2. Một số biện pháp góp phần hồn thiện cơng tác kế tốn xác định kết quả kinh doanh tại công ty
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Trong điều kiện kinh doanh như hiện nay, đứng vững và phát triển là một vấn đề hết sức khó khăn đối với mỗi doanh nghiệp, là mục tiêu hàng đầu mà mỗi doanh nghiệp cần đạt được. Thật vậy, đứng vững và phát triển phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm sốt doanh thu, chi phí và xác định, tính tốn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải biết kinh doanh như thế nào và kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ nào là có hiệu quả và khả năng chiếm lĩnh thị trường cao? Nên đầu tư để mở rộng kinh doanh hay chuyển sang mặt hàng khác? Nhận thức được điều này, công ty đã rất chủ động quan tâm tới khâu quản lý kinh doanh và xác định kết quả kinh doanh. Và trong đó, phịng kế tốn đã góp phần khơng nhỏ vào thành cơng chung của cơng ty. Kế tốn tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trở thành công cụ quan trọng và là nhân tố khơng thể thiếu góp phần đưa doanh nghiệp đi lên. Vì vậy, việc thay đổi và hồn thiện bộ máy kế tốn cho phù hợp với tình hình mới, giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn mọi mặt hoạt động kinh doanh là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.
Do là một công ty vừa mới thành lập khơng lâu nên khó khăn lớn nhất mà cơng ty gặp phải là cạnh tranh với các công ty đã hoạt động lâu đời. Thứ hai là kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng chưa nhiều nên chưa được sự tin cậy của khách hàng, nhà đầu tư và các đối tác. Cuối cùng là nguồn vốn cịn hạn chế nên sự đầu tư máy móc, kỹ thuật cịn rất thiếu thốn.Tuy nhiên, cơng ty từ ngày thành lập đến nay đã khơng ngừng lớn mạnh, vượt qua khó khăn thử thách của thời kì hội nhập cũng như ảnh hưởng của lạm phát,..Yếu tố dẫn đến sự thành cơng này chính là sự chịu khó học hỏi trong cơng việc, năng lực lãnh đạo, sự nhạy bén, nắm bắt thông tin kịp thời, hợp lý của Ban lãnh đạo cùng với sự đồn kết, gắn bó, năng động, sáng tạo của tập thể cán bộ, nhân viên trong công ty đã đưa công ty TNHH XD- TM- DV Nam Sơn nhanh chóng hịa nhập vào con đường kinh doanh hiện tại và từng bước khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế.
2. Kiến nghị
Trong nền kinh tế thị trường ln có nhiều biến đổi như hiện nay, trong thời gian tới, công ty cần tăng cường nhiều vào hoạt động Marketing, quan tâm đầu tư hơn vào công tác thu hút nhân tài cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực. Điều này khơng có nghĩa là cơng ty sẽ tuyển thêm nhân viên mới và mất đi những nhân viên cũ có kinh nghiệm, gây tâm lý hoang mang cho nhân viên, mà nên đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên hiện có của mình. Có như vậy nhân viên mới có thể cống hiến tồn bộ năng lực của mình vì cơng ty để đưa cơng ty ngày càng phát triển. Ngồi ra, em cũng xin đề xuất một vài ý kiến của mình với ban quản lý cơng ty như sau:
Ý kiến thứ nhất: Về vấn đề lập dự tốn
doanh khơng có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng thì khó có thể lường trước những biến cố có thể xảy ra trong một mơi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay. Do đó, lập dự tốn là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra. Tuy trong thời gian qua công ty cũng đã tiến hành lập dự tốn cho các cơng trình nhưng việc lập lại khơng rõ ràng và chi tiết. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác định chính xác tình hình kinh doanh của cơng ty, cũng như gây khó khăn cho bộ phận quản lý khi tiến hành đối chiếu, so sánh kết quả thực tế đạt được so với kết quả dự tốn, để có thể đưa ra quyết định, chính sách cụ thể cho công ty.
