2015 đến năm 2020 Năm
3.2.2 Nâng cao khả năng, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của các cơ quan áp dụng pháp luật hình sự đối với tộ
đức nghề nghiệp của các cơ quan áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản
Trong những năm qua, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân đã có nhiều cố gắng, từng bước khắc phục khó khăn, không ngừng nỗ lực tăng cường, triển khai nhiều biện pháp đem lại hiệu quả khả quan khi thực hiện nhiệm vụ được giao, kiểm soát và kiềm hãm sự gia tăng tội phạm hình sự, đóng góp to lớn trong cơng cuộc giữ vững an ninh chính trị nước nhà và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sự về cơbản, các Cơ quan tiến hành tố tụng tuân thủ đúng quy định của pháp luật, hạn chế sai phạm, án oan, tạo chuyển biến tích cực khi thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ quyền con người, tôn trọng quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 đề ra. Đa phần đội ngũ cán bộ khi thực hiện
cơng tác tư pháp ln có tinh thần trách nhiệm, tận tâm với cơng việc, tích cực giải quyết nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy tình hình tội phạm hình sự nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng hiện nay diễn biến ngày càng phức tạp, thủ đoạn, hành vi phạm tội ngày càng tinh vi, nguy hiểm, do đó cần phải có một đội ngũ cán bộ áp dụng pháp luật thật chuyên nghiệp, có trình độ chun mơn, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức chính trị và việc đào tạo, nâng cao các yêu cầu đó là vơ cùng cần thiết và cấp bách.
* Đối với Cơ quan điều tra – Điều tra viên :
Trong hoạt động nghiệp vụ của mình đối với tội cướp giật tài sản, điều tra viên cần đảm bảo sự thận trọng cần thiết khi tiến hành các hoạt động điều tra, tuân thủ các quy định pháp luật, thủ tục tố tụng, tạo sự tin tưởng cho quần chúng nhân dân, tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can khi chứng cứ đã thuyết phục. Điều tra viên phải khiêm tốn, đúng mực, có thái độ tơn trọng, lắng nghe các ý kiến từ phíangười bị buộc tội. Bên cạnh đó, việc điều tra phải tranh thủ được sự ủng hộ của dư luận cũng như các phương tiện thông tin đại chúng trên cơ sở thông tin kháchquan, tin cậy.
Nâng cao chất lượng và kĩ năng của đội ngũ cán bộ điều tra viên; chủ động phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nhằm quán triệt các quy định mới của pháp luật về hoạt động của cơ quan tư pháp, nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng sử dụng vũ khí, cơng cụ hỗ trợ theo thẩm quyền, kỹ năng sử dụng phương tiện ghi âm, ghi hình… cho Điều tra viên.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục tăng cường đào tạo chuyên môn, tập huấn nghiệp vụ, hướng dẫn các kỹ năng cho điều tra viên, cán bộ điều tra nhằm đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng lâu dài. Luôn luôn tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ Điều tra viên nâng cao nghiệp vụ, trình độ chun mơn, tăng cường kinh nghiệm điều tra đối với loại tội phạm này; đồng thời trao đổi
thông tin, nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm điều tra từ các nước phát triển trên thế giới.
Ngoài ra, việc bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho điều tra viên, cán bộ điều tra cũng là một nội dung quan trọng quán triệt tư tưởng điều tra dựa trên những chứng cứ có cơ sở, tránh lạm dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai quy định, trái pháp luật.
* Đối với Viện kiểm sát - Kiểm sát viên:
Viện kiểm sát cần liên kết, phối hợp chặt chẽvới Cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân thực hiện tốt công tác áp dụng pháp luật, kịp thời kết hợp với Cơ quan điều tra thu thập chứng cứ, đánh giá các tình tiết phạm tội một cách khách quan, đầy đủ, toàn diện ngay khi tiếp nhận, thụ lý vụ án; từ đó phân loại các chứng cứ, giải quyết, xử lý các nguồn tin về tội phạm, xem xét các chứng cứ buộc tội cũng như đánh giá chứng cứ có lợi cho việc gỡ tội, thận trọng xem xét việc phê chuẩn các lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra có đúng theo trình tự quy định pháp luật.
Kiểm sát viên cũng cần chủ động phối hợp cùng với Điều tra viên tìm hiểu, xác minh, đánh giá các tài liệu, hồ sơ của vụ án cướp giật tài sản. Đối với các vụ án có tình tiết phức tạp, khó xác định cấu thành tội phạm cần xác minh, bổ sung chứng cứ định hướng tội danh theo quy định pháp luật hoặc các văn bản hướng dẫn cụ thể, thực hiện tốt chức năng công tố ngay từ khi được phân công kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết vụ án.
+ Khi được phân công thực hiện quyền công tố trong vụ án cướp giật tài sản, kiểm sát viên cần có ý thức tinh thần trách nhiệm công việc, luôn định hướng bản thân là người bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật ngay từ giai đoạn khởi tố, điều tra. Thông qua việc nghiên cứu kỹ, nắm vững các chứng cứ, tình tiết của vụ án để xác định đúng tội danh cho người phạm tội, tránh những nhầm lẫn, sai phạm đáng tiếc xảy ra.
+ Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho kiểm sát viên cần có các kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho các kiểm sát viên. Kiểm sát viên phải tích cực học tập, nghiên cứu và nắm chắc lý luận về tội phạm, các văn bản luật và các văn bản khác có liên quan về xử lý các tội phạm cụ thể. Đồng thời phải rèn luyện kỹ năng tư duy tổng hợp, phân tích đánh giá và xây dựng văn bản để nâng cao hơn nữa chất lượng văn bản yêu cầu điều tra.
* Đối với Tòa án - Thẩm phán:
+ Nâng cao công tác tổng kết, báo cáo hoạt động áp dụng pháp luật theo từng chủ đề và trong một thời gian nhất định tại các cơ quan Toà án nhằm đúc kết các kinh nghiệm trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự như hệ thốngcác bản án, những quyết định áp dụng pháp luật đúng đắn, mang tính chuẩn mực để toàn ngành nghiên cứu, học tập; đồng thời lưu lại những bản án, những quyết định áp dụng pháp luật đã cơng bố chưa chính xác, chưa hợp lý, còn vướng mắc sai lầm trong việc xem xét, nghiên cứu, đánh giá chứng cứhoặc việc lựa chọn các quy phạm pháp luật chưa chuẩn xác dẫn đến bản án chưa thật sự thỏa đáng để rút kinh nghiệm, tránh lập lại. Ngồi ra trong cơng tác tổng kết báo cáo cũng cần đưa ra những đánh giá, những vấn đề về tính phù hợp giữa thực tiễn áp dụng pháp luật và các quy phạm pháp luật đã ban hành: trong đó những quy phạm pháp luật phù hợp với thực tiễn có tác dụng phát huy tốt; những quy phạm pháp luật chưa phù hợp còn mang đặc điểm chung chung, khái qt, trừu tượng và khó thích ứng khi áp dụng; hoặc những quy phạm pháp luật quy định quá cứng nhắc không phù hợp với yêu cầu khi áp dụng vào thực tiễn cuộc sống xã hội. Từ đó, đề xuất những kiến nghị đến các nhà làm luật xem xét, bổ sung, sửa đổi, hoặc nếu khơng hợp lý thì nên huỷ bỏ, nếu q chung chung thì cần giải thích, hướng dẫn cụ thể, thống nhấtnhững quy phạm pháp luật, tránh gây nhầm lẫn và ngày càng nâng cao tính hiệu quả, bảo đảm tính khả thi khi áp dụngcác văn bản pháp luật.
+ Hướng tới việc đảm bảo chất lượng xét xử của Tịa án ngày càng tốt hơn thì phải khơng ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên mơn, lý luận chính trị cho đội ngũ Thẩm phán cùng Hội thẩm nhân dân, không chỉ đủ về số lượng mà còn xây dựng và phát triển về chất lượng, song song đó nâng cao bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ Thư ký, Thẩm tra viên, chuyên viên sẳn sàng đáp ứng đầy đủ nguồn nhân lực trong tương lai.
+ Toà án các cấp cần tạo điều kiện thuận lợi cho Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ, đồng thời bố trí Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử khi đã được nghiên cứu hồ sơ, chủ động phối hợp với Hội thẩm nhân dân tham gia vụ án phù hợp với chun mơn và có sự phối hợp tốt để Hội thẩm dân là đại diện cho nhân dân nhưng vẫn bảo đảm được hoạt động của Toà án được thuận lợi.
+ Việc tổ chức, đánh giá sau mỗi phiên tòa để đưa ra kinh nghiệm là biện pháp giúp thẩm phán thấy được những sai sót khiếm khuyết trong thực thi nhiệm vụ, phịng ngừa những vi phạm và kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế.
+ Kiểm tra trình độ chun mơn, nghiệp vụ thường xun bằng việc kết hợp giữa tự kiểm tra hoặc kiểm tra giữa các cấp Tòa án. Đồng thời lập kế hoạch kiểm tra theo thẩm quyền và khi kết thúc đợt kiểm tra sẽ tổ chức họp để đề xuất, kiến nghị những vấn đề còn vướng mắc, thiết sót.
Đồng thời, tăng cường hơn nữa trách nhiệm, sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đối với những người làm công tác đấu tranh chống tội phạm, đổi mới phương thức tổ chức chỉ đạo, điều hành và thủ tục hành chính - tư pháp trong các tòa án theo hướng nhanh, gọn, hiệu quả và thuận lợi cho công dân; cải tiến phương pháp và lề lối làm việc, đề cao chế độ trách nhiệm của đội ngũ cán bộ. Đồng thời xây dựng đội ngũ làm công tác tiến hành tố tụng ngày càng trong sạch và vững mạnh; đảm bảo đáp ứng về số lượng cũng như phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị cùng trình độ chun mơn, năng lực nghiệp
vụthật tốt. Ngày càng kiện tồn cơng tác báo cáo, tổng kết thực tiễn trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử, quan trọng nhất là công tác định tội danh đúng và áp dụng thống nhất các văn bản pháp luật nhằm kịp thời giải đáp các khó khăn, vướng mắt trong q trình tiến hành tố tụng. Bên cạnh đó tăng cường sự phối hợp chặt chẽ hoạt động của tòa án cùng các cơ quan bảo vệ pháp luật hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật.