tuổi, tha tù trước thời hạn có điều kiện, ....
Trong những năm qua, việc áp dụng luật hình sự cùa cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trong cả nước cũng như ở thành phố Đồng Xoài đã đem lại những kết quả trong việc bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân. Bên cạnh đó vẫn cịn những hạn chế tồn tại, ảnh hưởng đến việc bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền cơng dân. Vì vậy, việc bảo vệ và bảo đảm quyền con người nói chung, quyền của người bị buộc tội nói riêng trong hoạt động áp dụng luật hình sự cần phảỉ được quan tâm đặc biệt ở góc độ bảo vệ quyền con người.
Bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong áp dụng pháp luật hình sự đối với người bị buộc tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu tài liệu giả của cơ quan, tổ chức khơng chỉ là u cầu mà cịn là mục tiêu, động lực thúc đẩy hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, nhất là của Tịa án nhân dân. Để áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu tài liệu giả của cơ quan, tổ chức phải đảm bảo khách quan, tồn diện; có sự kết hợp hài hịa giữa trừng trị và khoan hồng với giáo dục, cải tạo, cảm hóa người phạm tội, đáp ứng yêu cầu hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội, đề cao hiệu quả phịng ngừa tội phạm. Hình phạt mà Tịa án nhân dân tuyên phạt bị cáo phạm tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu tài liệu giả của cơ quan, tổ chức phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; nhân thân người phạm tội; các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự có trong vụ án, đồng thời phải đảm bảo công bằng phù hợp với khả năng thi hành của người bị kết án.
Thứ hai, yêu cầu thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm đối với tội làm giả
con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ
quan, tổ chức
Phòng, chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hệ thống chính trị được Đảng, Nhà nước và toàn dân quan tâm. Đây là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, thường xuyên, liên tục và lâu dài cần có phát huy sức mạnh tổng hợp của
63
cả hệ thống chính trị, kết hợp chặt chẽ giữa cơng tác phịng chống tội phạm với nhiệm vụ phát triển phát triển kinh tế - xã hội. Để đáp ứng được yêu cầu phòng, chống tội phạm, ngày 27 tháng 11 năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 96/2019/QH14 của Quốc hội “Về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của VKSND, của TAND và công tác thi hành án”.
Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức đã và đang diễn biến ngày càng phức tạp về mức độ tinh vi và thủ đoạn phạm tội. Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều biện pháp chủ trương, chính sách trong đó có BLHS với quy định cụ thể về các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính nói chung và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức nói riêng. Tuy nhiên vẫn cịn nhiều vướng mắc, việc hồn thiện các quy định của pháp luật hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh ở nước ta hiện nay.
Do vậy, ADPLHS đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, Tòa án nhân dân thành phố Đồng Xoài phải đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Cụ thể, việc định tội danh phải đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; hình phạt phải đủ sức răn đe và đạt được mục đích phòng ngừa tội phạm. ADPLHS trong đấu tranh phòng chống tội phạm khơng ngồi mục đích tạo mơi trường xã hội ổn định, thuận lợi cho sự phát triến kinh tế - xã hộỉ, bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội.
Thứ ba, yêu cầu cải cách tư pháp hình sự và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Cải cách tư pháp rất quan trọng trong đường lối đổi mới toàn diện đất nước của Đảng và Nhà nước ta, điều này thể hiện rất rõ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong
thời gian tới” [9] và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, với mục tiêu: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ,nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại,
64
phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng
tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu hiệu quả và hiệu lực cao” [10] và
nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới nền tư pháp cơng minh, liêm chính, vững mạnh phục vụ xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế đồng thời nâng cao vị thế Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của Nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Xuất phát từ yêu cầu thực hiện công cuộc cải cách tư pháp trên, ADPLHS đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức phải bảo đảm truy tố, xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm; giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo khơng giam giữ đối với một số hành vi ít gây nguy hiểm cho xã hội. Hoạt động xét xử của Tịa án phải ln hướng tới nhiệm vụ cải cách tư pháp, bảo vệ công lý, công bằng trong áp dụng hình phạt, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm; khắc phục những hạn chế, bất cập nhằm bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân, phù hợp với định hướng “Quyền lực Nhà
nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” [11].
Việc cải cách tư pháp hình sự và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN phải đặt mục tiêu dưới sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ các chủ trương, chính sách, đường lối, nghị quyết của Đảng, được đặt dưới sự giám sát của Nhân dân và các cơ quan dân cử để thực hiện.
Bên cạnh đó, cịn một u cầu khác rất quan trọng về cải cách tư pháp hình sự và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, đó là các cơ quan tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức được bình đẳng trước pháp luật, bảo đảm mọi hành vi vi phạm PLHS đều phải xử lý nghiêm minh, không phân biệt giai cấp, địa vị xã hội, đồng thời phải bảo đảm nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động áp dụng PLHS của các cơ quan THTT.
Thứ tư, yêu cầu vềxu thế hội nhập quốc tế
Trong bối cảnh tồn cầu hóa thì hội nhập quốc tế là yếu tố khách quan đối với nước ta hiện nay. Đảng và nhà nước xác định hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn đế xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy tối
65
đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp, cam kết tuân thủ các điều ước quốc tế, bảo đảm lợi ích quốc gia.
Bên cạnh những thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế thì nước ta phải đối mặt với khơng ít khó khăn, thách thức, trong đó có sự gia tăng về tội phạm tổ chức xuyên quốc gia… Vì vậy yêu cầu đặt ra là hệ thống pháp luật hình sự cần phải nội luật hóa các yêu cầu về đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế; sửa đổi, bổ sung điều luật cho phù hợp với các chuẩn mực pháp lý chung của cộng đồng quốc tế trên cơ sở tôn trọng của tập quán của từng quốc gia, dân tộc, vùng lãnh thổ.
Xác định đúng tội danh, QĐHP đúng và xử lý nhanh chóng kịp thời, nghiêm minh những tội phạm đó là một trong những vấn đề cấp thiết cần được thực hiện, đồng thời phải đảm bảo phù hợp với các thỏa thuận mà nước ta đã ký kết. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức cũng cần được sửa đổi để vừa bảo đảm yêu cầu hội nhập quốc tế vừa phù hợp với tình hình thực tế xã hội Việt Nam hiện nay.