Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

Một phần của tài liệu Bài tập lớn Pháp luật kinh doanh quốc tế Đề tài Hợp đồng bảo hiểm FTU (Trang 44 - 48)

I. Các nội dung cơ bản

4. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

4.1. Khái niệm

Loại trừ bảo hiểm là việc loại trừ những trường hợp, sự kiện, sự cố mang tính chất chủ quan như vi phạm pháp luật, vi phạm cam kết, ... thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ khơng phải bồi thường. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm thường là những loại trừ về những rủi ro mang tính thảm hoạ lớn, những rủi ro chỉ được bảo

hiểm trong điều kiện đặc biệt, những sự kiện sự cố mang tính chất chủ quản vi phạm pháp luật, vi phạm cam kết thì doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi

thường.

Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm còn là điều khoản thu hẹp phạm vi bảo hiểm hay nói một cách khác là giảm bớt trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm nếu xảy ra những quy định được loại trừ này

4.2. Những rủi ro không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm

Điều khoản loại trừ được đặt ra nhằm mục đích cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm từ chối bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm (còn gọi là giải quyết quyền lợi bảo hiểm) trong trường hợp bên mua bảo hiểm có ý định trục lợi bảo hiểm bằng

những hành vi cố ý. Nói cách khác là doanh nghiệp bảo hiểm không phải thực hiện

nghĩa vụ “bảo hiểm” khi chứng minh được khách hàng đã lừa dối mình để thu lợi bất chính từ việc mua bảo hiểm.

Bên cạnh đó, điều khoản loại trừ còn cho phép doanh nghiệp bảo hiểm từ chối trả tiền bảo hiểm trong những trường hợp đi ngược lại với đạo lý xã hội, nhằm đảm bảo các giá trị nhân văn, bảo vệ các giá trị đạo đức tốt đẹp của con người.

Ví dụ điển hình cho trường hợp này là người được bảo hiểm chết do bị kết án và chịu hình phạt tử hình vì đã có hành vi phạm tội “cố ý giết người”. Trong trường hợp này, không chỉ dư luận xã hội lên án mà pháp luật của nhiều nước đều cho phép doanh nghiệp bảo hiểm quyền từ chối trả tiền bảo hiểm tử vong bởi cái chết của người được bảo hiểm là hậu quả của một hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, đi ngược lại chuẩn mực đạo đức xã hội.

Điều khoản loại trừ cũng có thể bao gồm việc từ chối trả tiền bảo hiểm trong những trường hợp có thảm hoạ, có thể gây tổn thất trên diện rộng và làm mất khả năng thanh tốn của doanh nghiệp bảo hiểm.

Ngồi những phạm vi loại trừ như trên, các doanh nghiệp bảo hiểm cịn có thể áp dụng điều khoản loại trừ đối với các trường hợp như: chiến tranh, nội chiến, bạo

động, nổi loạn, các hoạt động thể thao nguy hiểm, ảnh hưởng của rượu, bia, ma tuý, các sở thích nguy hiểm, bệnh tật, tàn tật có sẵn, …

4.3. Các quy định pháp luật về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 16, Luật kinh doanh bảo hiểm được sửa đổi và bổ sung vào năm 2000, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm được quy định như sau:

“1. Định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

2. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng.

3. Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau đây: a) Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vơ ý;

b) Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.”

Điều 39, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi năm 2010 cũng đã quy định các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không cần chi trả tiền bảo hiểm như sau:

“1. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:

- Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực;

- Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;

2. Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

3. Trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc tồn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan; nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.”

