Thời hạn thực hiện trách nhiệm hợp đồng bảo hiểm

Một phần của tài liệu Bài tập lớn Pháp luật kinh doanh quốc tế Đề tài Hợp đồng bảo hiểm FTU (Trang 50)

1. Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm

Căn cứ theo điều 15, được quy định trong văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phịng Quốc hội ban hành có nội dung như sau:

“Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi có một trong những trường hợp sau đây: 1. Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm;

2. Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm;

3. Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.”

Trong trường hợp 2 trên đây, hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực nhưng thời điểm này khác hoàn toàn với việc phát sinh trách nhiệm bảo hiểm. Chẳng hạn như tùy theo thỏa thuận của đôi bên,

thời gian nhất định kể từ khi ký hợp đồng. Tùy từng loại bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm phải đóng tồn bộ phí bảo hiểm trong một lần trước khi bên bảo hiểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm. Hay bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm vào định kỳ đầu tiên trước khi được cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm và phải tiếp tục đóng phí của các kỳ sau theo đúng định kỳ. Ở đây thời điểm thực hiện trách nhiệm hợp đồng linh hoạt dựa theo loại bảo hiểm (người mua bảo hiểm thực hiện trách nhiệm 1 lần hoặc theo tháng, theo quý, định kỳ). Như vậy, thời điểm hợp đồng có hiệu lực và thời điểm người mua bảo hiểm thực hiện trách nhiệm hợp đồng là hai thời điểm khác nhau.

Tóm lại, có thể khẳng định, thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành.

2. Thời điểm kết thúc trách nhiệm bảo hiểm

Trong trường hợp nếu sau khi ký hợp đồng và đã hết thời gian thỏa thuận về việc nộp phí mà người tham gia bảo hiểm vẫn khơng nộp phí bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền tiếp tục gia hạn nhất định. Hết thời gian đó nếu người tham gia vẫn tiếp tục khơng nộp phí bảo hiểm thì bảo hiểm đó đương nhiên chấm dứt hiệu lực. Kéo theo đó, nếu hợp đồng đã được ký kết, có hiệu lực nhưng người mua bảo hiểm khơng nộp phí bảo hiểm như trường hợp ở trên thì khơng thể phát sinh trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm được. Bởi vốn dĩ hợp đồng bảo hiểm mang tính song vụ, đơi bên đều có quyền và nghĩa vụ hợp tác với nhau thì hợp đồng mới có tác dụng. Phân tích rõ ràng hơn thì do bản chất kinh tế của phí bảo hiểm là khoản tiền mà người mua bảo hiểm đóng góp vào quỹ bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm chi trả bảo hiểm cho người mua bảo hiểm trước đó. Khoản phí bảo hiểm mà người mua nộp vào sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm chi trả lại cho người mua khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Do vậy, nếu người mua bảo hiểm chưa đóng phí, thì khơng có cơ sở kinh tế để doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm hợp đồng.

1. Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm

Hủy bỏ hợp đồng là trường hợp khi một bên vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định thì bên cịn lại có quyền xóa bỏ việc thực hiện hợp đồng và yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại. Điều 425 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định:

“1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi

thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

2. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu khơng thơng báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

3. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng khơng có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu khơng hồn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền.

4. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ phải bồi thường thiệt hại.”

Nói chung, huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm là hành vi pháp luật của các bên, theo đó hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt trước thời hạn.

Các trường hợp hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm không được quy định trong các văn bản pháp luật Việt Nam về lĩnh vực bảo hiểm, sự điều chỉnh của pháp luật đối với hợp đồng này cũng dựa trên Bộ luật dân sự, tuy nhiên, hợp đồng bảo hiểm thực sự có những đặc trưng riêng, mà việc áp dụng đó đơi khi chưa thực sự hợp lý và cần thiết. Hơn nữa, hợp đồng bảo hiểm có nhiều loại, bao gồm hợp đồng bảo hiểm con người; hợp đồng bảo hiểm tài sản; hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, theo đó, mỗi loại hợp đồng sẽ có các trường hợp hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm riêng. Nhưng phải nói rằng, thực tế hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm ít khi xảy ra.

