Những vi phạm, sai lầm trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội cướp giật tài sản và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai (Trang 61 - 65)

2015 đến năm 2020 Năm

2.4. Những vi phạm, sai lầm trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội cướp giật tài sản và nguyên nhân

đối vi tội cướp git tài sn và nguyên nhân

2.4.1. Những vi phạm, sai lầm trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội cướp giật tài sản và nguyên nhân đối với tội cướp giật tài sản và nguyên nhân

Tuy rằng, việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội cướp giật tài sảntại Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai không mắc phải những vi phạm, sai lầm đáng tiếc nào làm ảnh hưởng đến việc giải quyết khơng đúng vụ án hình sự đối với tội danh trên. Nhưng nhìn từ thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản tỉnh Đồng Nai thì vẫn tồn tại những vi phạm, sai lầm trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội phạm này.

1/ Định tội danh sai, thiếu chính xác:

+ Đối với định tội danh, vẫn còn nhiều vướng mắc trong xác định hành vi khách quan xảy ra trên thực tế dẫn đến định tội danh sai, đặc biệt là rất dễ nhầm lẫn từ tội cướp giật tài sản thành tội cướp tài sản và ngược lại do hai tội danh có nhiều điểm tương đồng ở các mặt: lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, mục đích tư lợi – chiếm đoạt tài sản và cùng có tính cơng khai khi thực hiện hành vi phạm tội.

Ví dụ: Khoảng 21 giờ 30 phút ngày 26/05/2019 Trần Thanh H và Nguyễn Văn T cùng trú tại phường Tân Vạn, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đang đi bộ trên đường thì thấy em Phạm Minh D đi cùng chiều và có cầm điện thoại nên H rủ T giật điện thoại của em D; T đồng ý. H xông đến gần em D giật lấy điện thoại và do bị tấn công bất ngờ nên em D phản ứng là giằng lại. Trước tình hình đó, T đã xông vào và hỗ trợ H giật lấy điện thoại rồi cả haibỏ chạy. Sau khi chiếm đoạt được điện thoại, T và H đem điện thoại bán và lấy tiền chia nhau xài. Ngày hôm sau, em D đến Cơng an phường trình báo sự việc. H và T bị bắt và đưa ra xét xử. Căn cứ đầy đủ các chứng cứ, tình tiết vụ án, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa thụ lý hồ sơ và tiến hành xét xử sơ thẩmvụ án đối với hai bị cáo Trần Thanh H và Nguyễn Văn T; kết thúc phiên tòa xét xử bị cáo T bị tuyên phạt theo Điểm a Khoản 2 Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội “cướp tài sản” và mức hình phạt phải chịu là 05 năm tù. Sau đó, do khơng đồng tình với bản án trên và cảm thấy phán quyết của Tòa án là chưa hợp lý nên bị cáo Nguyễn Văn T đã làm đơn kháng cáo xin xét xử lại bản án sơ thẩm với lý do bị cáo khơng đồng ý khi Tịa án cấp sơ thẩm định tội danh “cướp tài sản” mà cho rằng mình chỉ phạm tội “Cướp giật tài sản”. Tòa án tỉnh Đồng Nai đã mở phiên tòa phúc thẩm và cho rằng việc kháng cào của bị cáo là hợp lý vì T và H trong lúc đi dạo tình cờ thấy em D có mang điện thoại nên mới nảy sinh ý định giật điện thoại chứ khơng hề có kế hoạch cướp điện thoại trướcđó. Đồng thời khi thực hiện hành vi, bị cáo cũng không đe dọa hay dùng vũ lực gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của bị hại. Sau khi giật được điện thoại thì ngay lập tức bỏ chạy. Qua xem xét các tình tiết, chứng cứ cùng lời khai của bị cáo, bị hại và những người liên quan. Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của bị cáo và tuyên phạt T 03 (ba) năm tù về tội “Cướp giật tài sản" theo khoản 1 Điều 171 của Bộ luật hình sự 2015. Tịa án nhân dân thành phố Biên Hòa khi xét xử sơ thẩm vụ án trên cho thấy Hội đồng xét xử đã khơng đánh giá đúng

tính chất hành vi khách quan của bị cáo nên dẫn đến việc phán quyết tội danh khơng đúng, thiếu chính xác và như vậy hình phạt dành cho bị cáo là khơng hợp lý, khơng đảm bảo tính cơng bằng trong áp dụng pháp luật hình sự. Về mặt lý luận, sai lầm này có thể được hiểu là trường hợp một người thực hiện một tội phạm nhất định nhưng cơ quan tiến hành tố tụng lại cho rằng hành vi mà người đó thực hiệnlại phù hợp với cấu thành tội phạm khác.

+ Một vấn đề cũng thường hay xảy ra trong định tội danh cướp giật tài sản là việc đánh giá và áp dụng khơng chính xác các tình tiết định khung tăng nặng. Đặc biệt trong trường hợp tội phạm là người chưa thành niên, trường hợp hành hung để tẩu thoát, trường hợp tái phạm nguy hiểm hoặc xác định chưa chính xác hành vi dùng thủ đoạn nguy hiểm.

