2 Ngày 8/4/013, nội hàm “giấc mơ Trung Hoa” được Tập Cận Bình giải thích trong phát biểu khai mạc
2.3. Đường lưỡi bò và xây dựng các đảo nhân tạo 1 Trong lĩnh vực chính trị ngoại giao
2.3.1. Trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao
Ở Biển Đông, bằng việc chiếm một số đảo và bãi đá của Việt Nam năm 1988, Trung Quốc chính thức đặt chân vào Trường sa; từ đó, Trung Quốc liên tục có các hành động lấn dần như: Đặt bia chủ quyền trên các đảo đã chiếm được; tập trận, khảo sát khoa học… tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết lãnh hải biển Đông. Trung Quốc không do dự khi tạo ra những cuộc chiến cỡ nhỏ trong vùng, các chiến thuật như "vết dầu loang", “tằm thực”, “cắt lát salami”, “bóc cải… để đạt mục tiêu. Những năm đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc ngày càng “tự tin” hơn trong các động thái leo thang có tính tốn ở Biển Đơng, chuyển từ “giấu mình chờ thời” sang cạnh tranh trực diện, lợi dụng mọi cơ hội để thay đổi luật chơi. Trung Quốc thường ra tay trước để tạo nên hiện trạng không thể đảo ngược; đồng thời, đẩy mạnh các biện pháp nhằm kiểm soát thực tế, theo hướng chính thức các vùng biển mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền. Sự kiện ngày 2-5-2014, Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan HYSY- 981 vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và hiện đang xây cất đảo nhân tạo chính là hành động liều lĩnh thay đổi luật chơi hết sức kịch tính, tiến thêm một bước trong hiện thực hóa đường lưỡi bị cũng như chiến lược khai thác dầu khí, ngày càng coi thường dư luận và luật pháp quốc tế. Xây dựng các đảo nhân tạo và căn cứ quân sự ở Trường Sa (Gạc Ma và Chữ Thập), Trung Quốc nhằm kết nối những đảo này với căn cứ hải quân Du Lâm (Hải Nam) và Tam Sa (Hoàng Sa) (căn cứ Du Lâm chỉ cách đặc khu kinh tế Vũng Áng hơn 350km, nơi có hơn 7.000 cơng nhân Trung Quốc làm việc); đồng thời ghép nối với dự án Đèo Hải Vân tạo ra một gọng kìm chiến lược khống chế và chia cắt 2 miền Bắc, Nam hình thành một tam giác quân sự cả từ hướng biển và đất liền hết sức nguy hiểm đối với Việt Nam.
Trong tình thế hiện nay, trước lằn ranh mỏng mảnh của an - nguy, Việt Nam phải ln có đầu óc thực tế, có cái nhìn tỉnh táo đối với từng diễn biến và thái độ của Trung Quốc, của các nước liên quan, nắm bắt những mâu thuẫn, cũng như lợi ích trong các quan hệ quốc tế chủ đạo của khu vực.
Chính phủ Việt Nam thơng qua giao thiệp của Bộ Ngoại giao đã kiên quyết, liên tực phản đối việc xâm phạm chủ quyền Việt Nam của phía Trung Quốc. Quan điểm nhất quán của Việt Nam là mọi hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa của Việt Nam mà không được Việt Nam cho phép là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, khơng có lợi cho hịa bình, ổn định, trật tự, an ninh, an tồn, tự do hàng không và hàng hải trên Biển Đông.
Bị bắt nạt, chèn lấn quá lâu đã đến lúc Việt Nam cần chứng tỏ bản lĩnh. Việt Nam cần xem việc đưa sự xâm phạm thơ bạo của Trung Quốc ra Tịa trọng tài. Tại hội thảo mới nhất về biển Đông tổ chức tại Hà Nội ngày 6/11/2019- được cho là cuộc Hội thảo lớn nhất về vấn đề này, với gần một phần ba là đại biểu quốc tế và có mặt hai trong số năm thẩm phán của Tòa trọng tài trong vụ kiện của Pilippines, vấn đề khởi kiện đã nhận được sự tán đồng cao của dư luận. Cũng phải để Trung Quốc hiểu rằng đây là một việc phải làm, vì sự lành mạnh hóa quan hệ quốc tế. Khơng quan trọng việc Trung Quốc có tham gia hay khơng. Hiệu ứng chắc chắn sẽ mạnh hơn rất nhiều nếu thêm một lần phán quyết của Tòa trọng tài được tuyên bố theo luật pháp quốc tế.
Ngày 30/3/2020, Việt Nam gửi LHQ Công hàm khẳng định chủ quyền của mình tại Hồng Sa và Trường Sa, phản bác các lập luận vô lý của Trung Quốc tại biển Đông. Ngày 17/4/2020, Trung Quốc gửi LHQ Công hàm đáp trả Cơng hàm của Việt Nam, trong đó có những lời lẽ hàm ý đe dọa sử dụng vũ lực. “Cuộc chiến công hàm” là một phần trong “Tam chủng Chiến Pháp” (Three Warfare Doctrine) của Trung Quốc, gồm tâm lý, pháp lý, tuyên truyền.
Công hàm của Việt Nam gửi LHQ ngày 30/3/2020 nhằm: phản biện các yêu sách của Trung Quốc vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam; khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa; khẳng định Luật Biển 1982 là cơ sở pháp lý duy nhất quy định phạm vi vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Bên cạnh đó, là một quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, phải đối mặt
với những căng thẳng thường xuyên do xung đột với các bên tranh chấp khác, đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam từ lâu đã ủng hộ việc thông qua Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), được kỳ vọng là bộ quy tắc mang tính ràng buộc về mặt pháp
lý, từ đó đóng vai trị nền tảng trong việc quản lý tranh chấp ở Biển Đông, thiết lập trật tự dựa trên luật pháp và duy trì hịa bình, ổn định trong khu vực.
Về đối ngoại, Việt Nam cần “tái cân bằng chiến lược”, để nâng cấp quan hệ với Mỹ lên đốic tác chiến lược, đồng thời tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện với các cường quốc khác trong “tứ giác kim cương” và khối EU. Có thể thấy một điều Mỹ là một nước lớn và là quốc gia duy nhất đã phản đối đích danh Trung Quốc trong các sự kiện ở bãi Tư Chính. Mỹ cũng có lợi ích to lớn ở biển Đơng. Nhưng chỉ những điều ấy thối chưa đủ, sự liên minh liên kết phải dựa trên sự tin cậy. Và
nếu được như thế, chắc chắn đó là sự hợp tác chiến lược. Trung Quốc càng gây sức ép với Việt Nam thì họ càng đẩy Việt Nam gần với Mỹ và phương Tây hơn.
Trong bối cảnh đó, cần coi trọng quan hệ với Nhật vì có tiềm lực và vai trị lớn hơn trong khu vực. Nhật Bản từng ủng hộ Trung Quốc khi Đặng Tiểu Bình đến Nhật, ngay trước khi Trung Quốc đánh Việt Nam 1979 của thủ tưởng Abe. Quan hệ giữa hai nước ổn định, gần như là đồng minh cho đến lúc này. Nhật Bản là quốc gia cấp nhiều vốn ODA cho Việt Nam nhất và cũng đặc biệt giúp Việt Nam xây dựng các cơ sở hạn tầng. Khơng có dấu hiệu gì, khơng có lý do gì để thấy rằng quan hệ thân thiết giữa hai nước có thể bị phá vỡ.
Xét từ chiều sau 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Liên Xô là đồng minh của Việt Nam. Trong vấn đề biển Đơng, Nga có lúc cũng nói là khơng quốc tế hóa sự tranh cấp trong khu vực. Nhưng nói chung, có thể thấy chính giới Nga, dư luận Nga ủng hộ Việt Nam, thông qua cách đưa tin trên các phương tiện truyền thông, hoặc các cuộc hội thảo ở Viện Hàn Lâm hay trường đại học. Chẳng hạn tiêu đề một bản tin của hãng TASS trong dịp xảy ra vụ Tư Chính: “Việt Nam kiên quyết đấu tranh trước bất cứ một hành vi nào xâm phạm chủ quyền”. Đặc biệt trong “bối cảnh Tư Chính”, ngày 17/7/2019 Nga cơng bố thư khen ngợi của Tổng thống Putin đối với giám đốc Rosne Việt Nam BV (Cơng ty con của tập đồn Rosneft) một động thái không chỉ được coi là khéo léo ủng hộ Việt Nam mà còn khẳng định quyền của Nga trong thăm dò, khai thác ở đây. Tại cuộc hội đàm với Tổng thống Putin (Sochi, ngày 6/9/2018) trong khi Tổng thống Nga nói rằng Moscow muốn thắt chặt hơn nữa quan hệ an ninh và quốc phịng với Hà Nội thì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết Việt Nam xem Nga là một trong đối tác quan trọng và đáng tin nhất.
Trung Quốc càng tăng cường bắt nạt các nước ASEAN để độc chiếm biển Đông như cái ao của họ, thì càng đẩy các nước ASEAN phải liên kết với nhau để đối phó với Trung Quốc, nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích sống cịn ở biển Đơng. Tuy nhiên quan hệ với ASEAN tuy quan trọng, nhưng vì họ đang bị Trung Quốc phân hóa và thao túng, nên vai trị cịn nhiều hạn chế.
Khơng có kẻ thù nào là vĩnh viễn, cũng như khơng có bạn bè nào vĩnh viễn chỉ có lợi ích quốc gia dân tộc là vĩnh viễn. Việt Nam cũng không bao giời muốn là kẻ thù của Trung Quốc. Hơn nữa dịng chính trong lịch sử cận đại giữa hai nước là ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên, tình thế quy định và đặt tên sự việc. Việt Nam muốn duy trì tình hữu nghị với Trung Quốc, nhưng để duy trì tình hữu nghị ấy mà phải đánh đổi lợi ích của dân tộc là điều khơng thể.