có thể đưa ra khái niệm về QĐHP đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau: Quyết định hình phạt đối với ti làm gi con du, tài liu của cơ quan, tổ

chc; ti s dng con du, tài liu gi của cơ quan, t chc là sự lựa chọn hình phạt

cụ thể trong phạm vi các quy định của BLHS để áp dụng đối với người phạm ti làm

gi con du, tài liu của cơ quan, tổ chc; ti s dng con du, tài liu gi của cơ

quan, t chc.

Căn cứ QĐHP đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được quy định tại điều 50 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): “Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào

quy định ca B lut này, cân nhc tính cht và mc độ nguy him cho xã hi ca

hành vi phm tội, nhân thân người phm ti, các tình tiết gim nh và tăng nặng trách nhim hình s.”. Theo đó, các căn cứ QĐHP đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức gồm có:

Th nht, căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

Khi QĐHP, tòa án căn cứ vào các quy định của Phần chung của BLHS, bao gồm: quy định về cơ sở của TNHS tại Khoản 1 Điều 2; nguyên tắc xử lý đối với đối tượng chịu TNHS được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 3; các quy định về hình phạt từ Điều 30 đến Điều 45 BLHS; các quy định về biện pháp tư pháp từ Điều 46 đến 49 BLHS; các quy định về căn cứ của QĐHP tại Điều 50; về các tình tiết giảm nhẹ,

30

tăng nặng TNHS tại các Điều 51 và 52; về tái phạm, tái phạm nguy hiểm tại Điều 53; các quy định về QĐHP trong các trường hợp cụ thể từ Điều 54 đến Điều 59. [36] Bên cạnh đó, Tịa án cần phải căn cứ vào quy định về khung hình phạt chính cũng như hình phạt bổ sung của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức từ thực tiễn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)