Phân tích nhân tố khám phá (EFA) đối với các thành phần tác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường sự hài lòng của người xem tại thành phố hồ chí minh đối với các chương trình truyền hình thực tế việt nam (Trang 48)

4.3 Kiểm định mơ hình đo lường

4.3.2.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) đối với các thành phần tác

sự hài lòng và sự hài lòng của khán giả

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy tất cả 24 biến quan sát của 05 nhân tố tác động sự hài lòng và thành phần đo lường sự hài lòng của khán giả gồm 3 biến quan sát vẫn giữ nguyên 01 nhân tố tại hệ số Eigenvalue = 1.101 và phương sai trích được là 61.660%.

Tuy nhiên, biến HUUHINH5 (chất lượng cảm nhận hữu hình) do có hệ số tải nhân tố giữa các nhân tố gần bằng nhau (hệ số tải nhân tố 1 là 0.434 và hệ số tải nhân tố 2 là 0.445), nên biến này bị loại.

Sau khi loại biến HUUHINH5, kết quả EFA cũng trích được 5 nhân tố thang đo chất lượng truyền hình thực tế Việt Nam và 1 nhân tố đo lường sự hài lòng của khán giả. Hệ số KMO = 0.911 nên EFA phù hợp với dữ liệu và thống kê Chi-quare của kiểm định Bertlett đạt giá trị 3220.037 với mức ý nghĩa 0.000; Do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể; Phương sai trích được là 62.328% thể hiện rằng 06 nhân tố rút ra được giải thích 62.328% biến thiên của dữ liệu, tại hệ số Eigenvalue = 1.070. Do vậy, các thang đo rút ra là chấp nhận được. Các thang đo có biến quan sát bị EFA loại, hệ số Cronbach Alpha được tính lại, kết quả cũng đạt được yêu cầu về độ tin cậy (xem phụ lục…)

Như vậy, thang đo các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khán giả đối với các chương trình truyền hình thực tế Việt Nam gồm 05 nhân tố với 23 biến quan sát. Thành phần đo lường sự hài lòng của khán giả giữ nguyên 01 nhân tố với 03 biến quan sát. Các nhân tố trích ra đều đạt độ tin cậy và giá trị.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường sự hài lòng của người xem tại thành phố hồ chí minh đối với các chương trình truyền hình thực tế việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)