- Chọn chế độ hàn (Ih, Uh, Vh, dđ) và lưu lượng khí bảo vệ thích hợp với chiều
2.1. Chuẩn bị phôi hàn
2.1.1 Đọc bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật:
- Kim loại mối hàn bám đều hai cạnh
+ Làm sạchvật hàn.
Sau khi chuẩn bị liên kết ta tiến hành làm sạch về hai phía của mép vật hàn từ 20 ÷ 30 mm bằng các phương pháp: Làm sạch cơ học hoặc hoá học. 2.1.2. Gá phơi và hàn đính.
Hình 5.1 Liên kết hàn 2F
- Sau khi kiểm tra phôi xong ta tiến hành đặt phơi lên bàn gá như hình vẽ - Chọn thơng số hàn đính
- Tiến hành hàn đính khoảng cách từ mép vật hàn đến mối đính là 10mm, chiều dài của các mối đính là 15mm, khoảng cách giữa các mối đính nhỏ hơn 300 mm.
2.2. Dụng cụ thiết bị hàn, vật liệu hàn.
- Sử dụng loại thiết bị hàn TIG như TIG 300 P hoặc các thiết bị hàn TIG có dịng tối đa từ 250 A trở lên, các phụ kiện đi kèm đúng chủng loại, kích cỡ, tình trạng hoạt động tốt. Các dụng cụ sử dụng tương tự khi hàn hình thành đường hàn trên mặt tấm phẳng,cần chú ý có thêm dưỡng kiểm tra mối hàn.
Hình 5.2 Thiết bị, dụng cụ hàn TIG
- Chọn vật liệu dây hàn phụ căn cứ vào vật liệu cơ bản, kích thước phù hợp với chiều dày vật hàn.
- Phôi liệu: Thép CT35, phơi sau khi được cắt đúng kích thước, mài sửa mép theo đúng yêu cầu (nếu cần) sau đó làm sạch tồn bộ sạch mép hàn và xung quanh mép hàn.
* Yêu cầu mép vát đúng kích thước, mép hàn phải thẳng, phẳng, lớp ơxít bụi bẩn cần được loại bỏ, điện cực được mài đúng góc vát, đảm bảo mũi nhọn thẳng tâm.
- Dây hàn phụ: ER70SG
- Điện cực hàn: WonframThozi 2%, được mài nhọn đầu.