Ví dụ sau đây chứng minh cho việc xác định chưa chính xác hành vi dùng thủ đoạn nguy hiểm: Trịnh Minh Tiến, cư trú huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai; có 02 tiền án “Cướp giật tài sản”. Vào khoảng 21 giờ 25 phút ngày 31/8/2016, Trịnh Minh Tiến điều khiển xe mơ tơ thì thấy chị Vũ Thị Ngọc Ánh đang ngồi trên lan can hiên nhà tay cầm điện thoại di động nên Tiến nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản. Tiến điều khiển xe áp sát chỗ chị Ánh đang ngồi và dùng tay giật chiếc điện thoại trên tay chị Ánh rồi điều khiển xe mô tô bỏ chạy và bị té ngã, chị Ánh cùng quần chúng nhân dân truy đuổi bắt giữ và bị Viện kiểm sát nhân dân huyện Thống Nhất truy tố bị cáo Trịnh Minh Tiến về tội:“Cướp giật tài sản” theo điểm d, i khoản 2 Điều 171 Bộ luật hình sự 2015. Qua xem xét, thẩm tra hồ sơ, chứng cứ cùng các tình tiết của vụ án, lời khai của người tham gia tố tụng, q trình tranh luận tại phiên tịa thì nhận thấy hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm sở hữu tài sản của cơng dân, bị cáo đã có 02 tiền án về tội cướp giật tài sản nhưng chưa được xóa án tích lại tiếp tục cố ý phạm tội cướp giật tài sản nên thuộc trường hợp “tái phạm nguy hiểm” thuộc tình tiết định khung hình phạt tại điểm i khoản 2 Điều 171 Bộ luật hình sự 2015 là đúng. Tuy nhiên bị cáo bị truy tố tại điểm d

khoản 2 Điều 171 Bộ luật hình sự 2015 “dùng thủ đoạn nguy hiểm” là khơng chính xác bởi lẽ mặc dù bị cáo có sử dụng xe mơ tô để tiếp cận bị hại nhưng khi thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo đã dựng xe, đi bộ để cướp giật điện thoại của bị hại là không đủ cơ sở xác định bị cáo “dùng thủ đoạn nguy hiểm”. Có thể thấy trong vụ án này, Viện Kiểm sát đã xác định khơng đúng những tình tiết định khung tăng nặng, hiểu sai điều luật dẫn đến việc truy tốtội danh cho người phạm tội khơng chính xác. Nếu không kịp thời phát hiện, khắc phục, sửa chữa thì đây là một vi phạm nghiêm trọng trong áp dụng đúng pháp luật.

+ Ngoài ra, trong một vài trường hợp bỏ quên một số tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự; vận dụng khơng đúng tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc đơi khi thiếu sót trong áp dụng các căn cứ quyết định hình phạt khi xem xét, cân nhắc về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Vụ án xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai ngày 05/10/2018 là một ví dụ: Bị cáo Trần Chí Cường, sinh ngày 13/2/2000, cư trú tại Biên Hịa bị nhóm bạn là Hòa, Chiêu, Lập rủ đi cướp giật điện thoại của chị Anh đang nằm võng trước hiên nhà, sau đó bán tài sản và chia nhau tiêu xài. Cường bị Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa xử phạt 10 tháng tù về tội “Cướp giật tài sản” với vai trò đồng phạm theo Khoản 1 Điều 171 Bộ luật hình sự 2015. Khơng đồng ý với phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm, Cường kháng cáo và tại phiên tòa phúc thẩm nhận định bị cáo là người bị rủ rê đi “cướp giật tài sản”, đồng thời khi thực hiện hành vi phạm tội Cường cũng chỉ đứng bên ngồi, khơng trực tiếp cướp giật tài sản của người bị hại, hơn nữa khi đó Cường chưa đủ 18 tuổi nên nhận thức xã hội và pháp luật có phần hạn chế. Tổng hợp nhiều tình tiết giảm nhẹ tại điểm h, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 và phù hợp quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 nên Tòa án cấp tỉnh Đồng Nai đã chấp

nhận kháng cáo của bị cáo và tuyên phạt bị cáo Trần Chí Cường 10 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Cướp giật tài sản”. Từ tình tiết của vụ án, có thể thấy Tịa án cấp sơ thẩm đã bỏ sót tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với từng người phạm tội trong trường hợp phạm tội có tính chất đồng phạm để áp dụng chung cho tất cả những người phạm tội và kết quả là quyết định hình phạt khơng chính xác.

2/ Quyết định hình phạt khơng đúng, khơng hợp lý:

Từ những sai lầm, thiếu sót trong định tội danh sai ở trên rất dễ dẫn đến mức hình phạt được quyết định dành cho người phạm tội là không đúng, thiếu sức thuyết phục, không bảo đảm yêu cầu về nguyên tắc quyết định hình phạt, ảnh hưởng đến định hướng cải tạo, giáo dục người phạm tội, giảm lòng tin của nhân dân vào cơng lý, vào Tịa án, vào Nhà nước.

Chẳng hạn với ví dụ bị cáo Thuận ở trên đã bị Tòa án cấp sơ thẩm định tội “Cướp tài sản” nên chịu mức hình phạt là 5 năm tù; sau khi kháng án, Tòa án cấp phúc thẩm đã tiến hành xét xử và định lại tội danh “Cướp giật tài sản” nên tuyên phạt 3 năm tù.

Trong trường hợp định tội danh thiếu chính xác, khơng đúng sẽ dẫn đến hậu quả là quyết định hình phạt sai, khơng phù hợp với tình tiết, sự thật khách quan của vụ án và như vậy bản án sẽ thiếu tính thuyết phục, đơi khi xử oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm, hình phạt áp dụng có thể sẽnhẹ hoặc nặng hơn so với hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội. Những bản án sai phạm, khơng hợp lý, hợp tình sẽ xâm phạm đến những quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ của cơng dân, từ đó ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan tư pháp và cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)