Tóm lại, việc quy định điều khoản loại trừ xuất phát từ những lý do sau:

- Bảo vệ các giá trị đạo đức, trật tự xã hội cần được thừa nhận và bảo vệ;

- Bảo vệ doanh nghiệp khỏi việc mất khả năng thanh toán do những rủi ro gây thiệt hại lớn, trên diện rộng và khơng có quy luật rõ ràng. Việc bảo vệ doanh

nghiệp khỏi trường hợp mất khả năng thanh tốn cũng chính là bảo vệ quyền lợi của khách hàng;

- Đảm bảo sự cơng bằng giữa mức phí đóng và quyền lợi được nhận đồng thời đảm bảo mức phí hợp lý (khơng q cao), giúp nhiều người có thể tham gia bảo hiểm.

5. Thời hạn bảo hiểm

5.1. Khái niệm về thời hạn bảo hiểm

Thời hạn bảo hiểm là khoảng thời gian được xác định theo hợp đồng bảo hiểm mà trong khoảng thời gian đó, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Thời hạn bảo hiểm có thể được tính theo ngày hoặc có thể được tính theo sự kiện. Nếu tính theo ngày thì thời điểm bắt đầu của thời hạn bảo hiểm được tính từ 0 giờ của ngày bảo hiểm đầu tiên theo dương lịch (ngày tiếp theo ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực). Nếu được tính theo sự kiện thì thời điểm bắt đầu của thời hạn bảo hiểm chính là thời điểm bắt đầu của sự kiện, chẳng hạn bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển tính riêng cho từng chuyến thì thời hạn bảo hiểm được tính kể từ khi tầu được nhổ neo từ cảng đầu tiên.

5.2. Phân tích về thời hạn bảo hiểm

Thơng thường, thời hạn bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm tài sản là một năm. Thời hạn bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc suốt đời. Thời hạn bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm thiệt hại khác như: bảo hiểm cơng trình xây dựng, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, bảo hiểm hành khách thường được xác định theo lộ trình cơng việc đó. Thường thì thời hạn bảo hiểm sẽ trùng với thời hạn của hợp đồng bảo hiểm nên việc xác định thời điểm bắt đầu cũng như thời điểm kết thúc của thời hạn bảo hiểm cũng theo nguyên tắc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp tuy cũng trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng nhưng chỉ những thiệt hại nào được coi là sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời

thường thiệt hại cho người được bảo hiểm, trong các trường hợp này thì thời hạn bảo hiểm sẽ tính theo thời gian diễn ra sự kiện (thời gian bắt đầu xảy ra sự kiện và thời gian kết thúc sự kiện được bảo hiểm). Ví dụ: Thời hạn có hiệu lực của một hợp đồng bảo hiểm cơng trình xây dựng được tính theo thời hạn thi cơng thì mặc dù hợp đồng bảo hiểm đó có hiệu lực kể từ khi hợp đồng được giao kết và bên tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm nhưng thời điểm bắt đầu của thời hạn bảo hiểm chỉ tính kể từ khi cơng trình đó được khởi cơng xây dựng.

Như vậy, cần phải xác định rằng có nhiều hợp đồng bảo hiểm mà trong đó, thời hạn bảo hiểm chỉ là một hoặc những khoảng thời gian nằm trong khoảng thời gian có hiệu lực của hợp đồng. Do vậy, trong những trường hợp thời hạn bảo hiểm khác với thời hạn có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm thì trong hợp đồng bảo hiểm đó phải ghi rõ thời hạn bảo hiểm (thường được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm về các khoảng thời gian không được bảo hiểm) hoặc thời hạn bảo hiểm phải được xác định theo các quy định khác của pháp luật.

Kết luận:

Từ các vấn đề nêu trên, chúng ta càng thấy rõ rằng thời hạn bảo hiểm là căn cứ để xác định một rủi ro, thiệt hại được coi là một sự kiện được bảo hiểm. Vì thế, việc xác định chính xác thời hạn bảo hiểm có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định quyền được hưởng bảo hiểm hay không của người được bảo hiểm đồng thời cũng là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Bài tập lớn Pháp luật kinh doanh quốc tế Đề tài Hợp đồng bảo hiểm FTU (Trang 44 - 48)