Do vậy, trong thời gian tới, công ty nên lập chi tiết các khoản dự tốn để có thể dễ dàng đối chiếu, so sánh số liệu giữa kế hoạch và thực tế nhằm phó với tình hình biến động của nền kinh tế. Điển hình như sau:
+ Dự toán doanh thu: được soạn thảo dựa trên các dự báo về doanh thu, cần xem xét một vài nhân tố ảnh hưởng như:
* Chính sách giá trong tương lai: Giá vật tư, giá nguyên liệu, giá của đối thủ cạnh tranh,…
* Các đơn đặt hàng chưa thực hiện
* Cạnh tranh trong kinh doanh trên thị trường
* Quảng cáo, các nhân tố phản ánh sự vận động của nền kinh tế như: tổng thu nhập xã hội, thu nhập bình qn đầu người, cơng việc làm,…
+ Dự toán sản xuất
* Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp: được soạn thảo dựa trên nhu cầu nguyên liệu cần thiết cho quá trình thi công xây dựng của công ty. Việc lập dự tốn ngun vật liệu nhằm mục đích đảm bảo đầy đủ nguyên vật liệu phục vụ thi công và nhu cầu vật liệu tồn kho cuối kỳ. Giá nguyên vật liệu có thể tăng hay giảm? Tăng, giảm ở mức nào là có thể chấp nhận được? Và khơng chấp nhận được dẫn đến việc phải thương lượng lại hoặc thay đổi nhà cung cấp?.... là các vấn đề cần xem xét cần thận, kỹ càng khi lập dự toán.
* Dự tốn nhân cơng tực tiếp: nhu cầu lao động trực tiếp cần được tính tốn cẩn thận để doanh nghiệp biết được lực lượng lao động có đáp ứng được nhu cầu thi cơng hay khơng. Dự toán này trả lời các câu hỏi: Lực lượng lao động hiện tại là bao nhiêu người? Lao động lành nghề, lao động có kinh nghiệm là bao nhiêu? Với lực lượng lao động như vậy có thể đáp ứng được những cơng trình như thế nào?...
* Dự tốn chi phí sản xuất chung: được lập dựa trên định phí và biến phí sản xuất chung. Biến phí có thể tăng giảm tùy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc dự tốn rõ ràng chi tiết các khoản mục này giúp doanh nghiệp phản ứng kịp thời với sự thay đổi của mơi trường kinh doanh, vì rõ ràng một sự phản ứng chậm hơn đối thủ cũng làm cho doanh nghiệp mất đi lợi thế cạnh tranh của mình.
* Dự tốn chi phí bán hàng và chi phí QLDN: là dự kiến các khoản chi phí bán hàng và chi phí QLDN phát sinh trong kì. Những khoản chi phí này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, do đó việc lập và theo dõi chi tiết các khoản chi phí này thật sự cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp để bộ phận quản lý có thể dễ dàng đưa ra biện pháp cắt giảm chúng kịp thời. Dự tốn này có thể được lập từ nhiều bảng dự tốn của những người có trách nhiệm trong khâu bán hàng và QLDN lập ra.
Ngồi ra, cịn có những dự tốn khác như: dự tốn vốn bằng tiền, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,…
Song song với việc lập dự tốn, cơng ty cần:
+ Nâng tầm quan trọng của báo cáo dự toán như là một báo cáo quyết toán và đưa vào qui chế thi đua, khen thưởng để các đơn vị, các bộ phận, phịng ban tn thủ.
+ Tin học hóa việc lập dự tốn để giảm bớt cơng việc nhập liệu và xử lý số liệu cho các phịng ban.
+ Phịng tài chính – kế tốn cần xây dựng một phương pháp lập dự toán thật khoa học, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị.
+ Đôn đốc các đơn vị trong việc lập và nộp dự toán nhằm đảm bảo đúng tiến độ đề ra.
+ Cần có sự phân cơng cơng việc rõ ràng giữa các bộ phận trong q trình lập dự tốn.
Ý kiến thứ 2: Về việc thiết lập hệ thống kiểm sốt nội bộ
Cơng ty cần thiết lập hệ thống kiểm sốt nội bộ để kiểm tra, giám sát tình hình cơng ty, để có hướng giải quyết hợp lý khi gặp sự cố vì hiện nay, kiểm sốt nội bộ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và tổ chức. Kiểm soát nội bộ giúp các nhà quản trị quản lý có hiệu quả các nguồn lực kinh tế của cơng ty mình như: con người, tài sản, nguồn vốn,…, góp phần hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp doanh nghiệp xây dựng được một nền tảng quản lý vững chắc, phục vụ cho quá trình mở rộng và phát triển đi lên của doanh nghiệp. Làm sao quản lý được các rủi ro? Làm thế nào có thề phân quyền, ủy nhiệm, giao việc cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học chứ khơng phải chỉ dựa trên sự tin tưởng cảm tính? Một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu sẽ trả lời được những vấn đề này:
Tuy nhiên, làm thế nào để hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả? Muốn vậy, Ban giám đốc cơng ty có trách nhiệm thành lập, điều hành và kiểm soát hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Để hệ thống này vận hành tốt, cần tuân thủ một số nguyên tắc như:
+ Xây dựng một môi trường văn hóa chú trọng đến sự liêm chính, đạo đức nghề nghiệp cùng với những quy định rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi.
+ Các quy trình hoạt động và kiểm sốt nội bộ được văn bản hoá rõ ràng và được truyền đạt rộng rãi trong nội bộ tổ chức.
+ Xác định rõ các hoạt động tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, mọi hoạt động quan trọng phải được ghi lại bằng văn bản.
+ Bất kỳ thành viên nào của tổ chức cũng phải tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ.
+ Quy định rõ ràng trách nhiệm kiểm tra và giám sát. + Tiến hành định kỳ các biện pháp kiểm tra độc lập.
+ Định kỳ kiểm tra và nâng cao hiệu quả của các biện pháp kiểm soát nội bộ.
Một số đề xuất cụ thể về kiểm soát việc giao, nhận hợp đồng của công ty
+ Cam kết hợp lý về việc giao, nhận cơng trình hay dịch vụ: phịng kinh doanh nên tham khảo ý kiến của phòng kỹ thuật và bộ phận thi cơng về cơng suất sản xuất có thể đáp ứng trước khi nhận hợp đồng, có thể bằng bảng báo cáo cơng suất sản xt cịn lại của phịng kỹ thuật, tránh trường hợp nhân viên kinh doanh kí kết một hợp đồng mà bộ phận thi công không đáp ứng được.
+ Nhận đơn đặt hàng đúng với điều khoản và điều kiện: đơn đặt hàng có thể phát sinh những điều khoản và điều kiện khơng chính xác, gây nhầm lẫn giữa các bên. Để tránh tình trạng này, cơng ty nên có những đơn đặt hàng mẫu, được đánh số trước, và được người có thẩm quyền kí duyệt khi chấp nhận đơn đặt hàng.
+ Giao chính xác số lượng và loại sản phẩm cho đúng khách hàng: tránh trường hợp công ty giao cho khách hàng số lượng và chất lượng sản phẩm không đúng quy cách, trường hợp này sẽ phát sinh thêm chi phí sữa chữa,…Vì vậy, bộ phận giao hàng nên lưu giữ nhiều liên của phiếu giao hàng, phiếu giao hàng phải được lập dựa trên đơn đặt hàng, phải được đánh số trước hoặc phải được khách hàng ký để cơng ty có bằng chứng về việc khách hàng đã nhận và chấp nhận hàng.
+ Lập hóa đơn chính xác: nhân viên khi lập hóa đơn có thể gặp một số sai sót như: lập sai hóa đơn, một hóa đơn lập thành hai lần,… Vì vậy, hố đơn chỉ nên lập căn cứ vào:
* Phiếu giao hàng đã được khách hàng ký nhận. * Đơn đặt hàng đã được đối chiếu với phiếu giao hàng.
* Hợp đồng giao hàng (nếu có). Cơng ty nên ghi lại trên hoá đơn hoặc trên sổ sách kế toán số tham chiếu đến phiếu giao hàng hoặc mã số đơn đặt hàng để giúp kiểm tra tham chiếu.
Công ty nên sử dụng một danh sách giá bán đã được phê duyệt để giúp cho việc ghi chính xác giá bán trên hố đơn.
Trên đây chỉ là một vài ý kiến chủ quan của em về việc áp dụng hệ thống kiểm sốt nội bộ trong qui trình giao, nhận hợp đồng của công ty. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế như hiện nay, hệ thống kiểm soát nội bộ là vấn đề không thể thiếu ở mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là cơng ty Nam Sơn.
Bên cạnh đó là việc xây dựng hệ thống mạng cục bộ, kết nối trong tồn cơng ty giúp nhà quản lý nắm bắt các thông tin cần xử lý một cách kịp thời. Điều này giúp nhà quản lý có thể giám sát chặt chẽ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình, bởi vì một nhà quản lý chỉ có thể đưa ra các quyết định chính xác và hợp lý khi họ nắm vững và kịp thời mọi hoạt động diễn ra bên trong công ty.
Tài liệu tham khảo
NXB Tài Chính. 2009. Chế độ Kế tốn doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hà Nội:NXB Tài Chính
Đỗ Ngọc Bích Trâm. 2009. Kế tốn xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả kinh doanh tại cơng ty Seanamico. Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân kinh tế, hệ đại học,Trường Đại học Tây Đô. Nguyễn Minh Tiến. 2010. Bài giảng kế tốn tài chính doanh nghiệp bậc
đại học phần hai.
Huỳnh Thị Đăng Khoa. 2004. Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản Kiên Giang. Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân kinh tế, hệ đại học, Trường Đại học An Giang. “ Khơng ngày tháng”, Xây dựng hệ thống kiểm sốt nội bộ trong tổ chức
[trực tuyến]. Đọc từ: http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/xay-dung-he- thong-kiem-soat-noi-bo-trong-mot-to-chuc.224398.html (đọc