Tiếp tục hồn thiện pháp luật hình sự

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai (Trang 74 - 76)

2015 đến năm 2020 Năm

3.2.1. Tiếp tục hồn thiện pháp luật hình sự

Qua quá trình áp dụng pháp luật hình sự cho thấy, các quy định pháp luậthình sự về hình phạt ngày càng được hồn thiện và ln không ngừng đổi mới theo hướng thể hiện rõ tư tưởng, chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta đối với người phạm tội, đồng thời vẫn bảo đảm hiệu quả răn đe, phòng chống vàngăn ngừa tội phạm, đảm bảo kỷcương, nghiêm minh của pháp luật hình sự. Tuy nhiên, từ những vi phạm, sai lầm trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội cướp giật tài sản cùng nguyên nhân đã phân tích ở phần trên cho thấy vẫn cịn một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng thống nhất các quy định pháp luật và các văn bản hướng dẫn đối với tội cướp giật tài sản. Vì vậy, cần tiếp tục hồn thiện Bộ luật hình sự vì đây là bộ luật nền tảng cho việc áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản, đồng thời ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, chi tiết.

* Cần mô tả, quy định chi tiết rõ hơn về các dấu hiệu cơ bản của cấu thành tội phạm đối với tội cướp giật tài sản. Thực tiễn những năm gần đây, tội cướp giật tài sản có xu hướng gia tăng, người phạm tội có độ tuổi ngày càng

trẻ hóa, hành vi ngày càng manh động, liều lĩnh và táo bạo. Hướng tới việc xử lý triệt để đối với tội phạm này thì ngồi việc nhận thức đúng đắn những vấn đề lý luận chung cũng cần có những quy định chi tiết, mơ tả hành vi khách quan như cơng khai, bất ngờ, nhanh chóng tẩu thốt của loại tội phạm này một cách rõ nét hơn để tránh nhầm lẫn nhiều cách hiểu khác nhau khi định tội danh. Thiết nghĩ sẽ là hợp lý hơn, nếu nhà làm luật quy định hành vi cướp giật tài sản tại Điều 171 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 bằng cách mơ tả hành vi chi tiết, cụ thể và có các văn bản hướng dẫn rõ ràng để tránh sự nhầm lẫn, thậm chí là vi phạm, sai lầm trong định tội danh tội cướp giật tài sản do nhầm lẫn với hành vi của các tội danh khác.

* Cần có sự hướng dẫn rõ hơn về chuyển hóa từ tội cướp giật tài sản sang tội cướp tài sản cũng như phân biệt với tình tiết “Hành hung để tẩu thoát”. Tuyrằng vấn đề này đã được hướng dẫn tại mục 6.2 phần I của Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chươngXIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự năm 1999 trong khi hiện tại đang áp dụng Bộ luật hình sự năm 2015. Do dó, cần thiết phải thay thế thông tư mới cho phù hợp với quy định tại BLHS năm 2015, trong đó hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, tránh chồng chéo, đồng thời có sự tổng hợp và kế thừa nhữngnội dung đúng, phù hợp từ văn bản cũ.

* Nhà làm luật cần ban hành các văn bản hướng dẫn, giải thích các dấu hiệu pháp lý, mô tả rõ ràng, cụ thể hơn trong hành vi nhằm phân biệt tội cướp giật tài sản với một số tội có tính chất tương đồng như tội trộm cắp tài sản (Điều 173), tội công nhiêm chiếm đoạt tài sản (Điều 172) vì giữa các cơ quan tiếnhành tố tụng thường có các quan điểm khác nhau về định tội danh đối với các tội này và rất dễ nhầm lẫn vối tội Cướp giật tài sản (Điều 171).

* Bên cạnh đó, việc ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể để áp dụng thống nhất tình tiết “Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn, xã hội” quy định tại Điểm h Khoản 2 Điều 171 Bộ luật hình sự 2015 cũng là cần thiết. * Đối với hình phạt bổ sung quy định đối với tội cướp giật tài sản thường khơng được áp dụng vì bị xem là “hình phạt phụ” và mang tính tùy nghi chưa mang tính bắt buộc, là lý do dẫn đến cường độ áp dụng loại hình phạt này trong thực tiễn xét xử còn hạn chế, chưa đáp ứng được mong muốn của nhà lập pháp.

* Đối với khung hình phạt tăng nặng: Kiến nghị nhà làm luật cần hoàn thiện quy định về tội cướp giật tài sản tại Khoản 4 Điều 171 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 “phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân” theo những tình tiết định khung tăng nặng phân hóa chi tiết thành trường hợp nào phải chịu hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; những tình tiết định khung tăng nặng nào phải chịu hình phạt tù chung thân.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)