Trong Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, tại Khoản 2, Điều 34 có quy định rằng: “Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo

được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm và hồn trả số phí bảo hiểm đã đóng cho bên mua bảo hiểm sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực từ hai năm trở lên thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm”. Đây là quy định duy nhất về trường hợp hủy bỏ hợp

đồng đối với bảo hiểm nhân thọ và quyền hủy bỏ thuộc về doanh nghiệp bảo hiểm mà không phải là người mua bảo hiểm. Bản thân người mua bảo hiểm khi hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm thực sự phải gánh chịu rất nhiều các bất lợi, vì vậy hầu như ít người mua bảo hiểm đề nghị hủy bỏ hợp đồng.

Trước đây, tại Thông tư 22/2016/TT-BTC quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, có quy định về các trường hợp hủy bỏ hợp đồng trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, tuy nhiên, cho đến khi Thông tư 04/2021/TT- BTC hướng dẫn Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ Tài chính ban hành ra đời, thì các quy định này cũng bị bãi bỏ.

Cụ thể, một số trường hợp phổ biến mà hợp đồng bảo hiểm có thể bị hủy bỏ: - Hợp đồng bảo hiểm có thể bị huỷ bỏ do bên tham gia bảo hiểm trong những

trường hợp như: doanh nghiệp bảo hiểm điều chỉnh giá phí bảo hiểm, rủi ro giảm nhưng doanh nghiệp bảo hiểm từ chối khơng giảm phí bảo hiểm, … - Doanh nghiệp bảo hiểm cũng có quyền đơn phương huỷ bỏ hợp đồng trong

những trường hợp khách hàng khơng thanh tốn phí bảo hiểm, khai báo rủi ro khơng chính xác, …

- Hợp đồng bảo hiểm bị huỷ bỏ do sự thoả thuận của hai bên trong các trường hợp: Thay đổi chỗ ở, hồn cảnh gia đình, nghề nghiệp, về hưu, ...

Trong những trường hợp đơn phương huỷ bỏ hợp đồng, bên đơn phương phải thông báo cho bên kia biết. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho phía bên kia thì phải bồi thường.

vụ cơ bản thì đều là điều kiện hủy bỏ hợp đồng. Nếu thuộc trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng thì bên bị vi phạm khơng được hủy hợp đồng. Các trường hợp được miễn trách nhiệm trong hợp đồng:

- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận - Xảy ra sự kiện bất khả kháng

- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của của bên kia.

Luật pháp về bảo hiểm nhân thọ tại các nước (cụ thể là Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada, Australia, ...) đều công nhận quyền được hủy bỏ trước hạn hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của người tham gia bảo hiểm (chủ hợp đồng Policy Owner), sau khi người đó đã thơng báo bằng văn bản cho cơng ty bảo hiểm về ý định của mình.

Tuy nhiên, trong trường hợp tự ý huỷ bỏ trước hạn hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, người tham gia bảo hiểm sẽ không được hồn lại các khoản phí đã đóng (trừ trường hợp hủy trong thời gian cân nhắc 21 ngày), mà chỉ nhận được một khoản tiền được gọi là giá trị hoàn lại (Cash Surrender Value) hoặc giá trị tài khoản hợp đồng (Account Value) (tùy loại sản phẩm, nếu có hình thành, tại thời điểm hủy hợp đồng).

Ví dụ về tất toán hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trước thời hạn. Chị Nhi đã

thông qua ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, đầu tháng 7.2019, chị ký hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam mang tên “Pru Khởi đầu linh hoạt”. Giá trị phí bảo hiểm đóng theo năm gần 60,6 triệu đồng và tổng cộng sau 2 năm, số phí chị đã đóng hơn 121 triệu đồng. Hợp đồng này có giá trị trong 10 năm. Tuy nhiên, vì lý do riêng, chị muốn tất toán hợp đồng nhưng khi liên hệ với tổng đài của công ty Prudential Việt Nam và được thông báo số tiền sẽ nhận được sau 2 năm tham gia chỉ hơn 36 triệu đồng, mất đến 84 triệu đồng so với số tiền đã đóng.

Mặt khác, nếu chị đóng tổng cộng sau 10 năm với số tiền lên gần 606 triệu đồng thì khi đó chị tất tốn hợp đồng, số tiền nhận được cũng chỉ là 520 triệu đồng, tương đương khoảng 85%. Và để nhận lại được tồn bộ số tiền đã đóng cộng với bảo tức được tích lũy thì chị T.T. Nhi phải đợi thêm 5 năm sau đó, lên tổng cộng 15 năm.

Theo Prudential, hợp đồng bảo hiểm của khách hàng đang ở giữa năm hợp đồng thứ 2 nên chưa có giá trị hồn lại. Bên cạnh đó, thời gian đóng phí bảo hiểm là 10 năm và thời hạn hợp đồng bảo hiểm là 15 năm, nghĩa là từ năm thứ 11, khách hàng khơng cần đóng phí mà vẫn được hưởng tất cả quyền lợi bảo hiểm.

Do đó, khách hàng nên đọc kỹ hợp đồng bảo hiểm để tránh những rủi ro trong thời gian thực hiện hợp đồng dẫn đến phải hủy bỏ hợp đồng

2. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm

Chấm dứt hợp đồng là kết thúc việc thực hiện các thỏa thuận mà các bên đã đạt được khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, làm cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng ngừng hẳn lại, bên có nghĩa vụ khơng có trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ và bên có quyền khơng thể buộc bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ được nữa. Hợp đồng bảo hiểm được chấm dứt theo các trường hợp được quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 23, 24 của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000.

Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây: 1. Hợp đồng đã được hoàn thành;

2. Theo thỏa thuận của các bên;

3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng khơng cịn;

6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này; 7. Trường hợp khác do luật quy định.”

Điều 23 và 24 trong Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2000 thì quy định:

“Điều 23. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm

1. Bên mua bảo hiểm khơng cịn quyền lợi có thể được bảo hiểm;

2. Bên mua bảo hiểm khơng đóng đủ phí bảo hiểm hoặc khơng đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;

3. Bên mua bảo hiểm khơng đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.” “Điều 24. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm

1. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm phải hồn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. 2. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại

khoản 2 Điều 23 của Luật này, bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.

3. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm cho đến hết thời gian gia hạn theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.

4. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Như vậy, hậu quả pháp lý tương ứng với từng trường hợp như sau: Nếu hợp đồng chấm dứt trong trường hợp bên mua bảo hiểm khơng cịn quyền lợi có thể được bảo hiểm, thì doanh nghiệp bảo hiểm phải hồn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm tương ứng

đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. Nếu hợp đồng chấm dứt trong trường hợp bên mua bảo hiểm khơng đóng đủ phí bảo hiểm hoặc khơng đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm (trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác), thì bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm (không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người). Nếu hợp đồng chấm dứt trong trường hợp bên mua bảo hiểm khơng đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm cho đến hết thời gian gia hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm (không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người). Nếu hợp đồng bảo hiểm chấm dứt theo quy định của Bộ luật dân sự thì hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.

Như trong phần hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đã đề cập, trong thực tế hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm ít khi xảy ra, vì vậy các hiện tượng chấm dứt hợp đồng thường là:

- Hợp đồng đã hoàn thành, tổn thất bảo hiểm đã xảy ra và doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện đầy đủ cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Bài tập lớn Pháp luật kinh doanh quốc tế Đề tài Hợp đồng bảo hiểm FTU (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)